Câu lạc bộ bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn động vật hoang dã ở vườn quốc gia cát bà (Trang 72 - 73)

Trong 5 năm hoạt động của Người gác Voọc và Tổ bảo vệ rừng đã đạt được những thành quả rất tốt, đó là tình trạng săn bắt voọc không còn xảy ra, việc săn bắn, bẫy bắt các loài ĐVHD đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, có một tình trạng nảy sinh là người dân khai thác những loài lâm sản khác. Vì vậy, năm 2006, tổ chức chuyên trách về bảo tồn và bảo vệ môi trường tại các xã, thị trấn của đảo Cát Bà đã ra đời với tên gọi “Câu lạc bộ Bảo vệ rừng cấp xã”. Tổ chức cộng đồng này gồm 2 bộ phận:

(i) Ban chỉ đạo (10 người), gồm những người là trưởng các ban ngành trong xã;

(ii) Tổ xung kích (8 - 12 người), là những người của công an và dân quân tự vệ của xã, thôn và đại diện những hộ chủ rừng được người dân trong các thôn, xã tín nhiệm bầu ra.

Hàng tháng, các Câu lạc bộ có 10-15 buổi tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh của các xã và thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền tại khu dân cư về quy định pháp luật đối với công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ chim di cư và các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng tại địa phương. Bên cạnh đó, dự án còn hướng dẫn các gia đình quản lý rừng và các khu có voọc sinh sống gần địa bàn của từng xã, thiết lập và duy trì mạng lưới giữa các gia đình với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, coi giáo dục bảo tồn là nhiệm vụ chính và tổ chức các hoạt động tuyên truyền độc lập. Một tổ chức cộng đồng bắt nguồn từ tất các các tầng lớp của cộng động như vậy sẽ đảm bảo tốt việc thực hiện các truyền đạt về thông điệp bảo tồn và bảo vệ môi trường, và vận động nhân dân tham gia tích cực vào các hoạt động bảo tồn và bảo vệ môi trường, cũng như hỗ trợ việc thực thi của các dự án bảo tồn từ bên ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn động vật hoang dã ở vườn quốc gia cát bà (Trang 72 - 73)