Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thƣơng mại cổ phầ nÁ Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định giá bất động sản thế chấp tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 26)

Châu

Vào những năm đầu của thập niên 90 của thế kỉ trước khi nền kinh tế Việt Nam bắt đầu mở cửa, một nhóm các nhà giáo đã quyết định rời bục giảng để khởi nghiệp. Không mở công ty sản xuất hay kinh doanh thương mại, vốn đang là phong trào lúc bấy giờ, họ cùng một số doanh nhân quyết định mở ngân hàng. ACB được thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993 và giấy phép số 533/GP-UB do Uỷ ban Nhân dân Tp.HCM cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.

ACB đã dần khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ thống các NHTM Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ, thể hiện qua các cột mốc các giai đoạn:

Giai đoạn 2001 - 2005: Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực: huy động vốn, cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; thanh toán quốc tế và cung ứng nguồn lực tại Hội sở. Năm 2005, ACB và ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thoả thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB.

Giai đoạn 2006 - 2010: Ngày 31/10/2006, ACB được Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp nhận niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội theo quyết định số 21/QĐ-TTGDHN. Năm 2007, ACB thành lập Công ty cho thuê Tài chính ACB, hợp tác với Opening Solutions (OSI) – Thiên Nam nâng cấp TCBS, hợp tác với Microsoft về áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý, hợp tác với SCB về phát hành cổ phiếu. Năm 2008, ACB hợp tác với JCB. Năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực, tác cấu trúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mô hình chi nhánh theo định hướng bán hàng. Hệ thống chấm điểm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp chính thức khiển khai áp dụng trên toàn hệ thống. Năm 2010, ACB tăng cường công tác dự báo tình hình để có các quyết sách phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động. Xây dựng Trung tâm dữ liệu dự phòng đạt chuẩn ở tỉnh Đồng Nai. Phát triển hệ thống kênh phân

phối phi truyền thống như ngân hàng điện tử và bán hàng qua điện thoại (Telesales). Năm 2011: Tháng 01/2011, ACB đã ban hành “Định hướng chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2020”. Trong đó nhấn mạnh đến chương trình chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam và hướng đến áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất. Ngoài ra, ACB cũng triển khai các chương trình quản lý bán hàng Customer Relationship Manager – CRM – áp dụng cho toàn hệ thống. Cuối năm, ACB đã khánh thành Trung tâm Dữ liệu dạng mô-đun – Enterpise Module Data Center – tại TP.HCM với tổng giá trị đầu tư gần 2 triệu USD được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam. Ngoài ra, Trung tâm vàng ACB là đơn vị đầu tiên trong ngành cùng một lúc được tổ chức QMS Australia chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và Tổ chức Công nhân Việt Nam – Accreditation of Việt Nam – công nhận năng lực thử nghiệm và hiệu chuẩn (xác định hàm lượng vàng) đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005. Đây là bước đầu trong định hướng cho Trung tâm Vàng ACB xây dựng Nhà máy tinh luyện vàng và phòng thí nghiệm giám định tuổi vàng theo chuẩn mực quốc tế trong tương lai.

2.1.3. Ngành nghề kinh doanh và mạng lưới hoạt động

Các hoạt động chính của ACB và các công ty con là huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn theo các hình thức tiết kiệm tiền gửi, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế, bao thanh toán, môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ NH khác.

Liên tục trong các năm, ACB mở rộng, nâng cấp mạng lưới giao dịch, hệ thống kênh phân phối. Vào cuối năm 2017, ACB có tổng cộng 354 phòng giao dịch, chi nhánh trải đều khắp các tỉnh thành trên lãnh thổ Việt Nam.

70% 6.25%

8.75%

6.81%

8.19%

Tỷ lệ sở hữu cổ đồng theo nguồn gốc

Sở hữu nhà nước

Sở hữu khác

Standard Chartered Bank (Hong Kong) Ltd.

Standard Chartered APR Ltd.

Dragon Financial Holding Limited

Sở hữu nhà nước

chứng khoáng (ACBS), công ty quản lý và khai thác nợ (ACBA), công ty cho thuê tài chính (ACBL) và công ty quản lý quỹ (ACBC).

Bên cạnh đó ACB phát triển các kênh phụ trợ như Homebanking, Internet Banking, SMS banking, ATM, ACB online … Chính những tiện ích này góp phần gia tăng thu nhập về dịch vụ cho ACB.

2.1.4. Cơ cấu cổ đông tại ACB:

Các cổ đông chính: (tính đến ngày 31/12/2017) tỷ lệ sở hữu chia theo nguồn gốc sở hữu:

Bảng 2.1: Tỷ lệ sở hữu cổ đông của ACB theo nguồn gốc sở hữu

STT LOẠI CỔ ĐÔNG TỶ LỆ SỞ HỮU

1 Sở hữu nhà nước 0%

2 Sở hữu nước ngoài 30%

3 Sở hữu khác 70%

Nguồn: Báo cáo thường niên 2017 của ACB

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tỷ lệ sở hữu cổ đông của ACBtheo nguồn gốcsở hữu

Nguồn: Báo cáo thường niên 2017 của ACB

đều có kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực ngân hàng, đầu tư, tài chính. Với sự góp vốn của 4 cổ đông này, ACB nhận được hỗ trợ tích cực về kỹ năng quản trị, điều hành, nguồn vốn, công nghệ, kỹ thuật, chiến lược kinh doanh, kế hoạch phát triển, mở rộng thị phần,…

Ban điều hành

Các thành viên trong Hội đồng sáng lập, HĐQT và Ban Tổng giám đốc của ACB đều là những người gắn bó lâu năm với ACB từ những năm mới thành lập đến nay. Kinh nghiệm điều hành, quản lý hoạt động trong ngành của các thành viên khá dày dặn và nhạy bén.

+ Hội đồng sáng lập: do Đại hội hồng cổ đông thành lập năm 2008 nhằm tư vấn cho HĐQT, Ban điều hành trong quá trình quản trị, điều hành ngân hàng. Hội đồng sáng lập gồm có 06 thành viên.

+ Hội đồng quản trị: gồm có 12 thành viên, trong đó có 03 thành viên đại diện cho 03 cổ đông nước ngoài, chưa có thành viên độc lập. Định kỳ HĐQT họp 01 tháng / lần về các vấn đề: thảo luận và quyết định về đánh giá tình hình kinh doanh hàng tháng, đề ra các chính sách kinh doanh, mục tiêu hoạt động cụ thể cho tháng tiếp theo, định hướng chiến lược, rà soát danh mục đầu tư, huy động vốn cấp 2, định hướng xử lý rủi ro,..

+ Ban Tổng giám đốc: gồm có 01 Tổng giám đốc và 08 Phó Tổng giám đốc. Tổng Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về hoạt động hằng ngày của ngân hàng. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc, các Giám đốc Khối, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.

Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Bắt đầu kể từ năm 2007, ACB tiến hành tái cấu trúc bộ máy, xây dựng chuẩn hoá các quy trình, thủ tục nhằm quản trị hệ thống minh bạch và hiệu quả hơn. Ủy ban quản lý rủi ro, Hội đồng xử lý rủi ro, Hội đồng đầu tư, Trung tâm thu nợ lần lượt được thành lập nhằm mục đích quản lý, kiểm soát rủi ro, kiểm soát nợ quá hạn, đề ra các phương pháp, kế hoạch hành động. Trong năm 2009, Khối Vận hành được thành lập nhằm tách bạch rõ ràng chức năng kinh doanh và vận hành của các đơn vị trên toàn hệ thống.

Hội đồng Quản lý tài sản Nợ và tài sản Có – ALCO có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của ACB, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

Ban Kiểm soát thực hiện nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước và Điều lệ Ngân hàng trong quản trị và điều hành thông qua việc tham dự các phiên họp và phối hợp hoạt động của Ban kiểm soát với HĐQT, Thường trực Hội đồng quản trị, Ban điều hành.

Ban Kiểm toán nội bộ dưới dự chỉ đạo trực tiếp của Ban kiểm soát, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá độc lập và khách quan hệ thống kiểm tra và kiểm soát nội bộ; đánh giá sự tuân thủ các chính sách và quy định của Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan bên ngoài và của ACB; làm đầu mối rà soát và cung cấp tài liệu, hồ sơ cần xuất trình cho cơ quan thanh tra, đôn đốc và hướng dẫn các đơn vị trong toàn hệ thống hoàn tất khắc phục các kiến nghị của cơ quan thanh tra.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của ACB và P.TĐTS, ACB.

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2017

ACB là một trong số ít những ngân hàng thương mại hiện nay có P.TĐTS hoạt động độc lập với phòng kinh doanh và hoàn toàn không bị ảnh hưởng bới các chỉ tiêu kinh doanh. P.TĐTS tại ACB thuộc quyền chỉ đạo trực tiếp của Ban Tổng Giám Đốc, chủ yếu là quyền trực tiếp từ Phó Tổng Giám Đốc thường trực khi có điều động hoặc chỉ thị phương hướng thay đổi mới. Phòng thẩm định tài sản nói riêng hiện đang có một trưởng phòng, một phó phòng quản lý tất cả các quy trình thẩm định, ban hành

Đại hội đồng cổ đông

Văn phòng quản lý dự án, chiến

lược

Phòng quản lý truyền thông & thương hiệu

Phòng tổng

hợp Phòng thẩm định tài sản Trung tâm phê duyệt tín dụng tập trung Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị Hội đồng sáng lập Văn phòng kiểm soát

Tổng giám đốc Bộ phận thẩm định giá khu vực miền Bắc Bộ phận thẩm định giá khu vực miền Trung Bộ phận thẩm định giá khu vực TP.HCM Bộ phận thẩm định

giá khu vực miền Tây và miền Đông

Đông Bắc Bộ Nam Hà Nội Bắc Trung Bộ Đông Nam Bộ Nam Trung Bộ Tây Nam Bộ Cao Thắng Văn Lang Cộng Hoà Hàng Xanh Bình Tây

nghiệp vụ công văn áp dụng chung và quản lý hơn 1000 nhân sự thuộc phòng thẩm định trên khắp cả nước, tiếp theo là các tổ trưởng quản lý nhân sự và ký duyệt hồ sơ chia theo bộ phận, khu vực.

Trực thuộc P.TĐTS là các bộ phận chịu trách nhiệm thẩm định chia theo khu vực. Ví dụ như Bộ phận Cao Thắng nằm tại trụ sở chính của phòng thẩm định tài sản tọa lạc tại địa chỉ 413 – 415 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Tp.HCM, bao gồm khoảng 20 nhân viên thẩm định. Hiện nay, bộ phận Cao Thắng thẩm định giá hai mảng lớn và độc lập là động sản và BĐS, trong đó BĐS chiếm khoảng 80% tổng số tài sản thẩm định giá của toàn bộ phận. Mục đích chính của việc thẩm định giá tài sản là cơ sở cho việc giải ngân cấp tín dụng cho khách hàng, đồng thời việc thẩm định giá còn để xử lý nợ hoặc để trích lập dự phòng rủi ro cho khoản vay xấu.

Bên cạnh đó, P.TĐTS luôn cần sự phối hợp từ các phòng ban khác như: Phòng kinh doanh để hỗ trợ hướng dẫn khách hàng trong việc cung cấp các giấy tờ pháp lý cần thiết cho việc thẩm định cũng như Phòng thông tin quy hoạch để hỗ trợ việc xem quy hoạch đất có phù hợp với quy định chấp nhận thế chấp tại ngân hàng và các sự hỗ trợ khác từ bộ phận công văn, văn thư.

Cơ cấu nhân lực thực hiện TĐG tại tất cả các bộ phận của P.TĐTS, ACB chủ yếu có chuyên môn được đào tạo chính là chuyên ngành TĐG tốt nghiệp các trường đại học trong nước chiếm khoảng 75%, còn lại là các khối ngành kinh tế - ngân hàng chiếm khoảng 20% và các ngành kĩ thuật chỉ chiếm 5%. Ngoài ra 100% tất cả các nhân viên thẩm định đều có trình độ từ cấp bậc đại học hoặc tương đương trở lên.

2.2.2. Mục tiêu thẩm định giá bất động sản thể chấp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu

2.2.2.1. Thẩm định giá bất động sản thế chấp trƣớc khi cho vay

Về bản chất, thế chấp bất động sản để đảm bảo tiền vay chỉ là một trong những biện pháp để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với hợp đồng tín dụng, dù có biện pháp này hay không đều không ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên, bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và chịu các biện pháp xử lý về tài sản nếu vi phạm. Tuy nhiên, để đồng thời đạt được hai mục đích phát triển thị trường – khách hàng và hạn chế rủi ro đối với các khoản cho vay, thì việc áp dụng các biện pháp

nhận bất động sản thế chấp trước khi cho vay được xem là một trong những cách hiệu quả và an toàn đối với ACB.

2.2.2.2. Định giá lại bất động sản thế chấp trong thời gian cho vay

Trong thời gian quản lý tài khoản vay của khách hàng, ngoài việc phải thẩm định giá lại theo định kỳ 2 năm / lần đối với bất động sản, có rất nhiều trường hợp phải thẩm định giá lại BĐS nhằm khẳng định giá trị của tài sản thế chấp tại mọi thời điểm đủ để đảm bảo cho khoản vay của khách hàng, một số trường hợp cần tiến hành định giá đột xuất như sau:

 Khi khách hàng vay muốn bổ sung, thay thế BĐS thế chấp hoặc đề nghị điều chỉnh nghĩa vụ đảm bảo.

 Khi giá thị trường biến động giảm trên 20% so với lần định giá gần nhất

 Khi ACB kiểm tra phát hiện BĐS thế chấp bị giảm giá vì hư hỏng, hoả hoạn, v.v.

2.2.2.3. Định giá BĐS thế chấp để trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng

Đối với những khoản vay từ khi bị chuyển nợ nhóm 2 thì ngân hàng sẽ phải thực hiện trích lập quỹ dự phòng rủi ro cụ thể đối với khoản vay đó. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và việc số tiền phải trích lập dự phòng cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào giá trị của BĐS thế chấp. Nếu BĐS có giá trị chênh lệch nhiều so với lần định giá gần nhất trước đó thì ngân hàng sẽ phải tiến hành định giá lại, xác định giá trị thực của BĐS tại thời điểm trích lập dự phòng để thực hiện việc trích lập dự phòng cụ thể cho các khoản vay quá hạn một cách chính xác.

2.2.2.4. Thẩm định giá bất động sản thế chấp để xử lý nợ

Một khi khoản vay của khách hàng chuyển sang quá hạn và mất khả năng thanh toán và Ngân hàng đã sử dụng các biện pháp trong khả năng để xử lý nợ nhưng không phát huy tác dụng thì đến cuối cùng Ngân hàng sẽ xử lý BĐS thế chấp của khách hàng theo các phương thức sau:

 Gán nợ: đối với những BĐS thế chấp có vị trí đẹp, giá trị cao, tính khả mại tốt thì Ngân hàng sẽ đưa ra phương án cho khách hàng dùng BĐS thế chấp để gán nợ với mục đích có thêm thời gian cho khách hàng huy động các nguồn khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định giá bất động sản thế chấp tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)