Ảnh hưởng của các hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn động vật hoang dã ở vườn quốc gia cát bà (Trang 65 - 70)

Việc phát triển các hoạt động du lịch ở VQG Cát Bà là một hoạt động vừa mang tính tích cực, vừa gây nên những tác động tiêu cực đối với tài nguyên thiên thiên và ĐVHD trong khu vực.

Về mặt tích cực, phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng chính là loại hình giúp phát triển kinh tế, xã hội địa phương, nâng cao đời sống người dân, góp phần khắc phục tình trạng khai thác trái phép tài nguyên rừng và bảo tồn ĐVHD. Đảo Cát Bà là mô ̣t đi ̣a danh vốn thường đươ ̣c gắn với loa ̣i hình du lịch sinh thái. Bên ca ̣nh viê ̣c phát triển những loa ̣i hình du li ̣ch sinh thái, trong những năm gần đây, thành phố Hải Phòng đã triển khai mô hình du li ̣ch

cộng đồng ta ̣i bốn xã trên đảo, đó là Hiền Hào, Xuân Đám, Trân Châu và Viê ̣t Hải. Mô hình du lịch cộng đồng đã được hình thành và xây dựng điểm ta ̣i ba xã gần thi ̣ trấn (Hiền Hào, Xuân Đám và Trân Châu) do tổ chức FFI hỗ trơ ̣ trong thờ i gian 2005 - 2007 chưa hoàn thành và chưa đa ̣t hiê ̣u quả nên thành phố tiếp tục xây dựng đề án “Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng ta ̣i 03 xã trên đảo Cát Bà, huyê ̣n Cát Hải, thành phố Hải Phòng” đã được đưa vào triển khai tại các xã từ năm 2008, đồng thời huyê ̣n Cát Hải cũng xây dựng đề án “Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng ta ̣i xã Viê ̣t Hải, huyê ̣n Cát Hải, thành phố Hải Phòng” nhằm đưa du lịch cộng đồng thành hướng đi cho vấn đề thoát nghèo và phát triển bền vững. Riêng ở xã Gia Luận, chương trình phục tráng vườn cây ăn quả với giống cam Gia Luận nổi tiếng đã được thực hiện và mang lại nguồn thu nhập cho người dân. Theo những gia đình tại đây cho biết, mỗi năm thu nhập từ việc bán các loại hoa quả trong vườn cho khách du lịch của hộ gia đình đạt từ 20 - 40 triệu đồng.

Việc xây dựng nhiều sản phẩm du lịch cộng đồng ở nhiều thôn, xã trên đảo rõ ràng giữ chân khách ở Cát Bà lâu hơn. Đồng thời việc tổ chức các điểm du lịch ở các thôn giúp người dân có nguồn thu nhập khá ổn định từ dịch vụ kinh doanh ăn uống, bán quà lưu niệm, tạo thêm việc làm. Như vậy, phát triển du lịch cộng đồng đem lại lợi ích thiết thực đối với người dân. Trước hết, người dân có được nguồn thu trực tiếp từ các dịch vụ cung cấp cho khách và những nguồn thu này đôi khi lớn hơn rất nhiều so với sản xuất nông nghiệp thuần túy. Tiếp đến là những lợi ích từ việc phát triển cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, còn những lợi ích thiết thực khác như việc làm, giao lưu văn hóa và đặc biệt là ý thức xã hội về bảo tồn văn hóa và các giá trị ĐDSH được nâng cao.

Hình 4.8: Phát triển du lịch cộng đồng ở xã Việt Hải

Hình 4.9: Nhà cho khách du lịch ở qua đêm (xã Việt Hải)

Ngoài ra sản lượng nông nghiệp, chế biến lâm sản, cũng như các nghề phụ, các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế... giúp cho người dân sinh sống ở khu vực này tăng thêm thu nhập, đảm bảo mức sống. đồng thời với nó là sự

nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên, có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường cũng như cách cư xử của họ đối với khách du lịch.

Tuy nhiên, tác động của hoạt động du lịch đến môi trường sẽ có thể dẫn đến những hậu quả làm thay đổi đặc điểm sử dụng tài nguyên, hay đặc tính của môi trường. Đầu tiên là tác động đến tài nguyên thiên nhiên; phát triển du lịch và các hoạt động có liên quan góp phần làm cho các tài nguyên thiên nhiên bị xuống cấp về mặt môi trường. Đó là hậu quả của việc sử dụng đất đai, xây dựng các cơ sở dịch vụ du lịch và các hoạt động liên quan đến việc vận hành và bảo dưỡng các công trình du lịch cần thiết để duy trì các hoạt động giải trí cho du khách.

Du lịch là một trong những hướng phát triển kinh tế chủ đạo của khu vực Cát Bà. Với ưu thế có nhiều cảnh đẹp thiên nhiên phong phú (tổ chức UNESCO công nhận) và các dịch vụ ngày càng được nâng cấp nên hàng năm lượng khách du lịch luôn tăng đạt bình quân tăng khoảng 50.000 nghìn lượt khách/năm. Việc khách du lịch tăng nhanh dẫn đến các áp lực vào VQG là: - Săn bắn chim, thú, khai thác gỗ, cây thuốc, mật ong… bất hợp pháp có thể

làm mất đi mãi mãi những loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

- Cảnh quan tự nhiên và sinh cảnh sống của các loài động vật hoang dã bị phá vỡ nhằm phục vụ du lịch.

- Rác thải (thức ăn từ các loài động vật mang bệnh) của khách du lịch hoặc khách du lịch đang có bệnh là nguồn lây nhiễm cho các loại động vật có tính tò mò như Voọc .

- Rác thải trong khu vực tăng cao (không xử lý được) sẽ gây ô nhiễm môi trường rừng và biển như làm chết các loài động vật biển như cá, san hô… Ô nhiễm do nước thải, khí thải.

- Lấn chiếm đất rừng, mặt nước tự nhiên xây dựng các dịch vụ du lịch như khách sạn, khu vui chơi giải trí...

Hình 4.10: Quán bán hàng của người dân dựng trên tuyến đường du lịch

Hình 4.11: Rác thải từ hoạt động du lịch vứt bừa bãi

Nhìn chung các hoạt động này lành mạnh và đúng với chủ trương bảo vệ môi trường của địa phương nhưng trong thực tế khó có thể kiểm soát được

các hoạt động của du khách và dân địa phương. Vì lợi nhuận, tính tò mò của du khách, dân địa phương có thể sắn bắn các loài chim, thú quý hiếm bán, làm đồ lưu niệm hay dẫn du khách đến các khu vực cấm xâm nhập, điều này cũng đã xảy ra. Tuy nhiên còn lẻ tẻ và tác hại không đáng kể. Bên cạnh các vấn đề trên, mở rộng du lịch tại khu vực đảo Cát Bà cũng đồng nghĩa với thúc đẩy gia tăng hoạt động giao thông, dịch vụ xã hội trong vùng. Đây thực sự là mối nguy hiểm vì tất cả các vấn đề trên sẽ tàn phá sự yên tĩnh, ổn định cần thiết cho một hệ sinh thái tự nhiên. Trong giai đoạn hiện tại, với số lượng khách du lịch đến chưa nhiều nên các tác hại đến chất lượng môi trường cũng như sự ổn định của đa dạng sinh học chưa thể hiện rõ và nguy hiểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn động vật hoang dã ở vườn quốc gia cát bà (Trang 65 - 70)