Theo khu vực sinh sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn động vật hoang dã ở vườn quốc gia cát bà (Trang 47 - 49)

Kết quả nghiên cứu về nhận thức của cộng đồng theo khu vực sinh sống được tổng hợp ở bảng 4.1.

Bảng 4.1: Tổng số điểm và số người có nhận thức, thái độ tốt Thôn Thôn 1 (Gia Luận) Hải Sơn (Trân Châu) Thôn 1 (Việt Hải) Thôn 2 (Việt Hải) Tổng số điểm 595 590 598 583 n > 20 12 14 15 13 % so với tổng số người 40% 46,67% 50% 43,33%

Nhìn vào bảng 4.1 cho thấy nhận thức và thái độ của người dân ở cả 4 thôn nghiên cứu là cao. Tổng số điểm và số người có nhận thức tốt ở 4 thôn nghiên cứu không có sự khác nhau nhiều, thôn 1 xã Việt Hải có tổng số điểm cao nhất, tương ứng với mức độ nhận thức và thái độ đối với bảo tồn cao nhất (598 điểm) với số người đạt trên 20 điểm cũng cao nhất trong 4 thôn (15 người). Thôn 2 xã Việt Hải có tổng số điểm thấp nhất (583 điểm), tuy nhiên số người đạt trên 20 điểm (13 người) lại cao hơn thôn 1 xã Gia Luận (12 người). Điều này có thể dẫn đến kết luận rằng, trình độ nhận thức và thái độ của người dân ở thôn 1 xã Việt Hải là không đồng đều nhất trong 4 thôn. Hình 4.2 thể hiện rõ nét hơn kết quả thu được.

Hình 4.2: Biểu đồ Tổng số điểm và số người có nhận thức tốt của mỗi thôn

Những so sánh trên đây chỉ mang tính chất định tính, theo nhận xét chủ quan của người nghiên cứu, để biết được nhận thức và thái độ của người dân ở 4 thôn về các vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên có thực sự khác nhau hay không, đề tài tiến hành kiểm tra bằng tiêu chuẩn One-way ANOVA trong phần mềm SPSS 16.0. Đề tài đặt giả thiết rằng không có sự khác nhau

về mức độ nhận thức theo khu vực sống, và tiến hành kiểm định giả thiết với các điều kiện cần thiết.

Với giá trị P-value = 0.964 (> 0.05) đã chấp nhận giả thiết mà đề tài đưa ra, như vậy kết quả cho thấy không có sự khác nhau về mức độ nhận thức và thái độ của người dân đối với các vấn đề theo khu vực sống. Người dân ở cả 4 thôn điểm được lựa chọn trong nghiên cứu có cùng mức độ hiểu biết về các vấn đề tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn động vật hoang dã với mức độ tin cậy của tiêu chuẩn thống kê là 95%. Kết quả phân tích thống kê nằm trong phụ lục 09.

Theo đánh giá của đề tài, kết quả này có thể giải thích do vị trí địa lí không chi phối nhiều đến khả năng tiếp cận với các nguồn thông tin về tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn ĐVHD của các thôn điểm nghiên cứu. Khác với các VQG, KBT nằm ở các vùng sâu, vùng xa và những nơi có điều kiện kinh tế, giao thông khó khăn, VQG Cát Bà nằm ở khu vực kinh tế khá phát triển, giao thông đi lại thuận tiện, các cộng đồng sống quanh khu vực VQG có điều kiện tiếp xúc dễ dàng với các thông tin bảo tồn thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục và các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, từ trước đến nay có rất nhiều chương trình giáo dục bảo tồn được triển khai đồng đều trên cả 4 thôn nên nhận thức của người dân ở đây không khác nhau nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn động vật hoang dã ở vườn quốc gia cát bà (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)