Tài sản thƣơng hiệu là một khái niệm đƣợc mở rộng từ những năm 1980, đến nay chủ đề về tài sản thƣơng hiệu vẫn đang đƣợc phát triển nhanh chóng, do việc xây dựng thƣơng hiệu đã đƣợc chứng minh là một trong những yếu tố quan trọng cho sự thành công của một doanh nghiệp, đặc biệt là trong môi trƣờng kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt nhƣ hiện nay.
Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về tài sản thƣơng hiệu đã đƣợc đề xuất. Theo Park và Srrinivasan, vốn chủ sở hữu thƣơng hiệu không có định nghĩa chấp nhận đƣợc. Farquhar (1989) tài sản thƣơng hiệu là giá trị mà thƣơng hiệu thêm vào sản phẩm.
Keller (1993) nhận thấy tài sản thƣơng hiệu là những hiệu ứng khác nhau mà kiến thức thƣơng hiệu tác động đến phản ứng của khách hàng đối với chƣơng trình marketing của thƣơng hiệu đó. Điều này dựa trên giả định rằng kiến thức thƣơng hiệu dựa trên những gì đã đƣợc học, nghe, nhìn và cảm nhận về thƣơng hiệu theo
thời gian. Aaker (1991) đã định nghĩa một cách chính xác nhất về tài sản thƣơng hiệu khi cho rằng Tập hợp các tài sản có và tài sản nợ liên quan đến một thƣơng hiệu, tên và biểu tƣợng của nó, làm tăng thêm hoặc trừ đi giá trị tạo ra bởi một sản phẩm hay dịch vụ cho một công ty hoặc cho khách hàng của công ty đó.
Hình 2.1. Mô Hình Tài Sản Thƣơng Hiệu (Aaker 1991)
Đây là mô hình chuẩn chỉnh nhất phân tích về tài sản thƣơng hiệu – Brand Equity. Theo đó, có 5 thành phần tạo ra tài sản thƣơng hiệu gồm: Nhận thức thƣơng hiệu (Brand Awareness), Liên tƣởng thƣơng hiệu (Brand associations), Lòng trung thành (Brand loyalty), Chất lƣợng cảm nhận (Perceived quality), và các giá trị tài sản khác (Other proprietary assets).