4. Ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo nghề
Đào tạo nghề cho LĐNT là một yêu cầu cấp bách, đảm bảo nâng cao chất lượng lao động, từ đó nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa dịch vụ ở nông thôn, đem lại thu nhập cao cho người lao động và sự phát triển của nông thôn. Thực tế cho thấy, chất lượng tay nghề của LĐNT thấp sẽ
làm cho thu nhập của người lao động không thể tăng nhanh; làm cho chênh lệch giàu nghèo giữa khu vực nông thôn và thành thị ngày càng giãn xa thêm; và trong nông thôn, chênh lệch về thu nhập giữa lao động có tay nghề và lao động không có tay nghề có khoảng cách đáng kể. Do vậy, điều đáng quan tâm hiện nay chính là chất lượng lao động sau khi tham gia các lớp đào tạo nghề. Trên địa bàn huyện Văn Bàn. Hiện nay có thể đưa ra một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động của huyện như sau.
3.2.1. Các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề của Nhà nước và chính quyền
địa phương
Đảng và Nhà nước ta ngay từ khi mới thành lập đã nhận thức rõ được vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trên con đường xây dựng đất nước. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã ban hành rất nhiều các chính sách liên quan đến vấn đề dạy nghề và giải quyết việc làm cho người lao động đặc biệt là lực lượng lao động nông thôn. Trong đó phải kể đến hai chính sách được ban hành gần đây nhất và ảnh hưởng quan trọng nhất đến vấn đề đào tạo nghề trong thời gian gần đây: Nghị quyết số 24/2008/NĐ - CP ban hành chương trình hành động của Chính phủ. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình hành động này là đó là Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực nông thôn. Quyết định số 1956/QĐ - TTg về phê duyệt Đề án “đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
Từ sự chỉ đạo của Thường trực huyện ủy, huyện Văn Bàn đã xây dựng đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Văn Bàn giai đoạn 2015- 2020. Trong đề án đã quy định rõ mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong công tác đào tạo nghề của huyện trong từng năm và trong từng giai đoạn từ nay đến 2020, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng ban, ban ngành đoàn thể, dự trù kinh phí phấn đấu thực hiện thành công các mục tiêu mà đề án đã đề ra.
Có thể khẳng định đề án đào tạo nghề cho LĐNT được triển khai trên địa bàn huyện Văn Bàn thời gian qua đã và đang giải quyết được nhu cầu học nghề, việc làm và thu nhập của một bộ phận LĐNT; giải quyết một phần nhu cầu tuyển dụng
lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển chung của người dân và địa phương. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận, bên cạnh thành công ấy cũng còn không ít bất cập. Trong đó trước tiên phải kể đến việc cơ chế hỗ trợ cho người học. So với những chính sách hỗ trợ trước đây, mức hỗ trợ theo Đề án 1956 có cao hơn. Cụ thể ngoài mức hỗ trợ đào tạo nghề, người học còn được hỗ trợ tiền ănm15.000 đồng/người/ngày và tiền đi lại 200.000 đồng/người/khoá. Tuy nhiên, cơ chế hỗ trợ này chỉ dành cho đối tượng 1 (là hộ nghèo, dân tộc thiểu số, tàn tật, mất đất canh tác, có công với cách mạng). Các đối tượng người học còn lại như cận nghèo và đối tượng khác không được hưởng. Bởi vậy trong khi áp lực kiếm cái ăn hàng ngày còn lớn thì họ cũng không thể tham gia các lớp học nghề được. Đây là lý do khiến nhiều LĐNT không muốn tham gia học nghề...
Một tồn tại khác đó chính là sự thiếu thực tiễn trong công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề. Một số đơn vị để xảy ra tình trạng chưa nắm được nhu cầu nhân lực cần đào tạo ở từng lĩnh vực cụ thể. Điều này dẫn đến tình trạng đào tạo không đi đôi với giải quyết việc làm, chưa tiến tới mục tiêu cải thiện điều kiện sống cho nông dân cũng như thúc đẩy kinh tế địa phương. Không những thế, còn một số xã xây dựng kế hoạch dạy nghề chưa khả thi, quá rộng so nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn. Trình độ nhận thức của người lao động cũng chưa đáp ứng được về mặt yêu cầu kỹ năng nghề.
Ngoài ra còn phải kể đến khó khăn trong việc xây dựng giáo trình, danh mục, thiết bị dạy nghề; công tác phát triển giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề. Thực tế cho thấy trung tâm dạy nghề và các lớp học cộng đồng vẫn thiếu thiết bị cơ bản; nợ tiêu chí về số lượng giáo viên cơ hữu, trình độ giáo viên một số nghề chưa đáp ứng yêu cầu...