Mục tiêu và định hƣớng phát triển QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 64)

3.1.1 Định hƣớng phát triển QTDND trong thời gian tới

Bến Tre đang đứng trước những vận hội lớn trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế từ nay đến năm 2020 trên tinh thần phát huy trí tuệ, nêu cao truyền thống, huy động mọi nguồn lực, làm động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH. Mục tiêu tổng quát được xác định là: i) Tập trung mọi nguồn lực, đẩy nhanh phát triển công nghiệp và dịch vụ, đưa ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế; tiếp tục đầu tư hai thế mạnh kinh tế vườn và kinh tế thủy sản đi vào chiều sâu, phát triển mạnh kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn. ii) Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội tạo nền tảng cho sự phát triển. Coi trọng bảo vệ và cải thiện môi

trường ngay trong từng bước phát triển. iii) Giữ ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội; tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh toàn diện theo phương chăm: “Đoàn kết thống nhất, năng động, sáng tạo với ý chí vươn lên, vượt khó của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh”. Phấn đấu đến năm 2020, Bến Tre phát triển ngang bằng với các tỉnh trong khu vực, tạo nền tảng đưa tỉnh nhà phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại.

Mục tiêu, phương hướng cụ thể về kinh tế của Bến Tre trong giai đoạn 2015- 2020 là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 5 năm (2016-2020) là 7%/năm. Đến năm 2020, GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 2.020 USD (tương đương 46,8 triệu đồng). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt 79.100 tỷ đồng, chiếm 33,1% GRDP. Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng và đạt chuẩn xã Nông thôn mới khoảng 1/3 số xã trong toàn tỉnh.

Một số chỉ tiêu về xã hội: Tỷ lệ hộ nghèo mới giảm bình quân khoảng 1,5%/năm. Giải quyết việc làm cho 90.000 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60% trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 30% vào năm 2020.

Giai đoạn 2015 -2020 là một thời kỳ đầy khó khăn, thách thức của đất nước nói chung cũng như các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, trong đó có Bến Tre. Trước đây, Bến Tre là địa bàn trọng điểm đánh phá Mỹ ngụy, cộng với điều kiện tự nhiên không thuận lợi, địa bàn bị chia cắt bởi 3 dãi cù lao, sông ngòi chằng chịt nên có điểm xuất phát kinh tế rất thấp. Tuy nhiên, nhiều năm qua, đặc biệt là hơn 10 năm gần đây, được sự đầu tư, giúp đỡ của chính phủ và các Bộ, ngành trung ương, Bến Tre đã có nhiều thay đổi, bộ mặt kinh tế xã hội, nông thôn, thành thị nhiều khởi sắc, nhưng so với các tỉnh trong khu vực và nhu cầu xu thế phát triển, hội nhập thì nguy cơ tụt hậu của Bến Tre là rất rõ. Nhiệm kỳ tới Bến Tre đứng trước 3 thách thức lớn:

- Thách thức do biến đổi khí hậu và nước biển dâng. - Thách thức do cạnh tranh và hội nhập của cả nước.

Với định hướng phát triển kinh tế, xã hội cũng như những khó khăn, thách thức như trên, lĩnh vực dịch vụ tài chính ở nông thôn có nhiều cơ hội mới trong phát triển và cần phải tập trung phát triển để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, nhất là giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường gắn với tiến trình CNH - HĐH đất nước, Bến Tre cũng đang nỗ lực chuyển mình phát triển theo hướng này. Song phải thấy rằng, hiện tại Bến Tre vẫn còn là địa bàn sản xuất nông nghiệp và vốn là nguồn lực ảnh hưởng quan trọng đến phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thu nhập của đại đa số hộ nông dân ở Bến Tre còn thấp, trong khi giá hàng hoá tiêu dùng tăng nhanh, do đó vốn tự có thường rất hạn chế. Để nâng cao thu nhập, kế đến là áp dụng công nghệ mới gắn với phát triển nông nghiệp bền vững, đòi hỏi đầu tiên là phải có vốn. Thị trường tín dụng nông thôn là kênh quan trọng tạo nguồn vốn bổ sung cho nông dân. Trong tiến trình này, xây dựng thêm một kênh cung ứng vốn nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả từ nội bộ nhân dân, trước mắt không gì khác hơn chính là các QTDND, một mô hình TCTD hợp tác đã được thử nghiệm khá thành công ở nước ta trong nhiều năm qua, đang trên đà cũng cố và phát triển và nó sẽ song hành với các TCTD nhà nước trở thành nền tảng trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng ở khu vực nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn.

Dưới áp lực của quy luật cạnh tranh ngày càng gay gắt và sự chi phối mạnh mẽ của quy luật cung cầu, các NHTM ngày càng có xu thế tập trung hoá, hiện đại hoá công nghệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hướng vào phục vụ khách hàng lớn. Vì vậy, hoạt động tín dụng quy mô nhỏ, đặc biệt là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn ngày càng có nhu cầu, nếu không có QTDND được hình thành, thì những nhu cầu vốn nhỏ sẽ không được đáp ứng tốt. Với cơ chế tổ chức quản lý dân chủ, quy mô nhỏ, các QTDND là loại hình kinh doanh năng động sẽ tích cực giúp các thành viên luôn chủ động về vốn để nâng cao thu nhập, giảm nghèo và vươn lên khá giả, làm giàu.

Qua thực tiễn phát triển QTDND trên địa bàn Bến Tre, tuy chưa rộng rãi lắm, nhưng người dân và các cấp chính quyền cơ sở cũng đã có nhận thức về sự cần thiết của QTDND. Xu hướng trong thời kỳ tới, hoạt động của các QTDND có thể tăng mạnh hơn khu vực tín dụng ngân hàng.

Bến Tre còn là địa phương có truyền thống hợp tác tương trợ, năng động, sáng tạo, ý chí tự lực vươn lên trong nhân dân; hệ thống chính trị luôn được quan tâm củng cố, Đảng bộ và các cấp chính quyền có truyền thống lãnh đạo nhân dân, chăm lo lợi ích thiết thân của nhân dân cả trong chiến tranh và trong xây dựng quê hương, được nhân dân tin yêu. Về mặt khách quan, Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm đến khu vực kinh tế tập thể nói chung và hệ thống QTDND nói riêng. Định hướng xây dựng và phát triển QTDND đã được kiểm nghiệm phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, trong đó Bến Tre là rất cần thiết và rất phù hợp cho QTDND phát triển. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng CNH - HĐH mà Bến Tre đang phấn đấu thực hiện chính là môi trường thuận lợi góp phần cho các QTDND hình thành và phát triển bền vững. Các khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách đối với QTDND ngày càng được xây dựng theo hướng đồng bộ và từng bước hoàn thiện, phù hợp với đặc thù của TCTD hợp tác. Hiện nay mô hình QTDND ở nước ta đã bước vào giai đoạn hoàn thiện và phát triển, sẽ tạo điều kiện cho các QTDND mới ra đời rút ngắn được quá trình tìm tòi, trải nghiệm, sớm ổn định hoạt động và phát triển an toàn. Với những kết quả đạt được bước đầu trong xây dựng mô hình QTDND trong thời gian qua đã tạo cơ sở cho người dân Bến Tre có thể tin tưởng hơn và tạo tiền đề cho việc tự nguyện tham gia vào QTDND, đây là một yếu tố thuận lợi vô cùng cơ bản trong kích thích, tác động hình hành QTDND ở những nơi có điều kiện trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Bên cạnh những thuận lợi, việc phát triển QTDND trên địa bàn Bến Tre trong thời gian tới cũng sẽ gặp khó khăn không ít, đầu tiên hết là sự lúng túng của UBND cấp huyện, xã trong việc định hướng phát triển QTDND vì không biết bắt đầu tư đâu

và tiến hành như thế nào, do thiếu đội ngũ cán bộ quản lý thật sự am hiểu tường tận về mô hình này, mặc dù trong nhận thức chung là cần phải xây dựng QTDND trên địa bàn do mình quản lý. Người dân tuy có nhu cầu tham gia QTDND, nhưng để có những người dân có sự hiểu biết chắc chắn về mô hình tổ chức và hoạt động của QTDND, có kiến thức cơ bản về nghiệp vụ ngân hàng, dám bỏ vốn ra và tiến hành tổ chức vận động thành lập QTDND với tư cách là một sáng lập viên cũng là vấn đề khó khăn.

Khi đã thành lập, với cơ sở vật chất ban đầu còn khiêm tốn, việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế cũng là một trở lực trong việc phát triển QTDND; việc thu hút, xây dựng đội ngũ cán bộ lành nghề cũng sẽ gặp nhiều trở ngại đối với các QTDND mới thành lập; ý thức chấp hành pháp luật; môi trường kinh tế, môi trường pháp lý; các biện pháp và cung cách quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức như hiện tại cũng còn là một trở ngại lớn trong việc phát triển QTDND trên địa bàn Bến Tre.

3.1.2. Mục tiêu phát triển QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre

3.1.2.1. Mục tiêu của cả nước

Sau hơn 12 năm thực hiện Chỉ thị số 57-CT/TW ngày 10/10/2000 của Bộ Chính trị về củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND giai đoạn 2000-2013, hoạt động của hệ thống QTDND ngày càng ổn định, tăng trưởng bền vững, khẳng định chủ trương củng cố, chấn chỉnh, hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND là đúng hướng, đáp ứng mục tiêu phát triển loại hình kinh tế hợp tác xã kiểu mới trong lĩnh vực ngân hàng, nhằm hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn; khẳng định được uy tín của hệ thống QTDND đối với cấp ủy, chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư và tổ chức quốc tế. Những kết quả nổi bật trong thời gian triển khai thực hiện Chỉ thị 57 được đánh giá trong Hội nghị Tổng kết triển khai thực hiện Chỉ thị số 57-CT/TW ngày 10/10/2000 của Bộ Chính trị về củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND giai đoạn 2000-2013 thể hiện trên các mặt sau:

Thứ nhất, việc tổ chức quán triệt và triển khai Chỉ thị 57 đã được thực hiện một cách bài bản, nghiêm túc trên toàn quốc. Chính phủ đã ban hành Quyết định số 135/2000/QĐ-TTg phê duyệt đề án củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND, đồng thời ban hành các Nghị định về tổ chức và hoạt động của QTDND tạo nền tảng pháp lý cho việc tiếp tục củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống này.

NHNN đã tổ chức phối hợp tốt với các Bộ, ngành ở Trung ương và cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai đồng bộ, liên tục các hoạt động nhằm củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các QTDND bên cạnh việc xây dựng và ban hành một cách đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách để điều chỉnh, tổ chức và hoạt động của hệ thống Trung ương đến cơ sở.

Thứ hai, hệ thống QTDND đã hoàn thiện mô hình hệ thống QTDND 2 cấp.

Công tác điều hoà vốn trong hệ thống QTDND được cải thiện, linh hoạt hơn do giảm bớt khâu trung gian. Hệ thống mạng lưới của QTDND trung ương đã được mở rộng, tiếp cận gần hơn các QTDND cơ sở; tính liên kết trong hệ thống được tăng cường rõ rệt, góp phần nâng cao công tác hỗ trợ các thành viên là QTDND cơ sở. Khả năng ứng cứu, xử lý các sự cố trong hệ thống nhanh nhạy, kịp thời hơn, hỗ trợ khả năng thanh khoản kịp thời cho các QTDND cơ sở trong những trường hợp cần thiết.

Cùng với đó, Hiệp hội QTNND đã được thành lập và hoạt động, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống QTDND và bảo vệ quyền lợi của các QTDND thành viên. Tại một số địa phương, các thiết chế bảo đảm an toàn hệ thống đã bước đầu được hình thành để chuẩn bị cơ sở cho việc tiếp tục triển khai trên phạm vi toàn quốc nhằm bảo đảm tốt hơn cho an toàn trong hoạt động của hệ thống QTDND.

Thứ ba, cùng với sự hoàn thiện về mô hình, những yếu kém của hệ thống

QTDND đã khắc phục được một bước cơ bản; công tác quản trị điều hành của các QTDND đã có được những tiến bộ trên nhiều mặt, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đã có sự cải thiện rõ rệt. Quy mô và chất lượng hoạt động của hệ thống QTDND có sự

tăng trưởng bền vững đã góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh của các thành viên, nâng cao đời sống của người dân nông thôn; thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

Thứ tƣ, với tư cách là cơ quan quản lý hoạt động của hệ thống QTDND. Ngân

hàng Nhà nước đã tích cực phối hợp với các Bộ, ban, ngành từ trung ương đến địa phương trong quản lý, giám sát nhằm thúc đẩy hoạt động của hệ thống QTDND phát triển đúng hướng và hiệu quả. Cùng với đó, sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương đã đóng góp tích cực vào việc củng cố, chấn chỉnh và phát triển hoạt động đúng hướng của mô hình QTDND, góp phần xử lý một bước cơ bản các tồn tại của các tổ chức này.

Với kết quả đó, để đảm bảo thúc đẩy hệ thống QTDND theo đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng, đồng thời tiếp tục hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND từ nay tới năm 2020, Chính phủ đã đề ra phương hướng, mục tiêu thực hiện quản lý nhà nước trong thời gian tới tại Hội nghị Tổng kết triển khai thực hiện Chỉ thị 57-CT/TW và khai trương hoạt động NHHTX Việt Nam vào ngày 9/7/2013 là: (i) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần quan tâm chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc thực hiện tốt vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động của QTDND; tập trung, tạo điều kiện cả về cơ chế, chính sách và cơ sở vật chất để các QTDND hoạt động an toàn, hiệu quả; kịp thời phối hợp xử lý các QTDND hoạt động kém an toàn, có vấn đề nổi cộm. (ii) Các Bộ, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình xử lý các việc thuộc chính sách, chế độ liên quan đến việc hỗ trợ hoạt động của QTDND như: Chính sách thuế và cơ chế tài chính đối với QTDND; chế độ lương, thưởng; việc cấp đất, giao đất, cho thuê đất để Ngân hàng Hợp tác xã và các QTDND có điều kiện xây dựng trụ sở; quy chế phối hợp quản lý, hỗ trợ QTDND… (iii) NHNN tập trung làm tốt việc nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có

liên quan đến tổ chức, hoạt động của NHHTX xã và QTDND; Tiếp tục phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan và cấp ủy, chính quyền địa phương trong củng cố, hoàn thiện và phát triển mô hình hệ thống QTDND; Xây dựng NHHTX là ngân hàng đầu mối của hệ thống TCTD là Hợp tác xã với mục tiêu hoạt động chính là đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống QTDND; Xây dựng các QTDND thành các định chế tài chính hoạt động độc lập, tự chủ, tuân thủ theo các quy định của pháp luật, hoạt động an toàn, hướng tới mục tiêu tương trợ thành viên phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống; Xây dựng Hiệp hội QTDND thật sự là tổ chức đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NHHTX và QTDND…

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã thể hiện quyết tâm xây dựng Hệ thống NHHTX sẽ trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống các TCTD nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu vốn trong khu vực nông thôn và từng bước tại khu vực đô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 64)