4. Ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
3.2.5. Chương trình, tài liệu phục vụ đào tạo nghề
Để có được nguồn nhân lực có chất lượng cao thì yếu tố đầu tiên cần phải quan tâm đó là chương trình đào tạo nghề cho người lao động. Một chương trình đào tạo chuẩn, nội dung đào tạo nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và nhu cầu học nghề của đối tượng học nghề… sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT. Trong những năm qua, chương trình đào tạo nghề LĐNT của huyện Văn Bàn đã không ngừng được cải tiến, mở rộng nhằm đáp ứng được nhu cầu về thị trường lao động, nhu cầu của người đi học. Với nhu cầu về lao động của thị trường lao động vốn phong phú và đa dạng phù hợp với nhu cầu học nghề của lao động của các DN và LĐNT.
Mỗi khung đào tạo khác nhau, chương trình đào tạo nghề dành cho LĐNT cũng khác nhau. Tùy vào khả năng của mỗi người, họ có thể tự lựa chọn ngành nghề cho họ. Mặc dù có sự cố gắng trong đầu tư phát triển chương trình, giáo trình tài liệu cho đào tạo nghề, nhưng chúng ta cũng nhận thấy rằng, chương trình đào tạo nghề của huyện Văn Bàn khá sơ sài và ngành nghề đào tạo còn nhiều hạn chế chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động tại địa phương cũng như các tỉnh, thành phố trong cả nước. Nguyên nhân của thực trạng trên xuất phát từ:
Thứ nhất: do trung tâm GDNN-GDTX của huyện có khả năng về tài chính, về cơ sở vật chất, trang thiết bị còn yếu chưa mở rộng được các chương trình đào tạo khác nhất là các chương trình đào tạo trung cấp và cao hơn bởi những chương trình đó đòi hỏi phải có đầu tư đầy đủ các trang thiết bị học tập cả lý thuyết lẫn thực hành và có một đội ngũ cán bộ, giáo viên với đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng;
Thứ hai: do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên nhiều DN không mở rộng kinh doanh, nhiều ngành nghề bị thu hẹp quy mô sản xuất. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý lựa chọn ngành nghề để học tập của LĐNT.
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cần đội ngũ lao động biết áp dụng những tiến bộ KHKT vào trong sản xuất với những công nghệ tiên tiến. Điều này đồng nghĩa với việc LĐNT phải được học tập một cách bài bản và có khoa học. Thực tế huyện Văn Bàn cho thấy LĐNT vẫn chưa được học tập một cách bài bản và khoa học về các vấn đề liên quan đến sản xuất nông nghiệp; người nông dân mới chỉ dừng lại ở các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn ngày tại các lớp học cộng đồng được mở ra ở địa phương. Với thực tế này, người nông dân chỉ mới biết lý thuyết, do đó việc áp dụng các công nghệ vào thực tế gặp rất nhiều khó khăn.
Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT của huyện đòi hỏi UBND huyện Văn Bàn cần có những chiến lược phù hợp, cần linh hoạt hơn trong việc thay đổi, bổ xung thêm các chương trình đào tạo nhằm đáp ứng được nhu cầu học nghề của lao động ngày càng phong phú, đa dạng.
Thông qua kế hoạch triển khai hoạt động phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề tới các trường, trung tâm GDNN-GDTX huyện Văn Bàn đã xây dựng được các danh mục nghề đào tạo và chương trình đào tạo nghề.
Bên cạnh việc xây dựng các danh mục dạy nghề, thì xây dựng các chương trình, giáo trình dạy nghề là việc hết sức quan trọng, đã tập trung xây dựng được hệ thống giáo trình tương đối đồng bộ. Qua kết quả khảo sát ta thấy rằng hiện nay các cơ sở dạy nghề đã được cung cấp và trang bị khá đầy đủ về chương trình và giáo trình dạy nghề, cụ thể: Về kinh phí hỗ trợ chợ cho hoạt động xây dựng chương trình được đánh giá ở mức độ trung bình (chiếm 60%), đáp ứng được nhu cầu cho các cơ sở; về hình thức hỗ
trợ chủ yếu là tiền mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở chủ động trong các hoạt động của cơ sở; về kiến thức của chương trình đào tạo nghề 80% cơ sở đánh giá là đủ cho nhu cầu hiện tại, 20% còn lại đánh giá thiếu cần trang bị thêm; về điềug chỉnh chương trình và mức độ đáp ứng tài liệu 70% cơ sở đánh giá kịp thời cho các hoạt động đào tại của đơn vị. Đạt được kết quả trên là do sự nỗ lực cố gắng của các trường, các trung tâm dạy nghề đã căn cứ vào chương trình khung do Tổng cục dạy nghề để biên soạn. Tuy nhiên, còn một số nghề mới như: Đồ gỗ mỹ nghệ, Trồng cây cảnh, Nấu ăn... chưa có giáo trình, chỉ có bài giảng do giáo viên tự biên soạn, vì vậy để hoạt động dạy nghề đa dạng và phong phú như hiện nay, thì số lượng chương trình, giáo trình cần phải xây dựng thêm cho phù hợp với các nghề của huyện.
Bảng 3.18. Ý kiến đánh giá của các cơ sở đào tạo nghề về chương trình, giáo trình dạy nghề
STT Nội dung Số lượng (n=10) Tỷ lệ %
1 Về kinh phí hỗ trợ XD chương trình Cao 2 20.0 Trung bình 6 60.0 Thấp 2 20.0 2 Về hình thức hỗ trợ Tiền 6 60.0 Kỹ thuật 3 30.0 Các hình thức khác 1 10.0 3 Về kiến thức Đủ 8 80.0 Thiếu 2 20.0 4 Về điều chỉnh chương trình Kịp thời 7 70.0 Chậm 2 20.0 Rất chậm 1 10.0 5 Về mức độ đáp ứng tài liệu Kịp thời 7 70.0 Chậm 2 20.0 Rất chậm 1 10.0
Về chất lượng giáo trình đã được sửa đổi và bổ sung đáp ứng yêu cầu của thị trường, tuy nhiên trong quá trình biên soạn còn một số giáo trình vẫn nặng về lý thuyết hơn thực hành, một số kiến thức vẫn còn thiếu chưa kịp bổ sung chưa điều chỉnh kịp thời.
Ngoài việc đánh giá về số lượng và chất lượng giáo trình, để đảm bảo tính khách quan cho việc nghiên cứu, đề tài lấy thêm ý kiến đánh giá của các cơ sở đào tạo và các học viên đã và đang học nghề.
* Ý kiến đánh giá của các học viên về chương trình, giáo trình dạy nghề:
Bảng 3.19. Đánh giá của các học viên về chương trình, giáo trình dạy nghề
STT Nội dung Số lượng (n=90) Tỷ lệ %
1 Kiến thức Đủ 75 83.3 Thiếu 15 16.7 2 Kỹ năng cần thiết Đủ 72 80.0 Thiếu 18 20.0 3 Điều chỉnh chương trình Kịp thời 62 68.9 Chậm 22 24.4 Rất chậm 6 6.7 4 Mức độ đáp ứng tài liệu Kịp thời 60 66.7 Chậm 22 24.4 Rất chậm 8 8.9
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2018)
Qua bảng 3.19 đánh giá của học viên về chương trình, giáo trình dạy nghề ta thấy, về kiến thức kỹ năng trong các chương trình đào tạo phần lớn là đáp ứng được yêu cầu đạt trên 83% yêu cầu đặt ra. Việc điều chỉnh chương trình, giáo trình ĐTN đáp ứng yêu cầu đặt ra trên 68%, còn khoảng 32% là điều chỉnh chưa kịp thời.
Mức độ đáp ứng tài liệu, 66.7% ý kiến cho rằng việc đáp ứng tài liệu là kịp thời, 24.4% ý kiến cho rằng là chậm và 8,9% ý kiên cho rằng là rất chậm. Vì vậy, việc điều chỉnh chương trình, giáo trình cần phải điều chỉnh nhanh hơn nữa để theo kịp yêu cầu của thị trường. Qua ý kiến đánh giá của các cơ sở ĐTN và các học viên, giúp Sở Lao động thương binh và xã hội có kế hoạch chỉ đạo các trường, các trung tâm dạy nghề điều chỉnh chương trình, giáo trình phù hợp với yêu cầu đặt ra.
Bên cạnh đổi mới các giờ dạy, việc định hướng giúp học viên trong quá trình học tập lựa chọn nghề phù hợp cũng được Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm. Bằng việc đổi mới giờ dạy kết hợp thực hành, liên kết với các doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho người lao động, hầu hết học viên sau khi tốt nghiệp đều có việc làm.