Theo giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn động vật hoang dã ở vườn quốc gia cát bà (Trang 49 - 51)

Bên cạnh yếu tố khu vực sinh sống, giới tính cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự khác biệt trong nhận thức và thái độ của người dân, từ đó cũng ảnh hưởng tới hiệu quả của các chương trình giáo dục bảo tồn. Trong số 120 phiếu phỏng vấn thu được, đề tài tổng hợp theo giới tính, trong đó 83 là nam và 37 là nữ. Kết quả được thể hiện trong bảng 4.2.

Bảng 4.2: Điểm số nhận thức và thái độ theo giới tính Nhận thức

Giới tính

Tốt Trung bình Kém

Số người % Số người % Số người %

Nam (83 người) 41 49,40 38 45,78 4 4,82

Nữ (37 người) 13 35,14 18 48,65 6 16,21

Nhìn vào bảng 4.2 cho thấy, nam có nhận thức cao hơn nữ trong các vấn đề mà đề tài đưa ra. Có tới 49,40% số nam có nhận thức tốt trong khi nữ chỉ có 35,14% đạt mức độ đánh giá này. Tuy nhiên, để kiểm tra nhận thức có thực sự khác nhau theo giới tính hay không, đề tài tiến hành kiểm tra bằng tiêu chuẩn thống kê.

Tiêu chuẩn T của Student cho 2 mẫu độc lập được kiểm tra trong trường hợp này. Đề tài đưa ra giả thiết rằng nhận thức và thái độ giữa 2 giới tính không có sự khác nhau. Sau khi kiểm định bằng tiêu chuẩn T – student áp dụng trong trường hợp phương sai 2 tổng thể bằng nhau thu được giá trị P = 0.027 < 0,05 nên bác bỏ giả thiết đặt ra. Như vậy, nhận thức và thái độ của người dân trong 4 thôn điểm nghiên cứu có sự khác biệt theo giới tính. Kết quả kiểm định thống kê cũng cho thấy giá trị trung bình điểm nhận thức của nhóm nữ giới thấp hơn so với nhóm nam giới (Mean Nữ = 18,5405, Mean Nam = 20,2410). Kết quả kiểm định giả thiết thống kê được thể hiện trong phần Phụ lục 09.

Từ thực tế nghiên cứu, đề tài nhận thấy nguyên nhân của sự khác biệt này là do người phụ nữ trong các hộ gia đình có ít cơ hội tham gia trong các hoạt động bảo tồn tại địa phương hơn so với nam giới. Phụ nữ thường là người phải làm các công việc nội trợ trong gia đình, chăm sóc con cái và tham gia

các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, họ có ít thời gian tiếp xúc với các nguồn thông tin, tham gia các buổi họp thôn hay những buổi tuyên truyền nâng cao nhận thức hơn so với nam giới. Ngoài ra, nam giới là những người có sức khỏe và kinh nghiệm đi rừng, họ có hiểu biết đầy đủ hơn về các loài ĐVHD cũng như các vấn đề tài nguyên thiên nhiên trong khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn động vật hoang dã ở vườn quốc gia cát bà (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)