4. Ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
3.4.2. Định hướng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thời gian tới
Đến 2020 đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện phải thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cơ bản, đó là: đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh có trình độ cao, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề, cấp trình độ và có chất lượng cho các ngành, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn để phục vụ có hiệu quả cho CNH, HĐH; tăng cường đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.
Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể giao trách nhiệm cho trung tâm dạy nghề huyện có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện tốt chính sách và mục tiêu mà đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện đã đề ra trong thời gian tới.
Đào tạo gắn với sử dụng: ĐTN gắn với giải quyết việc làm cho người lao động chưa có việc làm, tạo việc làm mới cho những LĐNT mất việc làm. Hỗ trợ vốn cho người học sau đào tạo để có thể áp dụng kiến thức đã học vào trong quá trình sản xuất, tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập để ổn định cuộc sống.