Đối với các tác động của cộng đồng đến tài nguyên thiên nhiên và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn động vật hoang dã ở vườn quốc gia cát bà (Trang 79 - 82)

- Cần đưa giáo dục về quản lý ĐVHD vào lồng ghép với các hoạt động của đoàn thể trong xã như thành niên, phụ nữ, cựu chiến binh... để các tổ chức này phối kết hợp với BQLVQG vừa là đối tượng tuyên truyền tới các thôn.

- Để nâng cao nhận thức cho cộng đồng hiện tại và tương lai cần xác định được vai trò của học sinh trong việc bảo vệ các loài ĐVHD. Do vậy cần có sự kết hợp với ngành giáo dục để đưa nội dung, chương trinh bảo vệ các loài ĐVHD vào trong trường học của xã theo lứa tuổi, in những tranh ảnh để cổ động và đưa vào sử dụng trong trường học.

4.4.2. Đối với các tác động của cộng đồng đến tài nguyên thiên nhiên và ĐVHD ĐVHD

Hiện nay ở VQG Cát Bà, cộng đồng địa phương vẫn tác động lên tài nguyên rừng và động vật hoang dã thông qua nhiều hoạt động khác nhau như khai thác gỗ, củi và các loại lâm sản ngoài gỗ, săn bắn, bẫy bắt ĐVHD, các ảnh hưởng từ hoạt động du lịch. Các hoạt động này chủ yếu đem lại những tác động tiêu cực. Nguyên nhân chính dẫn đến những tác động này là thiếu đất sản xuất, thiếu công ăn việc làm có thu nhập ổn định, những khó khăn về cơ sở hạ tầng và nguồn vốn trong phát triển sinh kế ở các thôn... Để công tác bảo vệ rừng nói chung và bảo tồn được các loài ĐVHD nói riêng cần có dự án riêng cho việc phát triển toàn diện vùng đệm tạo vành đai an toàn cho VQG, với mục tiêu là nâng cao đời sống của nhân dân, tăng thu nhập, sử dụng đất đai và tài nguyên một cách hợp lý và bền vững, phục hồi lại hệ sinh thái, tạo các điều kiện thuận lời về kinh tế cho địa phương nhằm giảm áp lực vào VQG Cát Bà. Do đó để quản lý bảo vệ sử dụng bền vững ta cần:

- Kiểm soát các hoạt động săn bắt và khai thác gỗ trái phép. Lực lượng kiểm lâm cần phối hợp với các Câu lạc bộ, tổ tuần tra bảo vệ rừng và các đoàn thể trong xã, thôn và các cơ quan ban ngành khác để kiếm soát thật chặt chẽ các hoạt động này. Đồng thời phải có các chế tài xử phạt nghiêm minh và triệt để các hoạt động săn bắt và khai thác gỗ trái phép, thu hồi súng, bẫy, các phương tiện cưa gỗ ở trong thôn bản.

- Kiểm soát các hoạt động thu hái lâm sản ngoài gỗ trong vùng lõi và vùng đệm của VQG, để đảm bảo các hoạt động này diễn ra ở mức bền vững cần có các quy định về thời gian khai thác, thời gian không được khai thác và vùng được khai thác để tránh người dân vào trong vùng lõi khai thác, và tránh tình trạng người dân khai thác triệt để dần dẫn đến bị tuyệt chủng một số loài, hay khai thác tràn lan làm ảnh hưởng tới nguồn thức ăn của các loài ĐVHD, vừa cho phép người dân khai thác bền vững vừa chống lãng phí tài nguyên và vừa góp phần nâng cao thu nhập của người dân trong và xung quanh VQG.

- Hướng dẫn người dân trong các thôn về phương pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên rừng như xây dựng bếp cải tiến, đun tiết kiệm củi,..

- Cần xây dựng được hệ thống canh tác sản xuất lúa nước, để làm được điều này phải xây dựng hệ thống thủy lợi cho cả 4 thôn nghiên cứu, vì hầu hết ở 4 thôn này đều chủ yếu là sản xuất dựa vào nguồn nước mưa tự nhiên. Việc xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nhiệp sẽ làm giảm một phần nào đó của hoạt động khai thác tài nguyên rừng tác động lên sinh cảnh, môi trường sống của các loài ĐVHD. Để làm được điều này cần có sự tham gia của các cơ quan như: ngân hàng, kho bạc, phòng nông nghiệp... để xây dựng , hỗ trợ vốn, kỹ thuật, giống cho người dân. Bên cạnh đó, cần đầu tư các loại cây trồng theo nhu cầu của người dân như: keo, cam, cây ăn quả... vật

nuôi như: lợn, dê, gà, vịt... để họ có thêm việc làm và thu nhập từ việc trồng các loại cây trồng, vật nuôi theo nhu cầu của họ.

- Tăng cường hỗ trợ phát triển hệ thống cơ sơ hạ tầng như đường, điện, trường, trạm xã... tạo điều kiện phát triển toàn diện kinh tế xã hội cho người dân trong 4 thôn đã điều tra. Đặc biệt đối với xã Việt Hải, nhu cầu có một con đường giao thông trên bộ nối liền với trung tâm thị trấn là rất cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội cho người dân nơi đây.

- BQL VQG nên xây dựng một mô hình nông - lâm kết hợp để thử nghiệm, việc chọn mô hình này tốt nhất là nên xây dựng 1 mô hình ở 1 hộ trong 1 thôn để xây dựng dưới sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ VQG. Khi xây dựng mô hình, cần có tính toán cả đầu vào và đầu ra của sản phẩm nhằm đảm bảo sự thành công khi triển khai trên diện rộng. Thực tế cho thấy các chương trình phát trển sinh kế trước đây ở khu vực như trồng rau, trồng cây thuốc... đều chưa đem lại hiệu quả kinh tế do thiếu thị trường tiêu thụ và giao thông đi lại khó khăn.

- Đối với những thôn nằm gần khu vực có nhiều loài ĐVHD sinh sống như thôn 1 xã Gia Luận và 2 thôn ở xã Việt Hải thì BQL VQG và UBND các xã cần phải sớm có những giải pháp thích hợp để làm giảm hoạt động khai hoang của người dân, cần có nhiều dự án được thực hiện ở đây, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, phát triển các loại hình kinh tế du lịch, dịch vụ để tránh tình trạng người dân mở rộng thêm diện tích vào vùng sinh cảnh sống của các loài ĐVHD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn động vật hoang dã ở vườn quốc gia cát bà (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)