Nguồn kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 88 - 90)

4. Ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

3.2.6. Nguồn kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Trong giai đoạn 2016 - 2018, tình hình đầu tư tài chính cho phát triển đào tạo nghề trên địa bàn huyện Văn Bàn được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 3.20. Tình hình đầu tư tài chính cho đào tạo nghề huyện Văn Bàn

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Nguồn hỗ trợ Tổng

NSTW NSĐP XHH

1 Tuyên truyền, tư vấn học nghề 25 25 0 50 2 Điều tra, khảo sát nhu cầu 70 30 0 100 3 Thí điểm mô hình dạy nghề 60 30 10 100 4 Tăng cường cơ sở vật chất, trang

thiết bị 7000 2 500 500 1 000 5 Phát triển chương trình, giáo trình 35 15 0 50 6 Phát triển giáo viên, cán bộ quản lý 180 50 20 250 7 Hỗ trợ lao động nông thôn học 7 500 2 500 500 10 000 8 Giám sát tình hình thực hiện 60 40 0 100

Qua bảng ta thấy được trong thời gian tới huyện quan tâm nhất vẫn là đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề và tập trung hỗ trợ cho người lao động tham gia học nghề với tổng kinh phí dự kiến phân bổ cho hai hoạt động này lên tới 20.000 triệu đồng. Kinh phí đầu tư để phát triển chương trình giáo trình và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý còn rất hạn chế với tổng kinh phí đầu tư trong thời gian tới là 250 triệu đồng. Trong đó, nguồn kinh phí được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương là 14.930 triệu đồng, là nguồn kinh phí chính và chủ yếu phục vụ cho công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện, số còn lại được huy động từ ngân sách địa phương 5.190 triệu đồng và từ nguồn xã hội hóa 1.030 triệu đồng.

Hộp 3.3. Nguồn kinh phí đào tạo nghề thời gian qua

Sự liên kết giữa cơ sở đào tạo nghề và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Hiện tại Huyện chưa có các văn bản pháp quy nào được ban hành tạo hành lang pháp lý và ràng buộc trách nhiệm giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong việc liên kết đào tạo nên quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn. Sự tham gia của chính quyền địa phương ở đây chỉ là xác nhận cho người lao động thuộc đối tượng nào để từ đó có căn cứ cho trung tâm dạy nghề cho người lao động đó được hưởng các chính sách về học tập phù hợp với nội dung quy định trong Đề án. Những doanh nghiệp trên địa bàn có liên kết với trung tâm dạy nghề để đào tạo nghề cho lao động nông thôn sẽ được thụ hưởng nguồn vốn quốc gia thông qua trung tâm đào tạo nghề theo chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cho người LĐNT.

Về nguồn kinh phí cho đào tạo nghề trên dịa bàn huyện theo đề án đề ra còn chưa hợp lý trong việc phân bổ, lượng phân bổ để đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên và phát triển chương trình giáo trình học chưa thỏa đáng và cần có sự thay đổi sao cho hợp lý hơn trong thời gian tới. Bên cạnh đó nguồn kinh phí chủ yếu từ ngân sách Nhà nước vì vậy mà thời gian rót vốn về để thực hiện rất chậm. Cụ thể là từ đầu năm 2018 đến nay trung tâm chưa mở được thêm lớp học nào do chưa có kinh phí từ trên về.Còn thiếu phòng học,phải ngăn bếp ăn làm phòng học.

(Bà Mai Thị Hằng, 38 tuổi, Giáo viên, vào hồi 9h30’ ngày 17 tháng 09 năm 2018 tại Trung tâm dạy nghề huyện Văn Bàn)

Thực hiện tốt sự liên kết giữa doanh nghiệp với trung tâm dạy nghề sẽ mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp, người lao động và xã hội. Củng cố mối quan hệ này là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Trung tâm GDNN- GDTX của huyện cần thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác với phía doanh nghiệp để có thể tranh thủ mọi nguồn lực từ đối tượng này nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động.

Khi tiến hành liên kết đào tạo nghề với các doanh nghiệp chúng ta sẽ có nhiều cái được hơn: vừa tận dụng được trang thiết bị sản xuất hiện đại của doanh nghiệp, người lao động lại được thực hành ngay trên dây chuyền sản xuất; sau khi học người học có tay nghề có thể được nhận ngay vào làm trong doanh nghiệp nếu có nhu cầu.

Hộp 3.4. Tác dụng của liên kết trong đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)