Kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Viê ̣t Nam 80

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh biên hòa (Trang 82 - 89)

3.3.2.1 Kiến ngh vi Nhà Nước, Chính ph

Muốn khai thác hết tiềm năng này và nâng sức cạnh tranh thu hút vốn từ thị trường quốc tế, Nhà nước cần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, hoàn thiện môi trường pháp lý trong lĩnh vực Ngân hàng, củng cố lại hệ thống NHTM.Đối với Việt Nam hiện nay thì những điều kiện quan trọng để tạo nên sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là: ổn định chính trị, ổn định tiền tệ và có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn.

- Ổn định chính trị

Duy trì sự ổn định chính trị là điều kiện quan trọng thúc đẩy huy động vốn có hiệu quả. Một nền chính trị được kiến tạo vững chắc, có thiết chế hợp lý, được

quần chúng nhân dân tin yêu và hoàn toàn ủng hộ thì những chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực huy động vốn sẽ dễ dàng được thực hiện. Ngược lại, sự bất ổn định về chính trị xã hội sẽ tạo nên những hoài nghi của dân chúng cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước về chế độ, chính sách và làm cho họ e ngại trong khi bỏ vốn đầu tư. Tı̀nh hı̀nh biến đô ̣ng chı́nh tri ̣ ở Biển Đông hiê ̣n nay ảnh hưởng đến hoa ̣t đô ̣ng của các doanh nghiê ̣p vừa gây tâm lý hoang mang lo lắng cho người dân vı̀ vâ ̣y Chı́nh phủ cần theo dõi sát sao và ki ̣p thời đối với vấn đề này.

- Ổn định tiền tệ

Khi lòng tin của dân chúng vào sự ổn định của đồng tiền Việt Nam được nâng cao thì công tác huy động vốn sẽ thuận lợi hơn. Người dân sẽ an tâm hơn khi gửi tiền với kỳ hạn dài vào các định chế tài chính trong nền kinh tế. Muốn vậy đòi hỏi Nhà nước cần duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý, đảm bảo lãi suất thực “ dương” cho người gửi tiền; có chính sách tỷ giá ổn định và linh hoạt, tránh các đột biến làm giảm sức mua của nội tệ. Ổn định chính sách tiền tệ làm cho nền kinh tế phát triển ổn định, hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng nhất là rủi ro tín dụng. Do đó ngân hàng sẽ mạnh mẽ hơn trong việc cho vay, đặc biệt là cho vay trung và dài hạn.

- Có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn

Chính phủ cần có các chính sách tiết kiệm và đầu tư một cách phù hợp, giảm bớt hệ thống quản lý hành chính cồng kềnh, tăng cường tính độc lập của NHNN trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia sao cho phù hợp và gắn liền với thực tiễn. Nhà nước cũng cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt là ở các doanh nghiệp Nhà nước bằng cách đầy mạnh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp. Tránh tình trạng đầu tư dàn trải, tham ô, lãng phí, lãi giả lỗ thật... làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân với chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.

- Do tình hình kinh tế - xã hội phát triển nhanh chóng, nhiều quan hệ xã hội mới phát sinh trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng pháp luật để tạo ra môi trường pháp lý ổn định cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà hệ thống pháp luật nước ta chưa thật đồng bộ, chưa thực sự là chỗ dựa pháp lý cho các nhà kinh doanh. Do

đó, xin kiến nghị với Chính phủ cần có những biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo luật pháp phải được thực hiện một cách nhất quán và triệt để. Riêng đối với lĩnh vực ngân hàng yêu cầu tăng cường pháp chế trên lĩnh vực hoạt động ngân hàng đáp ứng yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện - hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế thế giới. Chính phủ cần ban hành kịp thời những văn bản pháp luật quy định và hướng dẫn thi hành những điều luật mới phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế.

- Tạo các điều kiện và các quy định pháp lý để thúc đẩy thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, hiệu quả nhằm tạo điều kiện cho các NHTM thu hút vốn trung và dài hạn. Với cơ chế huy động vốn như hiện nay thì không thể đáp ứng theo yêu cầu đầu tư trung và dài hạn, đồng thời không tạo điều kiện thu hút và sử dụng tốt nguồn vốn từ bên ngoài vào Việt Nam. Thị trường chứng khoán - nếu thực sự phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn trung và dài hạn thông qua việc phát hành chứng khoán, các nhà đầu tư cũng có thể chuyển chứng khoán của mình thành tiền mặt một cách dễ dàng và nhanh chóng.

- Củng cố lại hệ thống NHTM

Để nâng cao chất lượng hoạt động và tiến tới hội nhập với NHTM trong khu vực và trên thế giới thì việc cải cách và củng cố lại hệ thống NHTM Việt Nam là rất cần thiết. Nhà nước cần củng cố theo hướng sau:

- Đối với NHTM quốc doanh: Nhà nước cần cấp đủ, bổ sung thêm vốn điều lệ để tăng năng lực tài chính cũng như tăng sức mạnh cạnh tranh để hoà nhập với xu thế chung của các NHTM trong khu vực; cần có sự tách bạch giữa cho vay chính sách và cho vay thương mại, trừ một số trường hợp nhất định; việc tái cấp vốn phải căn cứ vào thực trạng hoạt động của NHTM theo tiêu chuẩn quốc tế để có báo cáo chính xác với NHNN và Bộ tài chính.

- Đối với các NHTM ngoài quốc doanh: Nhà nước cần có sự quản lý, thanh tra giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các NHTM này.

3.3.2.2 Kiến nghđối vi Ngân hàng Nhà nước Viêt Nam ̣

- Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện chính sách tiền tệ một cách đồng bộ, sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ một cách linh hoạt nhằm điều hoà hợp lý lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, thực hiện chính sách lãi suất tự do theo thị trường, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại nâng cao hiệu quả huy động vốn. Đặc biệt ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm có liên quan đến lĩnh vực huy động vốn. Các văn bản cần thông thoáng, linh hoạt, phù hợp với thực tế và được áp dụng thống nhất tại các ngân hàng.

- Hiện nay, trước tình hình tỷ giá biến động đã gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và cả ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng Nhà nước cần theo dõi chặt chẽ những tín hiệu của thị trường, từ đó đề xuất và thực hiện các chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

- Cũng như kiến nghị đối với Chính phủ, đó là ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu để mở rộng thêm nhiều loại hàng hoá như các loại trái phiếu, các loại chứng khoán do tổ chức tín dụng phát hành... có thể sử dụng trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở. Đây cũng là cơ sở để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại thông qua nghiệp vụ thị trường mở.

- Ngân hàng Nhà nước nên tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại hợp tác và cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng, nhất là giữa các ngân hàng thương mại quốc doanh và ngân hàng thương mại cổ phần. Duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, thích hợp bằng cách NHNN tăng cường kiểm soát việc cho ra đời các tổ chức tín dụng mới cũng như việc mở thêm chi nhánh và các phòng giao dịch của tổ chức tín dụng.

- NHNN cần tăng cường phối hợp tốt với các ngành quản lý quỹ đầu tư nước ngoài, quỹ viện trợ từ các tổ chức Chính phủ và phi chính phủ nước ngoài, nhằm động viên mọi nguồn vốn nước ngoài chảy qua “kênh” NHTM.

Trong chương này, luâ ̣n văn đã nêu ra các nhóm giải pháp chủ yếu mang tı́nh đồng bô ̣ để nâng cao hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng huy đô ̣ng vốn với các giải pháp nhằm tăng quy mô huy đô ̣ng vốn, giảm chi phı́ lãi và các nhóm giải pháp hỗ trợ nhằm giải quyết những ha ̣n chế còn tồn đo ̣ng của VCB Biên Hòa. Đồng thời luâ ̣n văn cũng nêu mô ̣t số kiến nghi ̣ với Nhà nước, Chı́nh Phủ, NHNN, VCB trung ương và VCB Biên Hòa nhằm ta ̣o những hành lang pháp lý đồng bô ̣, cải tiến quy trı̀nh, xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp trên cơ sở đó VCB Biên Hòa có thể nâng cao hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng huy đô ̣ng vốn của mı̀nh.

KẾT LUẬN

Mỗi ngân hàng đều có chính sách huy động vốn riêng của mình tuỳ thuộc vào nhu cầu và mục đích hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên thì không phải lúc nào và bao giờ ngân hàng cũng có thể thực hiện được theo đúng như yêu cầu của mình đã đặt ra, bởi lẽ hoạt động ngân hàng có liên quan trực tiếp tới hoạt động nền kinh tế, nó là thước đo “sức khoẻ” của nền kinh tế, mọi sự biến động của tình hình kinh tế xã hội đều ít nhiều tác động đến hoạt động ngân hàng.

Luâ ̣n văn đươ ̣c thực hiê ̣n trên cơ sở phân tı́ch tı̀nh hı̀nh huy đô ̣ng vốn thực tế ta ̣i chi nhánh ngân hàng nơi tác giả làm viê ̣c để từ đó đa ̣t được kết quả sau:

Bằng lý luâ ̣n đã làm rõ hoa ̣t đô ̣ng huy đô ̣ng vốn của ngân hàng thương ma ̣i, các hı̀nh thức huy đô ̣ng vốn, vai trò của hoa ̣t đô ̣ng huy đô ̣ng vốn đối với ngân hàng, đưa ra các chı̉ tiêu đánh giá hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng huy đô ̣ng vốn của ngân hàng và các nhân tố ảnh hưởng đến hiê ̣u quả huy đô ̣ng vốn.

Trên cơ sở thực tế kết quả kinh doanh, thực tra ̣ng hoa ̣t đô ̣ng huy đô ̣ng vốn trong 3 năm ta ̣i VCB Biên Hòa để đánh giá hiê ̣u quả trong hoa ̣t đô ̣ng huy đô ̣ng vốn, những tồn ta ̣i và nguyên nhân của nó.

Luâ ̣n văn đưa ra mô ̣t số giải pháp nhằm nâng cao hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng huy đô ̣ng vốn ta ̣i VCB Biên Hòa

Để huy động được nguồn vốn đảm bảo chất lượng và số lượng vốn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong quá trình hoạt động của các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, việc huy động vốn trong nền kinh tế đang gặp phải không ít khó khăn và thách thức, bắt buô ̣c mỗi ngân hàng xây dựng hướng đi riêng phù hợp với đă ̣c điểm cũng như thế ma ̣nh của ngân hàng mı̀nh. Trong các nhóm giải pháp mà luâ ̣n văn đề câ ̣p, tác giả chú tro ̣ng đến các giải pháp nhằm mở rô ̣ng quy mô huy đô ̣ng vốn nhằm gia tăng thi ̣ phần, và nhóm giải giảm chi phı́ huy đô ̣ng vốn trên cơ sở rà soát những khoản ưu đãi phı́ đối với khách hàng lớn và khuyến khı́ch sử du ̣ng những di ̣ch vu ̣ ngân hàng điê ̣n tử…từ đó sẽ khắc phu ̣c những tồn ta ̣i ha ̣n chế của chi nhánh trong thời gian qua hướng đến mu ̣c tiêu nâng cao hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng huy đô ̣ng vốn của VCB Biên Hòa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Phan Thi ̣ Thu Hà (2004), “Giáo trı̀nh ngân hàng thương ma ̣i”, NXB Thống kê, Hà Nôi.

2. TS. Lê Thi ̣ Tuyết Hoa (2011), “Tiền tê ̣ ngân hàng”, NXB Phương Đông 3. TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), “Nghiê ̣p vu ̣ ngân hàng thương ma ̣i”, NXB Thống kê, Hà Nô ̣i

4. Peter S.Rose (2001), “Quản tri ̣ ngân hàng thương ma ̣i”, NXB Tài chı́nh 5. Ngân hàng TMCP Ngoa ̣i thương Viê ̣t Nam, “Báo cáo kết quả kinh doanh”, “Báo cáo thường niên”, các năm 2011-2013

6. Ngân hàng TMCP Ngoa ̣i thương Viê ̣t Nam chi nhánh Biên Hòa, “Báo cáo kết quả kinh doanh”, “Báo cáo huy đô ̣ng vốn – sử du ̣ng vốn”, Lưu hành nô ̣i bô ̣. 7. Quốc hô ̣i (2010), “Luâ ̣t các tổ chức tı́n du ̣ng”

8. Ngân hàng Nhà nước (2009), “Thông tư 15/2009/TT-NHNN, tỷ lê ̣ vốn ngắn ha ̣n sử du ̣ng cho vay trung và dài ha ̣n”.

Luâ ̣n văn

9. Lê Thi ̣ Hồng Dung (2014), “Hiê ̣u quả huy đô ̣ng nguồn vốn tiền gửi ta ̣i ngân hàng TMCP Xuất nhâ ̣p khẩu Viê ̣t Nam – Sở giao di ̣ch 1”, luâ ̣n văn tha ̣c sỹ kinh tế. 10. Trần Thi ̣ Thương Huyền (2013), “Hiê ̣u quả huy đô ̣ng vốn ta ̣i ngân hàng thương ma ̣i cổ phần Đầu tư và phát triển Viê ̣t Nam chi nhánh Nam Đồng Nai”, Luâ ̣n văn tha ̣c sỹ kinh tế.

11. Nguyễn Thị Phượng (2012), “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Quy Nhơn” Luận văn thạc sỹ trường Đại học Đà Nẵng.

12. Đinh Văn Thiện (2012), Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng liên doanh Shinham Vina, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. 13. Đỗ Thị Ngọc Trang (2011), Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội- Habubank, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

1. http://www.tapchitaichinh.vn/

2. http://www.nganhang.anet.vn/

3. http://www.vneconomy.vn/

4. http://www.dongnai.gov.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh biên hòa (Trang 82 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)