Nhóm giải pháp về hoạt động của QTDND

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 82 - 84)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP CHẾ

3.2. Các giải pháp chủ yếu về nâng cao chất lƣợng quản lý QTDND trên địa bàn tỉnh

3.2.4. Nhóm giải pháp về hoạt động của QTDND

Một là, chú trọng công tác tự tuyên truyền hoạt động bằng nhiều hình thức để nâng cao lòng tin của nhân dân, tạo điều kiện huy động nguồn vốn nhàn rỗi để tăng

nguồn vốn hoạt động và mở rộng cho vay, cụ thể nhƣ:

- Các QTDND cần tạo mối quan hệ gắn bó với chính quyền địa phương, tích cực đóng góp, thực hiện công tác an sinh, xã hội, hỗ trợ địa phương phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới, từ đó tranh thủ sự ủng hộ của địa phương để xây dựng hình ảnh đẹp, lòng tin của người dân về QTDND.

- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội tại địa phương như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên,.. từ đó vận động các nguồn vốn nhàn rỗi và cho vay qua các tổ chức này.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng để tạo niềm tin của người dân về mô hình QTDND.

Hai là, đổi mới phƣơng pháp giao dịch và phục vụ thành viên, cụ thể:

- Thay vì chờ người dân, thành viên đến gửi tiền và vay vốn, các QTDND cần phân công cán bộ đi cơ sở, trực tiếp đến địa bàn hoạt động, một mặt để huy động nguồn vốn nhỏ lẽ, nhàn rỗi, một mặt tìm hiểu nhu cầu của người dân để mở rộng cho vay.

- Cải tiến phương pháp giao dịch: Tạo điều kiện cho khách hàng đến giao dịch được thuận tiện, rút ngắn thời gian giao dịch, thủ tục cần đơn giản nhưng đảm bảo chính xác và đúng quy định.

Ba là, đa dạng các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm và cho vay phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng, đồng thời tránh các rủi ro trong hoạt động, cụ thể nhƣ:

- Các QTDND có thể huy động nguồn vốn tại địa phương, tận dụng các nguồn vốn nhỏ lẽ của người dân bằng cách góp hàng ngày, thay vì họ để dành tại nhà, nay gửi QTDND sẽ được sinh lãi. Vì vậy các QTDND sẽ dể dàng huy động từ nguồn vốn này.

- Các QTDND cần đa dạng hóa các phương thức cho vay để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, hạn chế cho vay tín chấp để tránh rủi ro trong hoạt động, đồng

thời cán bộ QTDND cần nâng cao trình độ, khả năng phân tích, đánh giá, thẩm định hồ sơ vay vốn để hạn chế rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 82 - 84)