Đánh giá nhu cầu đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 58 - 60)

4. Ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

3.1.3. Đánh giá nhu cầu đào tạo nghề

Nhu cầu của con người và xã hội là một hệ thống đa dạng, phức tạp, xuất phát từ những đòi hỏi tất yếu, khách quan được con người phản ánh trong những điều kiện cụ thể và thấy cần được thoả mãn để tồn tại và phát triển. Huyện Văn Bàn đang trong giai đoạn đổi mới, vì vậy mọi nỗ lực của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương đang tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, do đó nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có xu hướng gia tăng nhanh chóng, điều này cũng đồng nghĩa với việc đòi hỏi một đội ngũ lao động tương đối lớn.

Nhưng một vấn đề bất cập của nền kinh tế thị trường đang diễn ra đó là: Nhu cầu về lao động, nhất là lao động có trình độ và tay nghề rất lớn, xong lực lượng lao động tuy đông xong trình độ, tay nghề chưa cao, chưa đáp ứng được với những yêu cầu khắt khe của "kinh tế thị trường - hàng hoá". Để trả lời câu hỏi này, cần thiết phải tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu ĐTN của người lao động trên địa bàn huyện, làm cơ sở dự báo về quy mô đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nguyện vọng học nghề của người dân và yêu cầu phát triển một cách khách quan

của kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, trong những năm qua, huyện Văn Bàn chưa có cuộc điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu ĐTN cho nông dân của các cơ quan quản lý hay của các cơ sở đào tạo nghề, dẫn đến việc ĐTN cho nông dân mang nặng tính hình thức, một số người dân chưa quan tâm đến việc chọn cho mình một nghề để học.

Để có thêm căn cứ cho kết quả điều tra, phân tích, đề tài tiến hành thăm dò lấy ý kiến về nhu cầu ĐTN của người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, cơ sở SXKD. Kết quả điều tra thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.3. Nhu cầu đào tạo của các ngành nghề tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

STT Ngành nghề đào tạo Số lượng

(n=90)

%/ngành đào tạo

1 Kĩ thuật xây dựng 3 3.33 2 Sửa chữa máy nông nghiệp 2 2,22 3 Sửa chữa,bảo trì tủ lạnh 2 2,22 4 Trồng và nhân giống nấm 5 5,56 5 Kĩ thuật khai thác mỏ hầm lò. 4 4,44 6 Kĩ thuật chăn nuôi đại gia súc 3 3.33 7 Trồng lúa năng suất cao 5 5,56 8 Trồng và khai thác rừng trồng 5 5,56 9 Trồng rau an toàn 4 4,44 10 Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn 8 8,89 11 Kĩ năng du lịch 8 8,89 12 Công nghệ sản xuất phân bón. 5 5,56 13 Khuyến nông-lâm 4 4,44

14 Thú Y 4 4,44

15 Trung cấp cơ điện 8 8,87 16 Công nghệ ô tô 7 7,78 17 May công nghiệp 6 6,67 18 Tin học văn phòng 7 7,78

Có thể thấy rõ xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của người lao động đa số muốn học các nghề thuộc nhóm phi nông nghiệp như: ngành nghiệp vụ nhà hàng khách sạn, kĩ năng du lịch, cơ điện, xây dựng... chiếm tỷ lệ lớn (đạt trên 56%), trong khi đó các ngành nông nghiệp chiếm tỉ lệ ít hơn. Xu hướng này phản ánh một số đặc điểm sau: Các nghề thuộc ngành phi Nông nghiệp: nhà hàng khách sạn, kĩ năng du lịch, cơ điện, xây dựng, Điện dân dụng, điện tử là các nghề tạo ra giá trị gia tăng cao trong kinh tế của huyện và là những nghề thu hút đông nhân lực nhất trong các nhóm ngành kinh tế. Đây là nguồn thu hút chủ yếu lao động sau tốt nghiệp phổ thông, mới được đào tạo từ các trường cao đẳng, dạy nghề trong tỉnh và trên địa bàn huyện.

Như vậy, với những ngành nghề được mở và với quy mô đào tạo và đầu tư khá lớn qua mỗi năm LĐNT ngày càng có thêm nhiều cơ hội học tập và tìm việc làm sau đào tạo nhằm cải thiện cuộc sống của mình với mức thu nhập cao và ổn định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)