Năm 2001 đánh dấu bước ngoặt trong quá trình bảo tồn khi ghi nhận vụ săn bắt voọc cuối cùng diễn ra ở xã Gia Luận. Đây cũng là thời điểm ngăn chặn được sự suy giảm tiếp theo của quần thể voọc, mở ra giai đoạn phát triển mới tốt đẹp hơn cho đàn voọc Cát Bà và công tác bảo tồn các loài ĐVHD trong khu vực nói chung. Năm 2003, lần đầu trong mấy chục năm, số lượng cá thể voọc tăng lên. Đặc biệt, năm 2006 và năm 2009 triển khai chiến dịch chống nạn buôn bán động vật hoang dã được tổ chức tại thị trấn Cát Bà nhằm
ngăn chặn việc tiêu thụ trái phép động vật hoang dã. Dự án Bảo tồn voọc Cát Bà rất nỗ lực trong việc làm cầu nối cho sự sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả và gắn trách nhiệm của lực lượng kiểm lâm, ban quản lý dự án và hơn 200 người dân địa phương để bảo vệ loài voọc cũng như thiên nhiên Cát Bà. Khoảng 3.200 ha rừng trên đảo Cát Bà thường xuyên được tuần tra bởi các Tổ bảo vệ rừng, dưới sự giám sát của dự án và Hạt kiểm lâm. Trong đó, thành viên các Tổ được tập huấn xử lý dơi bị mắc vào lưới bẫy chim di cư; tuần tra ban đêm bảo vệ chim di cư; chống lại hoạt động buôn bán động vật hoang dã...
Theo số liệu được cung cấp bởi Dự án bảo tồn Voọc Cát Bà, các Câu lạc bộ bảo vệ rừng và Tổ tuần tra bảo vệ rừng được tổ chức hoạt động thường xuyên, liên tục, từ khi được thành lập đã góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn các loài ĐVHD trong khu vực, đặc biệt là loài Voọc đặc hữu và quý hiếm của quần đảo Cát Bà. Tính riêng trong nửa cuối năm 2012, số buổi tuần tra và số bẫy phá được của các nhóm này như sau:
Bảng 4.8: Kết quả hoạt động của Câu lạc bộ BVR và Tổ tuần tra BVR (từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2012)
TT Tên nhóm Số buổi tuần tra
Số bẫy thu được Tổng số bẫy Bẫy thừng Bẫy sắt Bẫy nhím Bẫy lồng 1 CLB BVR Gia Luận 71 4 0 8 5 17 2 CLB BVR Hiền Hào 36 9 0 9 0 18 3 CLB BVR Phù Long 30 9 3 0 0 12 4 CLB BVR Xuân Đám 39 9 0 2 0 11 5 CLB BVR Trân Châu 30 0 0 0 0 0 Tổng 206 31 3 19 5 58 6 Tổ BVR Hải Sơn (Trân Châu) 96 25 3 0 2 30 7 Tổ BVR Việt Hải 120 2 0 21 0 23 8 Tổ BVR Gia Luận 85 14 2 2 1 19 Tổng 301 41 5 23 3 72
(Nguồn: Dự án Bảo tồn Voọc Cát Bà)
Khi được hỏi về hiệu quả hoạt động của các nhóm cộng đồng bảo vệ rừng ở khu vực có tác động như thế nào đối với tình trạng săn bắn, bẫy bắt ĐVHD ở địa phương, có 116/120 người được hỏi (96,67%) cho rằng từ khi các nhóm này được thành lập đã góp phần giảm các vụ vi phạm, săn bắn, bẫy bắt các
loài ĐVHD, chỉ có 4 người (3,33%) cho rằng hoạt động của các nhóm này không hiệu quả, không mang lại tác động tích cực nào đối với việc bảo tồn ĐVHD ở địa phương.
Bảng 4.9: Đánh giá hiệu quả hoạt động của nhóm cộng đồng BVR trong bảo tồn ĐVHD
TT Thôn Hiệu quả
Săn bắt giảm (n=30)
% Không có tác động gì (n=30)
%
1 Thôn 1 (Gia Luận) 28 93,33 2 6,77
2 Hải Sơn 29 96,67 1 3,33
3 Thôn 1 (Việt Hải) 30 100 0 0
4 Thôn 2 (Việt Hải) 29 96,67 1 3,33
Tổng 116 96,67 4 3,33
Như vậy, hoạt động của các nhóm bảo vệ rừng với sự tham gia của cộng đồng địa phương đã góp phần tích cực trong bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và các loài ĐVHD ở VQG Cát Bà.
Ngoài ra, các tổ chức cộng đồng ở các thôn, xã tại Cát Bà đã rất tích cực chủ động tham gia vào hoạt động quản lí, bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học của Quần đảo Cát Bà. Nhiều sự kết phối hợp đã được triển khai như quy chế phối hợp giữa ban quản lí Vịnh Hạ Long với huyện Cát Hải trong công tác quản lí Vịnh Hạ Long và các vịnh thuộc Quần đảo Cát Bà. Kí kết phối hợp giữa Vườn Quốc gia Cát Bà với Chi cục kiểm lâm Thành phố Hạ Long trong công tác quản lí bảo tồn tài nguyên thiên nhiên khu vựa giáp ranh. Phối hợp giữa hiệp hội du lịch và Vườn Quốc gia Cát Bà trong công tác phát triển du lịch kết hợp với bảo vệ động vật hoang dã trong đó có loài Vooc Cát
Bà. Các tổ chức đoàn thể cũng đã triển khai các hoạt động sinh kế cho người dân như dự án “Góp phần bảo vệ đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Cát Bà” thông qua các hoạt động cộng đồng của Hội Liên hiệp phụ nữ, qua đây đã triển khai nhiều mô hình trồng rau sạch, nuôi ong, phục tráng vườn cam Gia Luận; Dự án trồng cây dược liệu Hồng Hoa cho nông dân các xã vùng lõi và vùng đệm của Vườn Quốc gia; Dự án cụm bè an toàn văn hóa và phát triển bền vững của Hội nông dân.v.v… Ở các xã trên đảo Cát Bà từ nhiều năm nay còn phát triển mạng lưới Du lịch sinh thái cộng đồng với những sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng biển đảo và được khách Quốc tế rất ưa chuộng đã nâng cao đời sống kinh tế cho cộng đồng và hạn chế tình trạng vào rừng săn bắn động vật và khai thác lâm sản. Các tổ chức cộng đồng còn thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân tham gia vào công tác bảo tồn những giá trị đa dạng sinh học có giá trị nổi bật toàn cầu của Quần đảo Cát Bà với thông điệp phát triển kinh tế gắn với bảo tồn Di sản thiên nhiên cho thế hệ mai sau.
Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo tồn đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên, môi trường cho nhân dân huyện đảo, học sinh các trường học và du khách cũng được thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức tuyên truyền sinh động thông qua các buổi truyền thông, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu đa dạng sinh học, tổ chức tham quan thực tiễn và tìm hiểu các giá trị của Vườn quốc gia và Khu dự trữ sinh quyển. Vườn cũng ký quy chế phối hợp và tiến hành các hoạt động tuyên truyền bảo tồn đa dạng sinh học trong khu vực với Ban quản lý Vịnh Hạ Long và Vườn quốc gia Bái Tử Long.
Hình 4.13: Chương trình giáo dục môi trường và bảo tồn cho các em học sinh cấp 2 và mẫu giáo trên đảo (Nguồn: Dự án Bảo tồn Voọc Cát Bà)