Mô hình phƣơng trình cấu trúc tuyến tính SEM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các yếu tố tác động đến nhận thức của khách hàng về thương hiệu ngân hàng TMCP công thương việt nam (vietinbank) trên phạm vi TP HCM (Trang 85 - 88)

Sau khi phân tích CFA, nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc SEM nhằm xác định các yếu tố ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố đến nhận thức.

Phân tích SEM đƣợc tiến hành phân tích bắt đầu từ mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu, sau đó tiến hành hiệu chỉnh mô hình để có đƣợc mô hình tốt hơn.

Trong kiểm định giả thiết và mô hình nghiên cứu, mô hình cấu trúc tuyến tính SEM có nhiều ƣu điểm hơn các phƣơng pháp phân tích đa biến truyền thống nhƣ hồi quy bội, hồi quy đa biến vì nó có thể tính đƣợc sai số đo lƣờng. Hơn nữa, phƣơng pháp này cho phép chúng ta kết hợp đƣợc các khái niệm tiềm ẩn với đo lƣờng của ta và có thể xem xét các đo lƣờng độc lập từng phần hay kết hợp chung với mô hình lý thuyết cùng một lúc.

Hình 4.2. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM

Giả thuyết:

H1: Triết lý kinh doanh tác động tích cực tới nhận thức thƣơng hiệu VietinBank của khách hàng

H2: Chiến lƣợc Marketing hỗn hợp tác động tích cực tới nhận thức thƣơng hiệu VietinBank của khách hàng

H3: Bộ nhận diện thƣơng hiệu tác động tích cực tới độ nhận thức thƣơng hiệu VietinBank của khách hàng.

Kết quả thể hiện ở Hình 4.2, có thể nói mô hình phù hợp với dữ liệu nghiên cứu vì Chi square/df= 2.006 (< 2), CFI>0.9, TLI,GFI ≈ 0.9, RMSEA= 0,053 (<0,08).

Sau khi xem xét độ phù hợp của mô hình, vấn đề tiếp theo nghiên cứu sẽ đánh giá kết quả phân tích SEM

Bảng 4.24. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM Mối quan hệ tƣơng quan

giữa các yếu tố Estimate S.E. C.R. P Standardized

NT ← TLKD 0.235 0.059 4.019 *** 0.233

NT ← MM 1.340 0.343 3.906 *** 0.561

NT ← BNDTH 0.554 0.120 4.601 *** 0.315

Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu nghiên cứu

Kết quả phân tích cấu trúc SEM cho thấy các yếu tố độc lập đều có tác động tích cực đến yếu tố phục thuộc nên giả thiết H1, H2, H3 đƣợc chấp nhận vì có ý nghĩa thống kê (p>0.05).

Cụ thể: Trong đó nhận tố Marketing hỗn hợp có ảnh hƣởng mạnh nhất với hệ số chuẩn hóa đạt 0.561. Đứng thứ 2 là yếu tố bộ nhận diện thƣơng hiệu với hệ số chuẩn hóa đạt 0.315, cuối cùng là yếu tố triết lý kinh doanh với hệ số đạt chuẩn hóa

là 0.233. Tất cả các mối quan hệ trên đều có ý nghĩa thống kê với p<0.05. Nhƣ vậy các giả thuyết H1, H2, H3 đều đƣợc chấp nhận tại độ tin cậy 95%. Từ kết quả trên, có thể đề xuất hàm ý quản trị nhằm nâng cao nhận thức thƣơng hiệu VietinBank thông qua các yếu tố trong mô hình đã nghiên cứu ở trên, đặc biệt là yếu tố Marketing hỗn hợp khi mà yếu tố này ảnh hƣởng lớn nhất đến nhận thức thƣơng hiệu VietinBank.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các yếu tố tác động đến nhận thức của khách hàng về thương hiệu ngân hàng TMCP công thương việt nam (vietinbank) trên phạm vi TP HCM (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)