Tác động của cộng đồng địa phương tới bảo tồn động vật hoang dã tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn động vật hoang dã ở vườn quốc gia cát bà (Trang 56 - 58)

tại VQG Cát Bà

Theo đánh giá của Hạt kiểm lâm VQG trong các bản tổng kết hàng năm từ 2007 đến hết tháng 8/2013 cho thấy các CĐĐP vẫn tác động rất lớn tới TNR và tài nguyên ĐVHD, đặc biệt là các CĐĐP sống gần rừng. Tuy nhiên, các vụ vi phạm và mức độ thiệt hại TNR có xu hướng giảm xuống trong những năm gần đây. Bình quân mỗi năm có 35 vụ vi phạm luật quản lý bảo vệ rừng, tính từ năm 2007 đến 2012, đặc biệt năm 2007 có tới 54 vụ, trong đó có 8 vụ liên quan đến ĐVHD, năm 2010 có 57 vụ, trong đó có 7 vụ liên quan đến ĐVHD. Trong các năm 2011 và 2012, số vụ vi phạm lâm luật cũng như các vi phạm liên quan đến ĐVHD đã giảm xuống rõ rệt với 19 vụ năm 2011 và 16 vụ năm 2012, trong đó chỉ có 1 vụ liên quan đến ĐVHD.

Tính từ đầu năm đến hết tháng 8/2013, số vụ vi phạm lâm luật đã được Hạt Kiểm lâm VQG phát hiện xử lý đã là 8 vụ, trong đó có tới 4 vụ bẫy bắt động vật hoang dã, tịch thu nhiều bẫy và tang vật. (Phụ lục 08)

Hình 4.3: Biểu đồ các vụ vi phạm lâm luật và vi phạm liên quan đến ĐVHD ở VQG Cát Bà giai đoạn 2007 - 2013

Các vụ vi phạm phần lớn là khai thác, chặt phá rừng trái phép, khai thác lâm sản ngoài gỗ trái phép, bẫy bắt động vật rừng… Tuy nhiên đây mới chỉ là những vụ việc mà VQG Cát Bà đã phát hiện và xử lý. Rất nhiều sự việc vi phạm khác chưa được phát hiện hoặc vi phạm một cách rõ ràng nhưng chưa thể xử lý.

Khi được hỏi, 100% số người nói rằng họ không có bất cứ tác động nào đến VQG từ khi nó được thành lập. Các tác động chính đề tài đưa ra trong bảng câu hỏi là lấn đất làm nương rẫy, khai thác gỗ, săn bắt thú rừng và khai thác lâm sản ngoài gỗ cho người trả lời lựa chọn. Tuy nhiên không có câu trả lời nào nói rằng có một trong số các hoạt động trên đối với VQG từ khi nó được thành lập. Có nhiều giả thiết dẫn đến kết quả này, như là: những đối tượng được hỏi không hề có tác động gì tới khu bảo tồn như lời họ nói, họ biết những việc làm đó là vi phạm pháp luật nên không dám nói thật với bất kỳ ai đến từ ngoài cộng đồng.

Tuy nhiên, qua kết quả điều tra cũng như đánh giá của Hạt kiểm lâm VQG Cát Bà cho thấy các CĐĐP tác động tới TNR và tài nguyên ĐVHD bằng rất nhiều hoạt động. Tựu chung lại, đề tài nhận thấy có các hình thức tác động là: Khai thác gỗ, củi; Khai thác lâm sản ngoài gỗ; Săn bắn, bẫy bắt ĐVHD; Ảnh hưởng của các hoạt động du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn động vật hoang dã ở vườn quốc gia cát bà (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)