4. Ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
2.3.3. Phương pháp thu thập thông tin
2.3.3.1. Thông tin thứ cấp
Bảng 2.1. Danh mục, nguồn cung cấp và phương pháp thu thập các thông tin
STT Thông tin/số liệu Nguồn
1
Các cơ sở lý thuyết và thực tiễn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
2 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội Huyện Văn Bàn
Sách báo, các đề tài, luận văn Số liệu liên quan của các phòng ban 3 Chính sách về đào tạo nghề cho
lao động nông thôn
Báo cáo tổng kết của phòng LĐTBXH về công tác đào tạo nghề
4 Thực trạng đào tạo nghề trên địa bàn trong những năm qua
- Kế hoạch ĐTN cho LĐNT đến năm 2020 của UBND huyện Văn Bàn
- Báo cáo hàng năm của Trung tâm GDNN-GDTX huyện Văn Bàn
2.3.3.2. Thông tin sơ cấp
- Đối tượng khảo sát
+ Phỏng vấn học viên đã học nghề (90 học viên). + Phỏng vấn người lao động nông thôn (30 lao động).
+ Phỏng vấn các cán bộ quản lí: Lãnh đạo đơn vị tiếp nhận lao động, cán bộ giáo viên của Trung tâm, GV phụ trách dạy nghề theo đề án 1956 (10 cán bộ).
+ Phỏng vấn, thảo luận với các đơn vị tiếp nhận lao động, cơ sở sử dụng lao động (03 cơ sở: xã Minh Lương, xã Khánh Hạ,xã Võ Lao).
Bảng 2.2. Số lượng mẫu, nội dung và phương pháp thu thập số liệu
STT Đối tượng Chức vụ Số mẫu Phương pháp thu thập 1 Cán bộ quản lý Cán bộ phòng LĐ-TB&XH (phụ trách dạy nghề theo đề án 1956), cán bộ trung tâm GDNN-GDTX 10 cán bộ Điều tra phòng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. 2 Lao động nông thôn
Trực tiếp lao động sản xuất ở nông thôn 30 lao động (mỗi xã 10 lao động) Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. 3 Học viên học nghề - Những học viên đã tốt nghiệp khóa nghề tại trung tâm
- Những học viên học tập theo phương thức truyền nghề tại các cơ sở 45 học viên 45 học viên Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. - Phương pháp khảo sát
+ Phỏng vấn bằng phiếu hỏi: Thiết kế mẫu phiếu điều tra đối với người lao động và tiến hành điều tra thu thập thông tin theo nội dung của mẫu điều tra.
+ Thảo luận, phỏng vấn bán cấu trúc SSI (Semi-structure Imformation): là dạng phỏng vấn sử dụng một bảng hỏi sơ thảo chưa hoàn thiện làm công cụ và
người phỏng vấn được quyền đưa thêm các câu hỏi phụ đề hỗ trợ thêm trong quá trình phỏng vấn. Trong khóa luận này chúng tôi tiến hành hỏi trực tiếp một số giáo viên tham gia đào tạo nghề tại trung tâm dạy nghề, tại các lớp đào tạo nghề trên địa bàn huyện về tình hình đào tạo nghề cho LĐNT. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện.
+ Phỏng vấn KIP: (Key Information Panel): Là phương pháp phỏng vấn để thu thập thông tin ở những người nắm thông tin chủ chốt, thông tin quan trọng và chung nhất của thực trạng vấn đề, những thuận lợi khó khăn cũng như một số gợi ý cho định hướng và giải pháp của vấn đề nghiên cứu.
Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp 10 cán bộ phụ trách về mảng đào tạo nghề cho LĐNT của phòng LĐTB và XH và Trung tâm. Qua đó chúng tôi đã thăm dò một số ý kiến nhằm làm định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT huyện. Từ đó tìm hiểu được những mặt mạnh của hình thức này để tiếp tục khuyến khích phát huy đồng thời tìm ra những khâu còn yếu, thiếu, nhằm đưa ra những kiến nghị với cơ quan cấp trên kịp thời để nâng cao được chất lượng lao động của các làng nghề. Tiến hành phỏng vấn một số cán bộ quản lý DN, chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã đã lựa chọn.
- Nội dung khảo sát: Các thông tin chung; các thông tin về chính sách đào tạo nghề của Tỉnh, Huyện; thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn: ngành nghề, số lớp, số người đào tạo, cơ sở đào tạo; kết quả đào tạo; các yếu tố ảnh hưởng; các thuận lợi, khó khăn, bất cập; các kiến nghị, đề xuất.