Nghiên cứu về các yếu tố tác động đến nhận thức của khách hàng về thƣơng hiệu đã đƣợc đề cập và tiếp cận theo nhiều giác độ.
Nghiên cứu của Sasi Helin (2014) về hình ảnh và nhận diện thƣơng hiệu. Nghiên cứu đã đo lƣờng cách thức thu hút khách hàng của thƣơng hiệu Lumene Oy, Phần Lan. Kết quả nghiên cứu cho thấy bản sắc, sự khác biệt của thƣơng hiệu là yếu tố tác động tới nhận thức và sự quyết định chọn lựa sản phẩm của khách hàng.
Nghiên cứu của nhóm nghiên cứu đến từ Wangsa Maju, Kuala Lumpur (2013). Nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ nhận
biết thƣơng hiệu Hãng truyền thông quốc gia Malysia – BERNAMA và đƣa ra mô hình gồm các yếu tố: Các chƣơng trình quảng cáo, Uy tín thƣơng hiệu trên Web và Danh tiếng của công ty. Nghiên cứu đã cho thấy, yếu tố danh tiếng của công ty có ảnh hƣởng lớn nhất đến nhận thức của khách hàng.
Nghiên cứu của Emma K. MacDonal và cộng sự (2000) về hiệu quả nhận thức thƣơng hiệu đối với quyết định của ngƣời tiêu dùng khi thƣờng xuyên mua một sản phẩm nào đó thƣờng xuyên. Nghiên cứu chỉ ra vai trò quan trọng của nhận thức thƣơng hiệu đối với quá trình lựa chọn mua sản phẩm của ngƣời tiêu dùng dù nhiều hay ít kinh nghiệm.
Nghiên cứu của Mai Lƣu Huy và cộng sự (2016) giá trị thƣơng hiệu: nghiên cứu thực hiện với sản phẩm thanh long Bình Thuận. Nghiên cứu đã dựa trên 299 quan sát và thực hiện phƣơng pháp hồi quy bội, từ đó cho thấy các yếu tố: nhận biết thƣơng hiệu, lòng ham muốn thƣơng hiệu, chất lƣợng cảm nhận và lòng trung thành thƣơng hiệu đều có ảnh hƣởng đến giá trị thƣơng hiệu thanh long Bình Thuận.
Nghiên cứu của Bùi Văn Cƣ (2009) nghiên cứu nhận biết của khách hàng đối với thƣơng hiệu Hapro của Tổng Công ty thƣơng mại Hà Nội. Nghiên cứu đã chỉ ra mức độ nhận biết của khách hàng với thƣơng hiệu Hapro. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao nhận biết của khách hàng với thƣơng hiệu này.
Nghiên cứu của Lê Thị Mộng Kiều (2009) đã đánh giá mức độ nhận biết thƣơng hiệu Eximbank An Giang, dựa trên lý thuyết về nhận thức thƣơng hiệu, tác giả tập trung phân tích vào các yếu tố dùng để nhận biết và phân biệt thƣơng hiệu Eximbank An Giang với các thƣơng hiệu khác trong tập cạnh tranh, thông qua các phƣơng tiện truyền thông và hệ thống nhận diện thƣơng hiệu. Nghiên cứu đã đƣa ra các yếu tố nhƣ nhận diện thƣơng hiệu (quảng cáo, tiếp thị trực tiếp, khuyến mại, PR, bán hàng trực tiếp) và Phân biệt thƣơng hiệu (logo, slogan, đồng phục).
Nghiên cứu của Ngô Hữu Điền Chi (2009) đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng đối với thƣơng hiệu HueBeer của công ty Bia Huế. Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu về mức độ nhận biết thƣơng hiệu HueBeer của
khách hàng trên địa bàn thành phố Huế. Các yếu tố giúp khách hàng nhận biết đƣợc thƣơng hiệu trong nghiên cứu này là: “tên gọi”, “kiểu dáng chai”, “slogan”, “logo”, “màu sắc”, “nhãn chai”.
Nghiên cứu của Trần Thị Huyền Trang (2010), Đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng đối với thƣơng hiệu BIDV chi nhánh Huế. Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu về mức độ nhận biết của khách hàng thành phố Huế đối với thƣơng hiệu BIDV chi nhánh Huế. Những yếu tố giúp khách hàng nhận biết thƣơng hiệu BIDV đƣợc đề tài này nghiên cứu là: “tên thƣơng hiệu”, “logo”, “slogan”, “trụ sở giao dịch”, “màu sắc thƣơng hiệu”, “đồng phục nhân viên”, “quảng cáo”.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do Hoàng Thị Phƣơng Thảo chủ nhiệm về “Phát triển đo lƣờng tài sản thƣơng hiệu trong thị trƣờng dịch vụ”. Nghiên cứu tập trung vào sự trung thành thƣơng hiệu với mô hình nghiên cứu dựa vào các thành phần giá trị thƣơng hiệu của Aaker (1991). Tuy nhiên, đề tài chƣa nhấn mạnh yếu tố nhận thức của ngƣời tiêu dùng với sức mạnh của thƣơng hiệu.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng (2014) về Đo lƣờng nhận thức và hình ảnh thƣơng hiệu Sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk. Đề tài đánh giá sự gợi nhớ về thƣơng hiệu thông qua các tiêu chí: sự liên tƣởng và nhận thức vào tài sản thƣơng hiệu, nhận diện thƣơng hiệu. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao nhận thức và hình ảnh hƣơng hiệu Sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột với các nhà quản lý và khách hàng.
Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Khanh và Nguyễn Minh Đức (2014) về phát triển thƣơng hiệu Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam trên địa bàn Thừa Thiên Huế giới thiệu 6 yếu tố chính tác động đến việc quyết định lựa chọn ngân hàng để giao dịch của khách hàng. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp xây dựng chiến lƣợc thƣơng hiệu nhằm phát triển thƣơng hiệu Vietcombank trên thị trƣờng Thừa Thiên Huế.