Theo mức thu nhập trung bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn động vật hoang dã ở vườn quốc gia cát bà (Trang 54 - 56)

Bảng 4.6. Nhận thức của người dân theo thu nhập Nhận thức

Thu nhập

Tốt Trung bình Kém

≤ 520.000 đồng/người/tháng 1 (6,25%) 7 (43,75%) 8 (50%) > 520.000 đồng/người/tháng 53 (50,96%) 49 (47,12%) 2 (1,92%)

Nhìn vào bảng trên thấy rằng có sự khác nhau về nhận thức giữa nhóm người có thu nhập ở mức Nghèo và cận nghèo so với nhóm có thu nhập trung bình trở lên. Có đến 50% số người thu nhập ở mức nghèo và cận nghèo có nhận thức Kém về vấn đề bảo tồn tài nguyên và ĐVHD, trong khi tỷ lệ này ở nhóm thu nhập trung bình trở lên chỉ có 1,92%. Số người có nhận thức Tốt cũng tập trung ở nhóm có thu nhập trung bình trở lên, ở nhóm nghèo và cận nghèo chỉ có 1 người nhận thức tốt, chiếm tỉ lệ 6,25%, trong khi có đến 53 người ở nhóm thu nhập trung bình trở lên có nhận thức tốt, chiếm 50,96%.

Với giả thiết rằng không có sự khác biệt về nhận thức giữa các nhóm có thu nhập trung bình khác nhau, đề tài kiểm định giả thiết bằng tiêu chuẩn Independent Samples T Test. Với giá trị P value = 0.000 đã bác bỏ giả thiết đặt ra, khẳng định có sự khác biệt rõ rệt về nhận thức bảo tồn theo thu nhập trung bình của các hộ gia đình. Kết quả phân tích thống kê cũng chỉ ra giá trị trung bình điểm nhận thức của nhóm hộ Nghèo và cận nghèo chỉ đạt 15,875 thấp hơn khá nhiều so với giá trị trung bình điểm nhận thức của nhóm các hộ thu nhập Trung bình trở lên (20,3077). (Xem Kết quả kiểm định thống kê theo thu nhập ở Phụ lục 09)

Điều này có thể giải thích là do những người có thu nhập từ trung bình trở lên có nhiều cơ hội tiếp xúc với các thông tin về bảo tồn tài nguyên thiên

nhiên và ĐVHD thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, báo, đài, mạng internet hơn những người có thu nhập thấp.

Kết luận

Như vậy, với độ tin cậy 95%, đề tài đã chứng minh được nhận thức và thái độ bảo tồn của người dân có sự khác nhau theo giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập và không có sự khác nhau theo khu vực sinh sống và độ tuổi. Bảng 4.7 tổng hợp kết quả kiểm định thống kê cho thấy mức độ của sự giống hoặc khác nhau về nhận thức giữa các chỉ tiêu so sánh.

Bảng 4.7: Kết quả tổng hợp so sánh nhận thức, thái độ bảo tồn theo các chỉ tiêu

STT Chỉ tiêu P - value Kết luận

1 Khu vực sinh sống 0.964 Không có sự khác biệt

2 Giới tính 0.027 Có sự khác biệt

3 Độ tuổi 0.101 Không có sự khác biệt

4 Trình độ học vấn 0.000 Có sự khác biệt

5 Nghề nghiệp 0.000 Có sự khác biệt

6 Thu nhập 0.000 Có sự khác biệt

Từ những kết quả trên đây, có thể gợi ý rằng việc thiết kế và triển khai những chương trình bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn ĐVHD nên diễn ra với đối tượng là người dân cả 4 thôn với đủ các lứa tuổi. Bên cạnh đó, các chương trình nên tập trung vào những đối tượng là nữ giới vì những đối tượng này ít có cơ hội tiếp cận với các chương trình giáo dục bảo tồn nhưng là thành phần lao động chính trong gia đình trong việc tiếp cận và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra cần tập trung nâng cao nhận thức cho nhóm cộng đồng là nông dân và những người có trình độ học vấn thấp,

người có thu nhập ở mức nghèo và cận nghèo để khuyến khích họ tham gia vào các nhóm cộng đồng bảo vệ rừng ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn động vật hoang dã ở vườn quốc gia cát bà (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)