Vai trò của QTDND

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 26)

Khi bàn về hệ thống QTDND đã có nhiều ý kiến được đặt ra là: Xuất phát điểm tài chính của các QTDND là rất nhỏ nhưng tại sao hoạt động của hệ thống này vẫn tồn tại, phát triển tốt, ngày càng thu hút đông đảo thành viên và nhận được sự ủng hộ các cấp chính quyền. Lời giải về vấn đề này chỉ có thể dựa trên mục tiêu hoạt động và đặc biệt là vai trò của hệ thống QTDND đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn và đây chính là điểm quyết định, đảm bảo cho sự tồn tại, hoạt động ngày càng hiệu quả của các QTDND. Với mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên thực hiện có

hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống, QTDND có 5 vai trò sau:

i) Tương trợ thành viên góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương: QTDND thu hút các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mọi tầng lớp dân cư, của mọi tổ chức để tập trung thành một khối lượng vốn tín dụng ngày càng nhiều, nhằm cung ứng cho các nhu cầu vay vốn trong nội bộ thành viên của mình. Ngoài việc tự tạo vốn bằng góp cổ phần của thành viên, huy động tiền gửi, QTDND còn có khả năng tiếp nhận các nguồn vốn khác, như: đi vay, nhận vốn ủy thác… để mở rộng quy mô và khối lượng cung ứng vốn tín dụng phục vụ thành viên. Tổ chức cho vay vốn đối với thành viên của mình, góp phần trợ giúp thành viên phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, cải thiện đời sống và tham gia tích cực vào việc thực hiện chương trình giảm nghèo tại địa phương. Ngoài ra, thành viên cũng được hưởng những quyền lợi từ QTDND với tư cách là chủ sở hữu như được chia cổ tức, được quyền tham gia biểu quyết bầu các chức danh quản lý, quyết định các chính sách phát triển kinh doanh của QTDND thông qua Đại hội thành viên hàng năm.

ii) Cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng: Bên cạnh hoạt động tín dụng, QTDND từng bước thực hiện các dịch vụ ngân hàng hiện đại khác, trước hết là làm trung gian thanh toán, dịch vụ chuyển tiền,.. làm các dịch vụ tài chính khác ở nông thôn gắn với quy mô, thực lực trong quá trình phát triển, nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của thành viên.

iii) Thông qua chức năng trung gian tín dụng, QTDND trực tiếp xây dựng khối đoàn kết, tương trợ cộng đồng; góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tệ cho vay nặng lãi; góp phần tích cực vào việc ổn định thị trường tiền tệ, góp phần bảo đảm công bằng xã hội.

iv) QTDND đóng góp một cách đáng kể các khoản thuế hàng năm cho ngân sách địa phương, trực tiếp tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế xã hội ở xã

phường, hỗ trợ đắc lực nhất cho các hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách kịp thời, tạo ra nhiều việc làm và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.

v) Góp phần cùng Nhà nước thực hiện chính sách nông nghiệp, nông thôn và nông dân, thúc đẩy nhanh tiến trình CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn.

1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với QTDND

1.2.1. Mục tiêu, chủ thể, nội dung quản lý nhà nước đối với QTDND

1.2.1.1. Mục tiêu

Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tổ chức trung tâm thực hiện quyền lực chính trị, là trụ cột của hệ thống chính trị, thực hiện quản lý toàn diện về mặt xã hội trong đó có quản lý nhà nước về kinh tế. QLNN đối với tổ chức, hoạt động của QTDND ở nước ta cũng là thực hiện chức năng QLNN về kinh tế của Nhà nước. Nhà nước quản lý để đảm bảo các QTDND hoạt động theo đúng mục đích, tôn chỉ “là tƣơng trợ giữa các thành viên thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải

thiện đời sống”, ngăn ngừa sự phát triển chệch hướng có thể gây rối loạn cho xã hội.

QTDND tuy quy mô nhỏ, phạm vị hoạt động hẹp, nhưng lại hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến tiền tệ, ngân hàng, là lĩnh vực phức tạp nên Nhà nước quản lý để bảo đảm tính an toàn hệ thống, tránh đổ vỡ. Đồng thời, Nhà nước quản lý QTDND để thúc đẩy mô hình này phát triển đúng theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Chính sách Nhà nước đối với QTDND được quy định tại Nghị định số 69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005:

“Nhà nƣớc thống nhất quản lý hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân, xây dựng hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đủ sức đáp ứng nhu cầu vốn và dịch vụ cho các thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm an toàn hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngƣời gửi tiền.

Nhà nƣớc bảo hộ quyền sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp khác trong hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân nhằm tạo điều kiện cho các thành viên tƣơng trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống .”

Nói chung, Nhà nước quản lý QTDND thông qua một cơ chế chặt chẽ, trong đó có hệ thống các công cụ quản lý QTDND.

1.2.1.2. Chủ thể và nội dung quản lý nhà nƣớc đối với QTDND

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Theo đó, Chính phủ ban hành các nghị định điều chỉnh về tổ chức hoạt động của QTDND trên cơ sở căn cứ vào Luật HTX năm 1996, Luật Các TCTD năm 1997 do Quốc hội ban hành. Cụ thể, Chính phủ ban hành Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001; Nghị định số 69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 48/2001/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của QTDND. Hiện nay, về tổ chức và hoạt động của QTDND được điều chỉnh bởi Luật TCTD năm 2010 và Luật HTX năm 2012 nhưng Chính phủ chưa có Nghị định hướng dẫn 2 luật này.

Chủ thể QLNN đối với QTDND được tổ chức một cách thống nhất, có phân công trách nhiệm cụ thể và với yêu cầu là có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương để nhằm đạt được các mục tiêu quản lý. Do vậy khi nghiên cứu về giải pháp QLNN nhằm phát triển QTDND phải chú ý vấn đề này, song trong giới hạn của đề tài nghiên cứu là giải pháp QLNN nhằm phát triển QTDND trên địa bàn một tỉnh cụ thể, do đó chủ yếu tập trung làm rõ vai trò và trách

nhiệm QLNN của UBND địa phương (UBND tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã) và NHNN chi nhánh tỉnh (theo phân cấp, ủy quyền của NHNN Việt Nam).

Hiện nay, NHNN Việt Nam với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức được quy định bởi Luật NHNN Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010 , cụ

thể hóa bởi Nghị định 156/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ, NHNN

được Chính phủ giao nhiệm vụ QLNN thuộc phạm vi quản lý của NHNN trong đó có

các QTDND.Trách nhiệm QLNN của NHNN đối với QTDND gồm:

i) Nghiên cứu, xây dựng mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển QTDND trong phạm vi cả nước; chỉ đạo và hướng dẫn các QTDND thực hiện.

ii) Ban hành và hướng dẫn việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của QTDND.

iii) Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của QTDND. cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho tổ chức không phải là ngân hàng; chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

iv) Quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với QTDND vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống.

v) Nghiên cứu, xây dựng, tổng kết việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với QTDND; trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung các chính sách nhằm thúc đẩy hệ thống QTDND phát triển.

vi) Xây dựng và trình Chính phủ thông qua hoặc thông qua theo thẩm quyền các chương trình, dự án do các nước, các tổ chức quốc tế trợ giúp để phát triển hệ thống QTDND; chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các chương trình dự án đó.

Trong thực tế, để thực thi trách nhiệm QLNN của mình, NHNN đã đã ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh, hướng dẫn, cụ thể hoá về tổ chức và hoạt động của QTDND như: Các thông tư hướng dẫn thực hiện các nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của QTDND; ban hành các chỉ thị, cơ chế hoạt động, quy định cụ thể để quản lý về nghiệp vụ chuyên môn của QTDND. NHNN Việt Nam còn phân cấp nhiều công việc QLNN đối với QTDND trên địa bàn cho NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trên cơ sở Quyết định 290/QĐ- NHNN ngày 25/2/2014 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 quy định về QTDND và các văn bản hướng dẫn có liên quan, cụ thể gồm:

i) Xem xét cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động; chấp thuận việc mua bán, chia tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể QTDND.

ii) Xem xét việc tăng, giảm vốn điều lệ, chấp thuận thay đổi tên, nội dung, phạm vi hoạt động của QTDND.

iii) Xem xét chuẩn y các chức danh chủ chốt.

iv) Quản lý, thanh tra, giám sát toàn diện và xử lý đối với các hành vi vi phạm của QTDND.

Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các QTDND hoạt động.

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là UBND cấp tỉnh) thực hiện chức năng QLNN đối với QTDND theo những nội dung sau:

i) Phối hợp với NHNN và các bộ, ngành có liên quan chỉ đạo, đôn đốc các QTDND nhân dân tại địa phương thực hiện Luật Các TCTD và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

ii) Chỉ đạo và giám sát việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các QTDND, NH HTX trên địa bàn. Tạo điều kiện giúp đỡ các QTDND trong việc xử lý các vướng mắc trong quá trình hoạt động. Quyết định giải thể bắt buộc đối với những QTDND vi phạm pháp luật.

iii) Giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của QTDND và các thành viên của QTDND.

iv) Đề nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách nhằm phát triển QTDND.

v) Chỉ đạo UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh giám sát, giúp đỡ QTDND triển khai thực hiện phương án củng cố, chấn chỉnh hoạt động, đồng thời thực hiện tốt chức năng QLNN theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm sự phát triển an toàn, hiệu quả của QTDND trên địa bàn.

Trách nhiệm QLNN đối với QTDND của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là UBND cấp huyện), gồm:

i) Tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển QTDND ở địa phương mình.

ii) Xem xét đề nghị của UBND xã, phường, thị trấn để có văn bản chấp thuận hay không chấp thuận thành lập QTDND.

iii) Chỉ đạo các ban, ngành có liên quan trong việc xử lý những tồn tại, vướng mắc trong hoạt động của QTDND.

iv) Giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo, các hành vi vi phạm pháp luật về QTDND; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của QTDND trong phạm vi quyền hạn được giao.

v) Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn giám sát, giúp đỡ QTDND triển khai thực hiện phương án củng cố, chấn chỉnh hoạt động, đồng thời thực hiện chức năng

quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm sự phát triển an toàn, hiệu quả QTDND trên địa bàn.

UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã) thực hiện việc QLNN đối với QTDND được tổ chức và hoạt động trên địa bàn theo các nội dung:

i) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập QTDND cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật.

ii) Xem xét đề án thành lập và phương án hoạt động QTDND của các sáng lập viên, căn cứ vào những quy định của pháp luật, trả lời bằng văn bản cho các sáng lập viên về việc đồng ý hay không đồng ý thành lập QTDND. Trường hợp đồng ý phải có văn bản đề nghị UBND cấp huyện về việc thành lập QTDND.

iii) Có trách nhiệm tham gia xem xét việc bố trí cán bộ quản trị, kiểm soát, điều hành của QTDND, tạo điều kiện cho cán bộ của QTDND làm việc ổn định, có hiệu quả.

iv) Chỉ đạo các ban, ngành có liên quan trong việc xử lý những tồn tại, vướng mắc trong hoạt động của QTDND.

v) Giám sát, giúp đỡ QTDND triển khai thực hiện phương án củng cố, chấn chỉnh hoạt động đồng thời thực hiện tốt chức năng QLNN theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm sự phát triển an toàn, hiệu quả của QTDND trên địa bàn; chịu trách nhiệm về những hậu quả do tập thể hoặc cá nhân cấp mình quản lý gây ra cho QTDND.

1.2.2. Hệ thống công cụ quản lý nhà nƣớc đối với QTDND

Để thực hiện mục tiêu QLNN theo các nội dung đã xác định đối với đối tượng quản lý, Nhà nước bao giờ cũng sử dụng hệ thống công cụ quản lý. Công cụ quản lý là những phương tiện, những giải pháp của chủ thể nhằm định hướng, động viên, dẫn dắt hoạt động của đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu quản lý đã đề ra. QLNN đối với QTDND cũng vậy, Nhà nước cũng sử dụng hệ thống công cụ quản lý.

Các công cụ này có vai trò rất quan trọng. Trước hết nó là các phương tiện để xác định các mục tiêu đúng đắn và phù hợp trong phát triển QTDND. Công cụ QLNN còn để tổ chức, phối hợp, động viên, định hướng hoạt động của QTDND vào việc thực hiện các mục tiêu. Nhà nước còn sử dụng công cụ quản lý nhằm vào mục tiêu xác định nội dung quá trình quản lý QTDND trên thực tế.

Các công cụ QLNN luôn mang tính hệ thống và các công cụ này phải được hoàn thiện, thay đổi, phù hợp theo sự phát triển của đối tượng quản lý.

Trong QLNN đối với QTDND, hệ thống các công cụ mà Nhà nước sử dụng gồm: Chiến lược phát triển hệ thống QTDND; hệ thống pháp luật trong quản lý QTDND; các chính sách kinh tế; và các công cụ tài chính, tiền tệ.

NHNN đã ban hành chiến lược phát triển QTDND trong giai đoạn 2006 - 2020 theo Văn bản số 6036/NHNN-TDHT ngày 05/6/2007, với các định hướng như:

i) Kết thúc giai đoạn củng cố, chấn chỉnh hoạt động để chuyển sang giai đoạn hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND;

ii) Thành lập mới QTDND ở những địa bàn hội đủ điều kiện theo quy định (trong đó chú trọng phát triển mạng lưới QTDND ở các địa phương chưa có hoặc đã có nhưng số lượng QTDND còn hạn chế) trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và đề cao tính an toàn;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)