Khái quát về tình hình đào tạo nghề tại huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 50 - 56)

4. Ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

3.1.1. Khái quát về tình hình đào tạo nghề tại huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ - TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và căn cứ vào sự chỉ đạo của Thường trực huyện ủy, UBND huyện Văn Bàn đã xây dựng đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện giai đoạn 2020

Trong đó, đề án giao cho phòng LĐTB và XH huyện là cơ quan thường trực và chủ trì đề án, phối hợp với các phòng ban, hội, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn quy hoạch và xây dựng kế hoạch về đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm đảm bảo được công tác đào tạo nghề trong địa bàn huyện phát triển đúng hướng, củng cố và phát triển hệ thống cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện.

Tháng 4/2010, Phòng LĐ TB và XH huyện Văn Bàn đã tổ chức hội nghị triển khai Đề án 1956 đến toàn bộ 23/23 xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện, đề nghị từng xã, thị trấn rà soát nhu cầu học nghề của người lao động của địa phương mình, căn cứ vào đó lập kế hoạch đào tạo nghề cho người lao động. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách của Đề án 1956 đến người lao động được các xã, thị trấn triển khai thông qua hệ thống truyền thanh xã và loa phát thanh của từng thôn, xóm, thông qua các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở để tuyên truyền sâu rộng cho các tầng lớp người lao động huyện.

Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 1956) sau 3 năm (từ 2016 - 2018) triển khai trên địa bàn huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai đã đạt được những kết quả khả quan, tạo được chuyển biến cơ bản, quan trọng trong nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và người lao động về vai trò quan trọng của công tác dạy nghề cho lao động nông thôn.

Đề án đã đề ra đồng bộ các chính sách đối với người học nghề, chính sách đối với người dạy nghề (bao gồm giáo viên, giảng viên trong các cơ sở dạy nghề;

cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề) và chính sách đối với các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn.

Một trong những khác biệt của đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 so với các chương trình, dự án trước đó về dạy nghề cho nông dân, là yêu cầu cao về “đầu ra”. Theo mục tiêu của Đề án 1956, từ nay đến năm 2015, 70% số lao động nông thôn sau khi được đào tạo nghề có việc làm phù hợp với nghề được đào tạo và tỷ lệ này đạt được là 80% vào những năm sau đó.

Việc phân cấp quản lý công tác ĐTN được UBND tỉnh Lào Cai quy định như sau:

Về công tác tổ chức và cơ chế phối hợp:

- Sở Lao động - TBXH tỉnh Lào Cai là cơ quan thường trực đề án; chủ trì phối hợp các sở, ngành có liên quan bố trí nguồn lực đầu tư cho các trường và trung tâm dạy nghề đặt tại các huyện để thực hiện.

- Sở Lao động - TBXH tiến hành hợp đồng đặt hàng các lớp ĐTN cho lao động nông thôn. Điều phối hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp hoạt động của dự án. Xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn hàng năm.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện Văn Bàn (Cơ quan QLNN tại địa phương) tổ chức các hoạt động dạy nghề cho LĐNT trên địa bàn. Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn. Định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - TBXH tình hình thực hiện đề án, sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện đề án.

Về quy trình thực hiện,cơ sở đào tạo nghề triển khai ĐTN

Căn cứ nội dung của Đề án, các cơ sở ĐTN trên địa bàn huyện đã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các nội dung nhiệm vụ của Đề án, cụ thể là:

Đã phối hợp với các đơn vị chức năng của huyện tổ chức điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn. Đây là căn cứ rất quan trọng để các cơ sở ĐTN tổ chức xây dựng chương trình và mở các khóa dạy

nghề cho người lao động.

Hoạt động ĐTN cho người LĐ được triển khai theo hướng đa dạng các loại hình, các ngành nghề đào tạo. Trên địa bàn, nhiều nghề được mở rộng đào tạo gắn với thị trường và nhu cầu lao động.

Đã quan tâm đầu tư hạ tầng CSVC phục vụ ĐTN và xây dựng đội ngũ giáo viên dạy nghề.

Sau khi nhận chỉ tiêu đào tạo theo số kinh phí phân bổ, các cơ sở ĐTN xây dựng kế hoạch và ban hành chương trình đào tạo, thông báo tuyển sinh theo chỉ tiêu đào tạo được giao.

Các trường đã tổ chức phân công chuyên môn theo các khoa, các ngành đào tạo, địa điểm đào tạo, lịch giảng dạy.

Đào tạo nghề và tập huấn cho nông dân, huyện còn triển khai mô hình thí điểm đào tạo nghề cho LĐNT phối hợp với các địa phương dạy nghề thực hiện thí điểm 15 mô hình ở cả 3 lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, thu hút nhiều lao động tham gia. Tiến trình đó góp phần rất lớn vào chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khơi dậy hoạt động xây dựng nông thôn mới. Kết quả bước đầu cho thấy tác dụng to lớn của công tác đào tạo nghề cho LĐNT.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai công tác đào tạo nghề cho LĐNT vẫn còn xảy ra tình trạng nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người học, chưa gắn chặt với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực chưa theo kịp yêu cầu của sự phát triển công nghiệp, tính kỷ luật, chuyên nghiệp của người lao động chưa cao..., nguyên nhân là do công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đề án của các cấp chính quyền còn chưa quyết nghề. Vì vậy, để thực hiện thành công các mục tiêu của Đề án, trong thời gian tới cần có sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội.

Hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ở huyện Văn Bàn bước đầu đã thu được kết quả, nhiều bất cập về đào tạo nghề cho lao động nông thôn được rút ra để tiếp tục có những điều chỉnh cho phù hợp với điều

kiện cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo, trình độ nhận thức của các đối tượng học nghề. Tuy nhiên, hiện vẫn còn khoảng 30% lao động nông thôn đã học nghề nhưng lại chưa được giới thiệu việc làm cho mình hay tự tạo việc làm để đảm bảo thu nhập vì nhiều nguyên nhân.

Được sự quan tâm của các cấp, các ngành cùng với sự chủ động đầu tư trang thiết bị, mở rộng các ngành nghề, hình thức đào tạo và đặc biệt là sự chuyển biến tâm lý về nghề nghiệp của người dân và lao động nên số lượng và chất lượng đào tạo nghề của huyện Văn Bàn được tăng lên qua các năm. Kết quả đào tạo nghề qua các năm được thể hiện trong bảng

Bảng 3.1. Số lượng lao động được đào tạo từ năm 2016 đến năm 2018

Năm Nghề đào tạo Thời gian học Đối tượng học Địa điểm mở lớp

Số lượng HV tốt nghiệp

2016

Kĩ thuật xây dựng 2 tháng LĐNT Xã Minh Lương 35 Sửa chữa máy nông nghiệp 2 tháng LĐNT Xã Thẳm Dương, Dần Thàng 72 Sửa chữa,bảo trì tủ lạnh 2 tháng LĐNT Trung Tâm GDNN-GDTX 36 Kĩ thuật khai thác mỏ hầm lò. Trên1,5 năm HV tốt nghiệp THCS Trung Tâm GDNN-GDTX 35 Kĩ thuật chăn nuôi đại gia súc 2 tháng LĐNT Khánh Hạ 35 Trồng và khai thác rừng trồng 2 tháng LĐNT Nậm xây 36 Khuyến nông-lâm Trên 1,5 năm HV tốt nghiệp THCS Trung Tâm GDNN-GDTX 34 Thú Y Trên1,5 năm HV tốt nghiệp THCS Trung Tâm GDNN-GDTX 30 Trung cấp cơ điện Trên1,5 năm HV tốt nghiệp THCS Trung Tâm GDNN-GDTX 32 Tin học cơ bản 2 tháng LĐNT Trung Tâm GDNN-GDTX 236

2017

Kĩ thuật xây dựng 2 tháng LĐNT Thẳm Dương 35 Sửa chữa máy nông nghiệp 2 tháng LĐNT Tân An 36 Trồng và nhân giống nấm 2 tháng LĐNT Dần Thàng 36 Kĩ thuật khai thác mỏ hầm lò. Trên1,5 năm HV tốt nghiệp THCS Trung Tâm GDNN-GDTX 38 Kĩ thuật chăn nuôi đại gia súc 2 tháng LĐNT Làng Giàng 35 Trồng lúa năng suất cao 2 tháng LĐNT Liêm Phú 29

Năm Nghề đào tạo Thời gian học Đối tượng học Địa điểm mở lớp

Số lượng HV tốt nghiệp

Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn Trên1,5 năm HV tốt nghiệp THCS Trung Tâm GDNN-GDTX 32 Công nghệ sản xuất phân bón. Trên1,5 năm HV tốt nghiệp THCS Trung Tâm GDNN-GDTX 74 Tin học cơ bản 2 tháng LĐNT Trung Tâm GDNN-GDTX 268 2018 Kĩ thuật xây dựng 2 tháng LĐNT Làng Giàng, Tân An 75

Trồng và nhân giống nấm 2 tháng LĐNT Dần Thàng 35 Trồng và khai thác rừng trồng 2 tháng LĐNT Nậm Tha 35 Kĩ thuật chăn nuôi đại gia súc 2 tháng LĐNT Nậm Xé 29 Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn Trên1,5 năm HV tốt nghiệp THCS Trung Tâm GDNN-GDTX 74

Kĩ năng du lịch 2 tháng LĐNT Liêm Phú 36

Trung cấp cơ điện Trên1,5 năm HV tốt nghiệp THCS Trung Tâm GDNN-GDTX 70 Công nghệ ô tô Trên1,5 năm HV tốt nghiệp THCS Trung Tâm GDNN-GDTX 38 Tin học cơ bản 2 tháng LĐNT Trung Tâm GDNN-GDTX 284

Trong đó chủ yếu lao động được đào tạo tại Trung Tâm GDNN-GDTX. Số lượng lớn lao động còn lại chỉ dừng lại ở tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng ở các lớp học tại cộng đồng.

Mặc dù qua mỗi năm, lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn huyện có tăng lên về số lượng, tuy nhiên chất lượng thì chưa đáp ứng được cho thị trường lao động. Đào tạo nghề ngắn hạn mặc dù được triển khai ở nhiều cơ sở đào tạo với số lượng đông nhưng nếu nhìn mặt bằng chung thì con số này khá khiêm tốn. Nhiệm vụ chính của trung tâm dạy nghề là đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nhưng do điều kiện của trung tâm còn hạn chế nên số lượng lao động được đào tạo ở trung tâm còn khá thấp.

Hình thức dạy nghề ở các DN và trung tâm đã góp phần không nhỏ trong công tác giải quyết việc làm cho người LĐNT, tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân có thể kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và làm nghề truyền thống. Đồng thời với hình thức dạy nghề này còn giúp cho việc giữ gìn và phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện.

Ngoài dạy nghề tại các cơ sở đào tạo nghề, các DN, thì tại các xã, thị trấn của huyện hằng năm đã tổ chức nhiều lớp học tại cộng đồng để người nông dân có thể trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất và được tập huấn chuyển giao công nghệ, ứng dụng các tiến bộ mới vào sản xuất nhằm đạt năng suất, hiệu quả cao. Năm 2016 Trung Tâm GDNN-GDTX huyện Văn Bàn đào tạo tập huấn được cho 612 lao động chiếm 64,5% tổng số lao động được đào tạo trên địa bàn huyện năm 2016. Năm 2018 con số này tăng lên 682 lao động và chiếm 66,3% tổng số lao động được đào tạo trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)