Để thực hiện được các nội dung nghiên cứu của đề tài, tôi đã sử dụng phương pháp Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (Parcipatory Rapid/Rural Assessment - PRA), với 2 thanh công cụ phổ biến là phỏng vấn bán cấu trúc và phỏng vấn cấu trúc.
Nghiên cứu dự kiến sẽ được triển khai làm 2 giai đoạn - Giai đoạn 1: Giai đoạn thăm dò
- Giai đoạn 2: Điều tra thu thập số liệu thực địa
2.5.2.1. Giai đoạn thăm dò
Giai đoạn này nhằm mục tiêu phân loại các đối tượng tham gia trong khu vực nghiên cứu và thử nghiệm bảng hỏi để đánh giá mức độ phù hợp của bộ câu hỏi phỏng vấn với các đối tượng khác nhau, từ đó có các chỉnh sửa cho phù hợp.
2.5.2.2. Giai đoạn thu thập số liệu chính * Lựa chọn mẫu nghiên cứu và phỏng vấn
Khảo sát sơ bộ các xã ở gần hoặc giáp ranh VQG Cát Bà, đồng thời phỏng vấn cán bộ ban quản lý VQG, cán bộ chính quyền địa phương của các xã xung quanh VQG, để lựa chọn được các địa điểm nghiên cứu. Các mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống, theo quy trình từ lựa chọn khu vực nghiên cứu, lựa chọn xã điểm, lựa chọn thôn điểm và cuối cùng là lựa chọn người tham gia trả lời phỏng vấn. Các thôn được lựa chọn phải nằm trong, gần hoặc giáp ranh VQG, có tham gia các chương trình giáo dục bảo tồn, giáo dục môi trường do VQG hoặc các dự án thực hiện.
Các đơn vị mẫu của nghiên cứu là các hộ gia đình. Các đơn vị mẫu được xác định thông qua phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Trong phương pháp này, mỗi hộ gia đình có một cơ hội bằng nhau được lựa chọn. Các gia đình được chọn từ danh sách các hộ gia đình của thôn.
Kết hợp khảo sát sơ bộ khu vực nghiên cứu để lựa chọn được số hộ gia đình cần phỏng vấn tại mỗi địa điểm nghiên cứu.
Sau quá trình khảo sát và tham khảo ý kiến của Ban quản lý VQG Cát Bà, lãnh đạo địa phương, đề tài đã chọn nghiên cứu 4 thôn điểm có vị trí gần với VQG nhất, bao gồm Thôn 1 xã Gia Luận, thôn Hải Sơn xã Trân Châu, Thôn 1 và Thôn 2 xã Việt Hải.
Ở mỗi thôn nghiên cứu, đề tài tiến hành phỏng vấn 30 hộ gia đình. Tổng số phiếu phỏng vấn đã thực hiện tại 4 thôn là 120 phiếu.
* Thu thập dữ liệu chính
Dữ liệu chính cho nghiên cứu này được thu thập từ bốn nguồn chính: khảo sát bằng bảng hỏi, thảo luận nhóm, phỏng vấn người cung cấp thông tin chính và quan sát của nhà nghiên cứu.
a. Phỏng vấn hộ gia đình
Việc phỏng vấn hộ gia đình được thực hiện thông qua bảng câu hỏi cùng với thang chia điểm. Để phù hợp với mục tiêu, nội dung và các yêu cầu thực hiện trong phương pháp, đề tài tiến hành xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn theo nguyên tắc với nội dung như sau:
* Xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn
- Cấu trúc bộ câu hỏi phỏng vấn: Để thiết kế bộ câu hỏi phù hợp, theo
cấu trúc của câu hỏi và cấu trúc câu trả lời cho mỗi câu hỏi, đề tài đã xây dựng bộ câu hỏi theo 2 dạng câu hỏi: câu hỏi đóng và câu hỏi đóng - mở. Bộ câu hỏi được tham khảo từ Phiếu câu hỏi phỏng vấn điều tra nhận thức và thái độ của Tổ chức WWF.
- Câu hỏi đóng
Dạng câu hỏi này đòi hỏi người được hỏi lựa chọn câu trả lời trong những đáp án đã cho sẵn. Câu hỏi loại này có thể đưa ra những sự khác nhau đơn giản như “có/không” hoặc lựa chọn giữa một vài loại câu trả lời hoặc lựa chọn theo mức độ đồng ý. Dạng câu hỏi này được sử dụng để đánh giá về nhận thức và thái độ của người dân đối với các vấn đề về môi trường, bảo tồn,… đã có sẵn các phương án trả lời.
Đây là dạng câu hỏi yêu cầu người được hỏi phải cung cấp câu trả lời, không có câu trả lời sẵn có. Câu trả lời có thể là 1 từ hoặc 1 cụm từ, người được hỏi ghi lại toàn bộ câu trả lời của mình. Dạng câu hỏi này được sử dụng cho những câu hỏi nhằm khai thác thông tin.
- Thiết kế bảng câu hỏi:
Với các dạng câu hỏi trên, đề tài đã thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình gồm 30 câu hỏi, phân chia thành các phần rõ ràng theo nội dung.
Bảng câu hỏi được chia làm 3 phần:
Phần I: Tìm hiểu kiến thức và nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn động vật hoang dã và các vấn đề liên quan đến VQG; mong muốn của người dân với công tác bảo tồn trong tương lai.
Phần II: Đánh giá tác động của người dân địa phương đối với tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn động vật hoang dã, mối quan hệ của người dân đối với các cơ quan quản lí động vật hoang dã.
Phần III: Những thông tin về đối tượng phỏng vấn (độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, giới tính, số năm cư trú tại địa phương, nghề nghiệp,…) - Cách chấm điểm: Các câu hỏi về nhận thức, thái độ của người dân với các vấn đề môi trường, VQG và bảo tồn động vật hoang dã được cho điểm tùy theo loại câu hỏi. Với dạng câu hỏi Đóng, đã có đáp án sẵn phù hợp nhất với người được hỏi, 1 điểm cho mỗi câu trả lời đúng và 0 điểm cho mỗi câu trả lời sai hoặc không biết đáp án. Với dạng câu hỏi Đóng - Mở, tác giả chia mức độ nhận thức ra làm 4 cấp đó là: rất hiểu biết, hiểu biết, ít hiểu biết và không biết tương ứng với số điểm lần lượt là 3, 2, 1 và 0. Mức độ về thái độ với tài nguyên được chia làm 2 cấp trong đó cấp 1 điểm cho người có thái độ rất tích cực và 0 điểm cho người không quan tâm đến vấn đề.
Bảng câu hỏi, thang chia điểm và danh sách những người phỏng vấn của đề tài được đính kèm ở phần Phụ lục 02.
b. Thảo luận nhóm
Ở mỗi thôn điểm nghiên cứu tiến hành 1 cuộc thảo luận nhóm với từ 15-20 người bao gồm ban lãnh đạo thôn, lãnh đạo các tổ hội trong thôn như hội nông dân, hội phụ nữ, cựu chiến binh, thanh niên, khuyến nông khuyến lâm... Thành phần tham dự phải bao gồm cả nam lẫn nữ. Địa điểm tiến hành thảo luận nhóm ở Hội trường thôn hoặc trường học.
Nội dung thảo luận nhóm tập trung vào các vấn đề về tài nguyên thiên nhiên, xếp hạng các nguy cơ đối với bảo tồn động vật hoang dã ở địa phương, tìm hiểu kiến thức bản địa của người dân trong việc xác định và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có. Tìm hiểu nguyện vọng của người dân thông qua những chương trình hỗ trợ sinh kế, giáo dục bảo tồn nhằm thu hút người dân trong việc bảo tồn tài nguyên và duy trì các hoạt động thân thiện với môi trường. Các thông tin thu thập được sử dụng để bổ sung vào bảng câu hỏi khảo sát hộ gia đình.
c. Phỏng vấn người cung cấp thông tin chính
Các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc được tiến hành đối với lãnh đạo địa phương, những nhà quản lý VQG và Khu dự trữ sinh quyển, cán bộ các dự án và các cá nhân có liên quan trong lĩnh vực bảo tồn động vật hoang dã như các thành viên Tổ tuần tra bảo vệ rừng. Nội dung phỏng vấn bao gồm các thông tin về tình hình khai thác sử dụng tài nguyên, tình trạng bảo tồn các loài động vật hoang dã, các vấn đề chính trong công tác quản lý, giáo dục bảo tồn và nguyện vọng cũng như giải pháp đề xuât của các bên liên quan trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn động vật hoang dã nói riêng ở VQG Cát Bà. Thông tin thu được từ việc phỏng vấn bán định hướng góp phần
giải thích kết quả phân tích từ bảng câu hỏi phỏng vấn - công cụ được tác giả sử dụng trong nghiên cứu. Bộ câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc được đính kèm ở phần Phụ lục 01.
d. Quan sát của người nghiên cứu
Cùng với việc phỏng vấn, khảo sát thu thập thông tin, người nghiên cứu kết hợp quan sát, ghi chép lại các hoạt động cộng đồng và các sinh hoạt ở hộ gia đình. Đây là một công cụ hữu ích cho việc kiểm tra chéo các thông tin thu được từ cuộc khảo sát bằng bảng hỏi. Trong suốt quá trình nghiên cứu, tác giả đã quan sát và ghi chép lại các hoạt động tác động đến tài nguyên trên các tuyến giao thông, các tuyến đi lại trong thôn và giữa các thôn, các tuyến du lịch trong khu vực.
Hình 2.1. Các điểm nghiên cứu và các tuyến nghiên cứu 2.5.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Các thông tin về những người được phỏng vấn được tổng hợp và mã hóa bằng phần mềm Excel và phần mềm SPSS 16.0 nhằm phân tích sự khác biệt về nhận thức, kiến thức giữa các nhóm đối tượng theo 6 nội dung: khu vực sinh sống, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập.
Đề tài đã phỏng vấn 120 người tương ứng với 120 phiếu phỏng vấn trên 4 thôn điểm được lựa chọn, bao gồm: Thôn 1 xã Gia Luận, Thôn Hải Sơn, xã Trân Châu, Thôn 1 và Thôn 2 xã Việt Hải (mỗi thôn đều thu được 30 phiếu phỏng vấn). Các phiếu phỏng vấn thu được sẽ được cộng tổng số điểm. Điểm số tối đa của phiếu phỏng vấn là 27 điểm, những người có số điểm ≥50% điểm số tối đa (>13 điểm) sẽ được coi là có nhận thức trung bình, những người có tổng điểm trên 20 điểm trở lên sẽ được coi là có nhận thức tốt và thái độ tích cực về các vấn đề môi trường và bảo tồn tài nguyên nói chung và bảo tồn động vật hoang dã nói riêng. Những người có số điểm dưới 50% tổng số điểm tối đa (≤ 13 điểm) được cho là có nhận thức kém về các vấn đề trên.
Để có thể đưa ra kết luận về nhận thức của các đối tượng phỏng vấn, đề tài đã phân chia những người được phỏng vấn thành các nhóm theo từng nội dung:
- Theo giới tính: 2 nhóm, Nhóm Nam giới và Nhóm Nữ giới.
- Theo độ tuổi: 3 nhóm, bao gồm: Nhóm từ 18-35 tuổi, Nhóm 36-55 tuổi và Nhóm trên 55 tuổi.
- Theo trình độ học vấn: 2 nhóm, Nhóm có trình độ Cấp 1 và cấp 2 và Nhóm có trình độ từ cấp 3 trở lên.
- Theo nghề nghiệp: 3 nhóm, bao gồm: Nông dân; Cán bộ, công nhân viên chức nhà nước; Người làm dịch vụ du lịch và Thủy sản.
- Theo thu nhập: dựa vào báo cáo tình hình kinh tế hộ gia đình của các xã, đề tài phân chia các hộ gia đình phỏng vấn thành 2 nhóm thu nhập: Nhóm 1 bao gồm các hộ nghèo và cận nghèo, có thu nhập bình quân đầu người dưới 520.000 đồng/người/tháng (theo chuẩn hộ nghèo và cận nghèo ban hành theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015); Nhóm 2 gồm các hộ có mức sống Trung bình trở lên, thu nhập bình quân trên 520.000 đồng/người/tháng.
Sau khi phân chia các nhóm và tổng hợp số liệu điều tra theo từng nội dung, đề tài tiến hành kiểm tra bằng các tiêu chuẩn thống kê phù hợp sử dụng phầm mềm SPSS 16.0 để có kết luận về sự khác biệt nhận thức giữa các nhóm đối tượng khác nhau.
2.5.3.2. Nghiên cứu các tác động của cộng đồng đến bảo tồn ĐVHD
Trên cơ sở số liệu đề tài đã thu thập được thông qua phỏng vấn, tiến hành đánh giá những hoạt động gây ảnh hưởng tốt và xấu đến tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn động vật hoang dã và VQG.
Những hoạt động tích cực là những hoạt động không làm tổn hại đến tài nguyên thiên nhiên nói chung và ĐVHD nói riêng, mang tính chất bảo vệ và phát triển các nguồn tài nguyên trong khu vực. Ngược lại, các tác động bất lợi là những hoạt động gây tổn hại đến tài nguyên thiên nhiên và ĐVHD trong khu vực.
Bảng Đánh giá các hoạt động ảnh hưởng tới tài nguyên và VQG
STT Tên hoạt động Tần suất (lần/tháng)
Tác động đến VQG, tài nguyên
Đánh giá hoạt động
Sau khi phân tích các hoạt động, tham khảo ý kiến của các cơ quan chức năng, các tổ đội tuần rừng và các chuyên gia, các hoạt động sẽ được đề tài phân loại theo mức độ tốt và xấu đối với tài nguyên và bảo tồn động vật hoang dã, phân tích các nguyên nhân, phục vụ cho quá trình phân tích và đưa ra đề xuất các giải pháp bảo tồn động vật hoang dã dựa vào cộng đồng người dân địa phương trong tương lai.
Các kết quả nghiên cứu được so sánh, được kiểm tra với những thông tin đã thu thập trước đó để có những nhận xét cũng như những kết luận và đề xuất cụ thể cho các hoạt động sau này của các chương trình hoạt động bảo tồn động vật hoang dã.
2.5.3.3. Đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động bảo tồn ĐVHD
Dựa vào những thông tin thu thập được trong quá trình phỏng vấn và tham khảo các số liệu, báo cáo cụ thể tình hình hoạt động của các nhóm cộng đồng tại các địa phương, đề tài tiến hành phân tích mức độ tham gia của người dân, hiệu quả hoạt động của các nhóm cộng đồng trong các hoạt động bảo tồn ĐVHD.
Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý, hành chính
Đảo Cát Bà là đảo núi đá vôi có diện tích trên 204km2, ngoài ra có khoảng 360 hòn đảo lớn nhỏ khác trong hệ thống quần đảo Nam vịnh Hạ Long.
Vuờn quốc gia Cát Bà nằm trên hòn đảo lớn nhất của quần đảo, cách thành phố Hải Phòng 45km về phía Đông, cách thành phố Hạ Long 25 km về phía Nam, và cách Hà Nội khoảng 150 km về phía Đông Nam. Cát Bà là cửa ngõ tiền tiêu của thành phố và là trung tâm về đa dạng sinh học, địa chất, cảnh quan thiên nhiên và cũng là trung tâm du lịch của thành phố.
VQG Cát Bà nằm trong khoảng toạ độ địa lý sau:
Từ 20044’ – 200 52’vĩ độ Bắc
Từ 1060 59’ – 1070 06 ’Kinh độ Đông
Theo quyết định số 79/CP, ngày 31/3/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), VQG có diện tích tự nhiên là 15.200 ha, thuộc địa phận hành chính của các xã sau: xã Gia Luận, xã Phù Long, xã Hiền Hào, xã Xuân Đám, xã Trân Châu, xã Việt Hải và thị trấn Cát Bà, bao bọc xung quanh các xã trên và VQG là sông, biển.
- Phía Đông và Đông Bắc giáp vịnh Hạ Long được ngăn cách bởi lạch Ngăn và lạch Đầu xuôi của tỉnh Quảng Ninh.
- Phía Tây và Tây Nam là cửa sông Bạch Đằng, sông Cấm và biển Hải Phòng-Đồ Sơn.
Đây là vùng nằm trong hệ thống quần đảo vịnh Hạ Long gồm rất nhiều đảo đá vôi lớn nhỏ khác nhau, trong đó Cát Bà là đảo đá vôi lớn nhất. Vùng này nằm trong vùng địa lý thực vật bắc bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm mưa mùa. Như vậy, hệ thực vật ở đây mang tính chất của khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam.
3.1.2. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn
Vườn Quốc gia Cát bà thuộc chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu đại dương, có gió mùa Tây Nam về mùa hạ