8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện về mặt nội dung hệ thống
3.2.1.1. Xây dựng các nhân tố xếp hạng chính cho từng nhóm ngành cụ thể
Hiện tại các nhân tố xếp hạng chính được VCB sử dụng chung cho 52 ngành kinh tế với điểm số và tỷ trọng được thay đổi tùy theo tính chất của từng ngành, từng loại hình doanh nghiệp, điều này có thể làm cho kết quả xếp hạng thiếu chính
xác. Do đó, trong thời gian tới, VCB nên xây dựng các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp theo từng nhóm ngành cụ thể để đảm bảo đo lường rủi ro hoạt động cũng như tài chính của doanh nghiệp chính xác hơn. Ví dụ, đối với nhóm ngành sản xuất/thương mại hàng tiêu dùng, có thể bổ sung thêm 04 nhân tố xếp hạng chính để đo lường rủi ro kinh doanh và rủi ro hoạt động đối với nhóm ngành này, bao gồm: (1) Quy mô và mức đa dạng hóa, (2) Sức mạnh thương hiệu, (3) Khả năng sinh lợi và tính biến động của sản phẩm – dùng để đo lường rủi ro kinh doanh, (4) Đòn bẩy, tính thanh khoản và khả năng hoàn trả lãi vay – dùng để đo lường rủi ro hoạt động.
3.2.1.2. Hoàn thiện chƣơng trình chấm điểm
Hỗ trợ việc nhập số liệu trong quá trình chấm điểm
Hệ thống XHTD của VCB chưa hỗ trợ việc nhập BCTC nên nhân viên phải nhập tay từng chỉ tiêu nên mất nhiều thời gian và thiếu chính xác. Qua tìm hiểu từ hệ thống XHTD của một số TCTD khác, VCB cần cải tiến chương trình chấm điểm để có thể nhập thông tin tài chính tự động từ file exel như sau: CBTD trong quá trình làm tờ trình tín dụng đã phải nhập BCTC do khách hàng cung cấp vào file excel được thiết kế theo dạng chuẩn để phục vụ cho việc làm tờ trình tín dụng. Từ file excel này phòng công nghệ của VCB cần nghiên cứu thiết kế file excel chuẩn để lấy dữ liệu từ BCTC khách hàng chuyển đổi thành dạng dữ liệu đầu vào cho hệ thống XHTD. Sau đó là thiết kế chương trình xếp hạng có khả năng nhập dữ liệu đầu vào từ file excel theo dạng chuẩn. Như vậy thì sau khi CBTD nhập BCTC của khách hàng vào file excel để làm báo cáo thẩm định thì có thể sử dụng để nhập dữ liệu tài chính vào hệ thống chấm điểm một cách nhanh chóng rút ngắn được thời gian nhập số liệu và đồng nhất số liệu giữa việc thẩm định đưa ra quyết định cấp tín dụng và chấm điểm XHTD khách hàng.
Đối với các chỉ tiêu chỉ cần nhập một lần trong quá trình chấm điểm hoặc những thông tin có tính kế thừa như nêu tại phần hạn chế Chương 2 thì để đỡ mất thời gian nhập lại những thông tin này, cải tiến chương trình tự động lấy lại và hiển
thị những thông tin này của khách hàng từ kỳ chấm điểm liền kề trước đó cho CBTD kiểm tra. Nếu những thông tin này có thay đổi thì CBTD sẽ cập nhật sửa đổi vào hệ thống, còn không thì sẽ tiếp tục sử dụng để giảm bớt thời gian cho quá trình nhập liệu.
Cho phép nhập BCTC doanh nghiệp hàng quý/bán niên
Hiện tại do hệ thống XHTD chỉ chấm dựa trên BCTC năm. Trong suốt năm tài chính đánh giá XHTD thì các chỉ tiêu tài chính được tính toán trên báo cáo của số cuối kỳ năm trước. Vì vậy, các chỉ tiêu tài chính không theo kịp tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tính không chính xác ở những lần XHTD định kỳ trong năm.
Để việc chấm điểm XHTD được chính xác hơn cần cải tiến hệ thống XHTD VCB theo hướng có thể cập nhật thông tin tài chính theo qúy hoặc bán niên, cụ thể như sau: Tại kỳ chấm điểm XHTD hệ thống hỗ trợ cho phép CBTD nhập BCTC quý gần nhất của doanh nghiệp tại thời điểm đó để cập nhật thông tin khách hàng được khách quan hơn, còn nếu doanh nghiệp không có BCTC tại thời điểm chấm điểm thì vẫn lấy BCTC năm trước.
Phần mềm hóa sổ tay hƣớng dẫn chấm điểm XHTD (Nội dung hƣớng dẫn thực hiện chấm điểm đƣợc hiển thị trên hệ thống chấm điểm tƣơng ứng với mỗi chỉ tiêu chấm điểm)
Sổ tay hướng dẫn chấm điểm XHTD hiện tại của VCB chưa được phần mềm hóa nên không thuận tiện cho CBTD khi cần truy cập nội dung hướng dẫn và không đảm bảo việc cập nhật những thay đổi của hướng dẫn chấm điểm được đầy đủ, tức thời. Vì vậy để nâng cao hiệu quả của hệ thống XHTD VCB cần phải phần mềm hóa sổ tay hướng dẫn chấm điểm XHTD và tích hợp hướng dẫn chấm điểm XHTD vào chương trình chấm điểm để CBTD có thể vừa chấm điểm vừa truy xuất nội dung hướng dẫn. Điều này ngoài việc giúp CBTD truy cập nội dung hướng dẫn xếp hạng được thuận tiện thì việc phần mềm hóa nội dung hướng dẫn chấm điễm cũng giúp việc truy cập nội dung hướng dẫn nhanh hơn rất nhiều vì có thể thiết kế phân
chia nội dung hướng dẫn theo từng đối tượng khách hàng đến từng nhóm chỉ tiêu và các chỉ tiêu cụ thể. Bên cạnh đó thì việc đưa nội dung hướng dẫn chấm điểm vào chương trình cũng giúp nội dung hướng dẫn được chuẩn mực và cập nhật tức thời cho tất cả nhân viên trên toàn hệ thống vì khi có bất kỳ sự thay đổi nào thì hệ thống cũng có thể cập nhật và thông báo cho toàn bộ người sử dụng.
3.2.1.3. Hoànthiện hệ thống các chỉ tiêu phân tích
Các chỉ tiêu tài chính
Như đã phân tích trong phần hạn chế ở chương 2, các nhóm chỉ tiêu tài chính đang được VCB áp dụng trong việc đánh giá xếp hạng doanh nghiệp bao gồm 4 nhóm chỉ tiêu: nhóm chỉ tiêu thanh khoản, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu cân nợ và nhóm chỉ tiêu thu nhập. Đây là các nhóm chỉ tiêu được xây dựng trên cơ sở quyết định 57 ngày 24/01/2002 của NHNN và tương đối đầy đủ theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là các CTCP, VCB nên bổ sung thêm một số các chỉ tiêu mới, cụ thể như sau:
Bổ sung thêm nhóm chỉ tiêu giá trị thị trường của doanh nghiệp (thực hiện khi đánh giá loại hình CTCP đại chúng và đặc biệt thích hợp khi so sánh các công ty có tài sản vô hình đáng kể) bao gồm 2 chỉ tiêu (1) Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu và (2) Tỷ số P/E được xác định cụ thể như sau:
- Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu: được xác định thông qua giá trị thị trường nợ và vốn cổ phần của doanh nghiệp;
- Chỉ số P/E = Giá trị thị trường mỗi cổ phần/EPS.
Các chỉ tiêu phi tài chính
Nhóm chỉ tiêu phi tài chính đang được VCB áp dụng để đánh giá xếp hạng bao gồm 5 nhóm. Các nhóm chỉ tiêu này tương đối đầy đủ có thể phản ánh sát thực về các rủi ro liên quan đến doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, về trình độ quản lý và môi trường nội
bộ, về môi trường của ngành cần được bổ sung nhằm tăng tính chính xác của việc phân tích xếp hạng.
Chỉnh sửa và bổ sung nhóm chỉ tiêu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể là vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp - Lược bỏ chỉ tiêu không cần thiết như: lợi thế vị trí kinh doanh vì đã bao hàm
trong chỉ tiêu lợi thế kinh doanh; - Bổ sung thêm các chỉ tiêu về:
+ Vị thế sản phẩm (dựa vào chất lượng, giá cả, danh tiếng nhãn hiệu); + Năng lực sản xuất;
+ Ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất: công nghệ rất quan trọng trong nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Do đó, doanh nghiệp nào nhạy bén trong đầu tư đổi mới công nghệ sẽ nâng cao được vị thế cạnh tranh của mình.
Việc bổ sung 3 chỉ tiêu để phân tích vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp có ý nghĩa giúp VCB đánh giá tình hình cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường mạnh hay yếu và khả năng đứng vững của doanh nghiệp trước những áp lực cạnh tranh, bởi tình hình cạnh tranh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp và do đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.
- Bổ sung chỉ tiêu đánh giá khả năng chịu đựng của doanh nghiệp trước những biến động của môi trường kinh tế: như biến động của lãi suất và tỷ giá hối đoái, lạm phát, suy giảm kinh tế, ...
Bổ sung nhóm chỉ tiêu trình độ quản lý và môi trường nội bộ
Hiện nay, việc đánh giá trình độ quản lý và môi trường nội bộ phụ thuộc khá nhiều sự đánh giá chủ quan của người phân tích. Do vậy, trong thời gian tới, VCB nên nỗ lực lượng hóa các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản trị điều hành của doanh nghiệp, chẳng hạn VCB có thể chọn các chỉ tiêu sau đây để đánh giá chất lượng quản trị điềuhành của doanh nghiệp: (1) tốc độ tăng năng suất lao động; (2) tốc độ tăng tiền lương bình quân; (3) hiệu suất sử dụng lao động; (4) giá vốn hàng bán/doanh thu thuần, (5) chi phí bán hàng/doanh thu thuần. Các chỉ tiêu này cho
thấy khả năng quản trị và tổ chức mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, hợp lý hay không và mức độ như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Bổ sung nhóm chỉ tiêu về các nhân tố ảnh hưởng đến ngành
Ngoài những đánh giá về triển vọng ngành, khả năng gia nhập ngành của các doanh nghiệp mới, các chính sách khuyến khích hỗ trợ của Nhà nước, lợi thế về các yếu tố đầu vào, nguồn nhân lực, VCB nên bổ sung thêm các chỉ tiêu đánh giá tác động của môi trường xung quanh đến sự phát triển của ngành và khả năng phát triển của ngành trước những biến động kinh tế vĩ mô, cụ thể như sau:
- Tác động của môi trường xung quanh đến sự phát triển của ngành: xem xét mức tác động của các ngành khác đến hoạt động của ngành (chẳng hạn như ngành điện, xăng dầu luôn có tác động đến các ngành kinh doanh khác); - Khả năng phát triển của ngành trước những biến động kinh tế vĩ mô: việc
thực thi các chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, tình hình biến động lạm phát, lãi suất… là những yếu tố luôn có những tác động bất ngờ đến sự phát triển của một ngành. Do đó ngành nào có các nền tảng kinh doanh càng vững vàng thì sẽ có khả năng chịu đựng trước các biến động của các yếu tố kinh tế vĩ mô.
3.2.1.4. Hoàn thiện phƣơng pháp XHTD
Hiện nay, VCB cũng như một số NHTM khác đang sử dụng kết hợp phương pháp phân tích định lượng và phân tích định tính để xếp hạng khách hàng. Tuy nhiên, để đảm bảo cho việc xếp hạng được thực hiện chính xác, tin cậy hơn nữa đòi hỏi VCB phải từng bước hoàn thiện phương pháp đánh giá của mình, cụ thể:
Để nâng cao hiệu quả và tính chính xác trong phân tích định lượng các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp thì VCB định kỳ nên thực hiện một cuộc điều tra thống kê về một mẫu các doanh nghiệp trong cùng một ngành nghề. Mẫu điều tra phải có tính đại diện cao cho các doanh nghiệp lành mạnh và các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả trong cùng một ngành nghề. Các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp
trí về tình hình tài chính của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trong mẫu điều tra. sau đó, căn cứ vào con số tỷ lệ % này và tiêu chuẩn trung bình ngành mà VCB sẽ có nhận định đầy đủ hơn về mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
Tương tự, đối với phân tích định tính các chỉ tiêu phi tài chính, VCB nên thành lập nhóm nghiên cứu kết hợp với các chuyên gia có kinh nghiệm trong nhiều ngành và trong lĩnh vực tư vấn tài chính, thường xuyên cung cấp những bài nghiên cứu và dự báo về biến động môi trường kinh tế, triển vọng và phát triển của ngành, tiềm năng sản phẩm của ngành…. Dựa vào những thông tin trên mà CBTD sẽ có cái nhìn toàn diện và đúng đắn hơn trong việc phân tích về ngành của doanh nghiệp đang hoạt động. Có như vậy, việc XHTD mới thực sự là công cụ hạn chế rủi ro hữu dụng trong hoạt động tín dụng và là căn cứ để định giá theo rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải.
Ngoài ra, để hạn chế tình trạng tiêu cực trong đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính, trong thời gian tới cần xây dựng cơ sở dữ liệu đối với doanh nghiệp vay vốn, làm cơ sở áp dụng các mô hình kinh tế lượng và thống kê xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc tham khảo kết quả xếp hạng của CIC, các tổ chức XHTD độc lập có uy tín và của các ngân hàng khác cũng là một giải pháp hiệu quả hạn chế tình trạng này.
3.2.1.5. Hoàn thiện quy trình xếp hạng tín dụng
Hiện tại, quy trình xếp hạng đối với doanh nghiệp tại VCB tương đối hoàn thiện và được các NHTM đang áp dụng để phân tích đánh giá doanh nghiệp. Tuy nhiên, để nâng cao tính chính xác của kết quả XHTD thì quy trình cần đảm bảo các giai đoạn như: thu thập thông tin, chọn lọc và xử lý thông tin, đánh giá sự phù hợp và kiểm tra tính chính xác của kết quả xếp hạng. Do vậy, tác giả xin đề xuất các bước của quy trình xếp hạng như sau:
Bước 1: Thu thập – Phân tích- Xử lý thông tin
Thông tin là căn cứ quan trọng ảnh hưởng kết quả xếp hạng tín dụng. VCB nên thu thập và tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn: thông tin từ BCTC do khách
hàng cung cấp, phỏng vấn trực tiếp khách hàng, thông tin từ CIC, báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp….. Sau đó, tiến hành phân tích chọn lọc xử lý các thông tin cần thiết cho việc đánh giá xếp hạng.
Bước 2: Xác định ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức và môi trường kiểm soát của DN
Bước 3: Chấm điểm quy mô của doanh nghiệp
Bước 4: Phân tích đặc thù ngành và chấm điểm vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong bước này, các tỷ số tài chính cũng được tính toán, phân tích và điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù ngành và quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính
Bước 6: Phân tích và chấm điểm chất lượng quản trị điều hành của doanh nghiệp
Bước 7: Phân tích và chấm điểm mức độ rủi ro ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động.
Bước 8: Chấm điểm khả năng trả nợ của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ, chiều hướng tăng trưởng, cấu trúc vốn và uy tín trong giao dịch với ngân hàng của doanh nghiệp
Bước 9: Ước lượng xác suất vỡ nợ đối với khách hàng Bước 10: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng
Bước 11: Kiểm tra lại kết quả xếp hạng và đưa ra quyết định xếp hạng sau cùng. Ở bước này, ngân hàng cũng nên tham khảo kết quả XHTD doanh nghiệp của các công ty xếp hạng có uy tín, chuyên nghiệp và của các ngân hàng khác trước khi ấn định mức hạng tín dụng sau cùng của doanh nghiệp (nếu có).