Giai đoạn trƣớc khi có mô hình QTDND

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 40 - 42)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP CHẾ

2.1. Tình hình phát triển QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre

2.1.2.1 Giai đoạn trƣớc khi có mô hình QTDND

Trong giai đoạn này, phong trào xây dựng HTXTD cũng đã được tiến hành rất rầm rộ ở Bến Tre. Trên cơ sở Nghị quyết số 172/HĐBT ngày 09/10/1982 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về công tác tiền tệ, tín dụng và thanh toán trong thời gian trước mắt và Thông tư số 25/NH-TT ngày 23/4/1982, Chỉ thị số 13/NH-CT ngày 28/7/1983 của NHNN Việt Nam hướng dẫn việc thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về cũng cố các HTXTD đã có ở miền Bắc, tiến hành xây dựng HTXTD ở miền Nam nhằm đáp ứng kịp thời về tiền tệ, tín dụng cho công cuộc cải tạo XHCN, ngày 15/6/1983 UBND tỉnh Bến Tre ra Chỉ thị số 27/UB-CT, chỉ đạo toàn tỉnh xây dựng HTXTD ở các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Như vậy phong trào xây dựng HTXTD ở Bến Tre được khởi phát từ đây.

Kết quả đến cuối năm 1985 toàn tỉnh Bến Tre đã hình thành được 151 HTXTD/153 xã, phường, thị trấn của tỉnh mà điểm bắt đầu là HTXTD Phú Khương ở xã Phú Khương, thị xã Bến Tre. Thời kỳ này có những thuận lợi, khó khăn trong phong trào xây dựng HTXTD cũng được như sau: Về thuận lợi, có sự chỉ đạo cụ thể, kiên quyết, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc xây dựng HTXTD; nhân dân Bến Tre có truyền thống cách mạng, tin Đảng, theo Đảng; NHNN tỉnh đã tiên phong làm lực lượng xung kích, bố trí cán bộ đến tận các xã, phường, thị trấn để hỗ trợ việc xây dựng HTXTD; Về khó khăn, Bến Tre sông rạch chằng chịt, đường sá khó đi đến tận ấp, xóm, hộ dân nên hạn chế đến công tác tuyên truyền; nhân dân còn hoài nghi về mô hình HTXTD, do ảnh hưởng bởi sự yếu kém của mô hình HTX mua bán đã có trong thực tế; sự lúng túng, thiếu chặt chẽ, chưa thông suốt về nhiệm vụ, cách làm của các cấp, các ngành

HTXTD trong thời kỳ này ở Bến Tre tuy số lượng nhiều, rộng khắp, nhưng quy mô hoạt động rất nhỏ và nói chung hoạt động không hiệu quả, do mục đích chạy theo lợi nhuận, các HTXTD đã thực hiện việc cho vay ở tất cả các thành phần kinh tế, thoát ly khỏi mục đích ban đầu khi thành lập, các HTXTD đã xa rời những nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh tiền tệ, cố tình thoát ly khỏi sự QLNN, chỉ trong một thời gian ngắn

trong năm 1989 các HTXTD trên địa bàn Bến Tre đã mất cân đối nguồn vốn (cho vay không thu hồi được nợ), mất khả năng chi trả cho khách hàng, một số HTXTD bắt đầu vỡ nợ và toàn bộ HTXTD. Đến cuối tháng 6/1990 hầu hết các HTXTD và Trung tâm tín dụng đều lâm vào tình trạng vỡ nợ trầm trọng, trong tổng số 164 đơn vị (153 HTXTD và 11 Trung tâm tín dụng) chỉ còn 84 đơn vị hoạt động.

Sau đó là công tác xử lý hậu quả đỗ vỡ của HTXTD được các cấp, các ngành được tập trung thực hiện, kéo dài đến nhiều năm sau vẫn còn nợ tồn đọng, để lại một ấn tượng vô cùng xấu trong nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)