Hệ thống công cụ quản lý nhà nƣớc đối với QTDND

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 33)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP CHẾ

1.2. QLNN đối với QTDND

1.2.2. Hệ thống công cụ quản lý nhà nƣớc đối với QTDND

Để thực hiện mục tiêu QLNN theo các nội dung đã xác định đối với đối tượng quản lý, Nhà nước bao giờ cũng sử dụng hệ thống công cụ quản lý. Công cụ quản lý là những phương tiện, những giải pháp của chủ thể nhằm định hướng, động viên, dẫn dắt hoạt động của đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu quản lý đã đề ra. QLNN đối với QTDND cũng vậy, Nhà nước cũng sử dụng hệ thống công cụ quản lý.

Các công cụ này có vai trò rất quan trọng. Trước hết nó là các phương tiện để xác định các mục tiêu đúng đắn và phù hợp trong phát triển QTDND. Công cụ QLNN còn để tổ chức, phối hợp, động viên, định hướng hoạt động của QTDND vào việc thực hiện các mục tiêu. Nhà nước còn sử dụng công cụ quản lý nhằm vào mục tiêu xác định nội dung quá trình quản lý QTDND trên thực tế.

Các công cụ QLNN luôn mang tính hệ thống và các công cụ này phải được hoàn thiện, thay đổi, phù hợp theo sự phát triển của đối tượng quản lý.

Trong QLNN đối với QTDND, hệ thống các công cụ mà Nhà nước sử dụng gồm: Chiến lược phát triển hệ thống QTDND; hệ thống pháp luật trong quản lý QTDND; các chính sách kinh tế; và các công cụ tài chính, tiền tệ.

NHNN đã ban hành chiến lược phát triển QTDND trong giai đoạn 2006 - 2020 theo Văn bản số 6036/NHNN-TDHT ngày 05/6/2007, với các định hướng như:

i) Kết thúc giai đoạn củng cố, chấn chỉnh hoạt động để chuyển sang giai đoạn hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND;

ii) Thành lập mới QTDND ở những địa bàn hội đủ điều kiện theo quy định (trong đó chú trọng phát triển mạng lưới QTDND ở các địa phương chưa có hoặc đã có nhưng số lượng QTDND còn hạn chế) trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và đề cao tính an toàn;

iii) Hoàn thiện mô hình liên kết nhằm bảo đảm cho hệ thống QTDND phát triển ổ định, vững chắc và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống QTDND;

iv) Nâng cao năng lực cạnh tranh của QTDND theo hướng mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ và hiện đại hoá hoạt động nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế;

v) Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý đồng bộ phù hợp với đặc trưng của hệ thống QTDND, đồng thời tạo điều kiện hình thành ngân hàng

HTX ra đời và hoạt động bình đẳng với các loại hình NHTM khác nhằm đa dạng hoá các loại hình TCTD hợp tác;

vi) Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát hoạt động QTDND theo hướng Thanh tra NHNN tăng cường hoạt động thanh tra trực tiếp và giám sát từ xa theo định hướng kiểm soát rủi ro gắn liền với việc chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt động của QTDND nhằm bảo đảm cho hệ thống QTDND phát triển an toàn, lành mạnh và có hiệu quả.

Trong xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của QTDND, Nhà nước đã ban hành hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật cho lĩnh vực này như: ban hành các quy định về cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, mở điểm giao dịch, kiểm soát đặc biệt, thanh lý QTDND; cơ chế giám sát, thanh tra, chế độ thông tin báo cáo của QTDND.

Đối với các công cụ tài chính - tiền tệ chuyên ngành, QTDND cũng chịu sự tác động giống như các NHTM. Nhà nước sử dụng các công cụ tài chính, tiền tệ một cách phù hợp với đặc trưng tổ chức và hoạt động của QTDND để quản lý QTDND. QTDND cũng được coi là một TCTD, nhưng do quy mô nhỏ và QTDND chủ yếu là hoạt động riêng lẻ, Nhà nước chưa áp dụng các công cụ như dự trữ bắt buộc, lãi suất tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở. Tuy vậy các công cụ tài chính áp dụng cho QTDND là: thuế, lãi suất cơ bản, tỷ lệ an toàn trong hoạt động, tiền gửi duy trì tối thiểu, quy định bắt buộc về việc mua bảo hiểm tiền gửi để quản lý QTDND.

1.2.3. Tiêu chí đánh giá chất lƣợng QLNN đối với QTDND

Để đánh giá chất lượng QLNN đối với QTDND dựa vào các tiêu chí sau:

i) Trình độ của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý đối với QTDND: Để hoạt động QLNN có chất lượng và hiệu quả hòi hỏi cần phải có một đội ngũ cán bộ có đầy đủ năng lực, trình độ, am hiểu cặn kẽ về hoạt động của QTDND, để thực hiện các

công tác thanh tra, giám sát, kịp thời phát hiện các sai sót, vi phạm pháp luật từ đó chủ động phòng ngừa các rủi ro, đảm bảo các QTDND hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật. Cán bộ QLNN đối với QTDND gồm: Chủ yếu là cán bộ thanh tra, giám sát NHNN Chi nhánh tỉnh và một số cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài chính, cơ quan thuế, cán bộ UBND tỉnh, huyện, xã,…

ii) Kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động QTDND: Để đánh giá chất lượng QLNN đối với QTDND cần dựa trên kết quả kiểm tra, giám sát từ đó đề ra hướng xử lý để đám bảo QTDND hoạt động đúng quy định của pháp luật.

iii) Chỉ đạo, triển khai các quy định của pháp luật: Tính kịp thời chỉ đạo, triển khai các chủ trương, quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của QTDND của các cơ quan QLNN đối với QTDND.

iv) Thực hiện công tác tuyên truyền về QTDND để người dân ngày càng tin tưởng về hoạt động của QTDND.

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

Mô hình QTDND đòi hỏi phải tuân thủ nguyên tắc tự nguyện, nhưng cũng cần phải có “cú hích” của Nhà nước. Một khi nhân dân chưa hiểu rõ mô hình, lợi ích khi tham gia thì không thể có chuyện tự nguyện, tự giác tham gia. Một khi chính bản thân cơ quan nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức có trách nhiệm chưa thấu suốt yêu cầu cần phải phát triển mô hình này trên địa bàn phụ trách để góp phần phát triển kinh tế - xã hội thì không thể nói đến hiệu quả của công tác tuyên truyền vận động cũng như nội dung quản lý, cách thức QLNN đạt hiệu quả. Chương II của đề tài sẽ nghiên cứu sâu về thực trạng hoạt động của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre cũng như thực trạng QLNN đối với QTDND trên địa bàn tỉnh.

CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG QLNN ĐỐI VỚI QTDND TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE

QTDND là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên nhằm phát huy sức mạnh của cả tập thể và từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống.

Trong những năm qua, các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre hoạt động tương đối ổn định, an toàn và hiệu quả, chất lượng ngày một nâng lên và có sự tăng trưởng khá; quy mô hoạt động ngày càng được mở rộng. Bước đầu các QTDND đã tạo được sự tin tưởng của người dân trong việc gửi và vay tiền, hỗ trợ vốn cho các thành viên trong sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, thúc đẩy kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn phát triển; góp phần tích cực vào công tác xoá đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; hạn chế đáng kể nạn cho vay năng lãi ở nông thôn.

2.1. Tình hình phát triển QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Bến Tre chi phối sự phát triển của QTDND sự phát triển của QTDND

Bến Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 2.315 km2, được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiền dài 83 km, sông Ba Lai 59 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Cổ Chiên 82 km).

Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng, vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng ngập mặn ở ven biển và các cửa sông. Phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Long, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía đông giáp biển Đông, với chiều dài bờ biển là 65 km.

Bến Tre có hệ thống kênh rạch chằng chịt khoảng 6.000 km đan vào nhau chở nặng phù sa chảy khắp ba dải cù lao, tạo thành một lợi thế trong phát triển giao thông thuỷ, hệ thống thuỷ lợi, phát triển kinh tế biển, kinh tế vườn, trao đổi hàng hoá với các tỉnh lân cận. Song song với giao thông thuỷ, ở Bến Tre, hệ thống giao thông đường bộ cũng có một vị trí rất đặc biệt. Thành phố Bến Tre nối liền với thành phố Hồ Chí Minh (qua các tỉnh Tiền Giang, Long An) dài 86 km. Quốc lộ 60 từ cầu Rạch Miễu đi qua thành phố Bến Tre, qua cầu Hàm Luông, thị trấn Mỏ Cày, đến cầu Cổ Chiên, sang tỉnh Trà Vinh. Quốc lộ 57 từ thị trấn Mỏ Cày, qua thị trấn Chợ Lách đến phà Đình Khao sang tỉnh Vĩnh Long. Cầu Rạch Miễu - công trình thế kỷ, là niềm mong ước của bao thế hệ người dân trong tỉnh - gối đầu lên hai bờ sông Tiền; cầu Hàm Luông nối liền cù lao Bảo, cù lao Minh. Từ đây, cùng với hệ thống cầu đường nội tỉnh, ba dải cù lao An Hoá - Bảo - Minh thông thương là điều kiện giúp cho những tiềm năng kinh tế - văn hoá - xã hội của Bến Tre được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ.

Về mặt hành chính, tỉnh Bến Tre gồm 1 thành phố (thành phố Bến Tre) và 8 huyện (Chợ Lách, Châu Thành, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Thạnh Phú, Ba Tri và Bình Đại) với 164 xã, phường và thị trấn. Dân số của của Bến Tre năm 2015 là 1.262.035, trong đó nữ chiếm 52%,. Mật độ dân số trung bình 535 người/km2, trong đó mật độ dân thành thị là 1.690 người/km2, dân nông thôn là 548 người/km2. Nếu so sánh với toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích Bến Tre tương đối nhỏ với 5,84% toàn vùng, nhưng dân số chiếm đến 7,3% dân số toàn vùng, do vậy Bến Tre có mật độ dân số bình quân cao hơn của vùng (435 người/km2). Số người trong độ tuổi lao động chiếm 60,4%, số lao động qua đào tạo là 49,1%.

Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 - 2010 đạt 9,6%, năm 2010-2015 đạt 7,3%. Bến Tre nổi bật với kinh tế nông nghiệp (mía, dừa, ca cao và cây ăn trái) và kinh tế thủy sản. Xuất khẩu hàng năm đạt trên 300 triệu USD, chiếm tỷ trọng lớn là sản phẩm thủy sản và các sản phẩm chế biến từ dừa. Nhìn chung nền kinh

tế của Bến Tre trong thời gian qua có bước tăng trưởng ổn định và còn có khả năng tiếp tục tăng trưởng cao trong thời gian tới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020 của UBND tỉnh.Theo con số thống kê chính thức của cục thống kê tỉnh, toàn tỉnh có 24.181 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 6,48% tổng số hộ, 21.426 hộ cận nghèo,chiếmtỷ lệ 5,75% tổng số hộ.

Về nông nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, trồng trọt, trồng rừng và chăn nuôi gia súc là lĩnh vực kinh tế quan trọng của Bến Tre. Hải sản các loại, lúa gạo, trái cây, dừa và mía là các mặt hàng nông sản chính. Bến Tre đã áp dụng cơ cấu đa dạng hoá mùa vụ rất cao, trong những năm gần đây có sự thay đổi lớn về cơ cấu sản xuất, đặc biệt là giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích trồng cây ăn trái, dừa và hoa kiểng. Nông dân có đất thì trồng cây ăn trái và hoa kiểng (Bến Tre có vùng Cái Mơn sản xuất hoa kiểng và giống cây trồng rất nổi tiếng), nuôi thủy sản; các hộ nghèo và không có đất thì chăn nuôi (heo, bò)... tuy nhiên năng lực sản xuất và các điều kiện về kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật cũng rất hạn chế nên rất cần nhu cầu vốn cho sản xuất. Bến Tre là tỉnh có sản lượng dừa lớn nhất nước, tổng diện tích trồng dừa là 68.372 ha, sản lượng thu hoạch hàng năm trung bình đạt 574.406 tấn. Sản phẩm từ dừa rất phong phú, đa dạng và là nguồn xuất khẩu chủ yếu của tỉnh. Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa chế biến sản phẩm từ dừa phát triển nhanh (chế biến cơm dừa nạo sấy, chỉ xơ dừa, than hoạt tính, hàng thủ công mỹ nghệ từ cây dừa, trái dừa, kẹo dừa, sữa dừa, phân vi sinh, đất sạch…). Tuy nhiên, việc sản xuất một vài sản phẩm với kỹ thuật chưa cao, gây ô nhiễm môi trường.

Bến Tre có những lợi thế so sánh nhất định. Nguồn tài nguyên đa dạng và phù hợp phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển, nông dân có kinh nghiệm và kỹ năng trong sản xuất cây giống, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ. Nguồn nhân lực lao động tại chỗ có sẵn và nguồn lao động có thể luân chuyển. Năng lực và kinh nghiệm hoà nhập thị trường và xúc tiến thương mại, lĩnh vực tư nhân đang phát triển. Có vị trí tương đối gần với các cảng nội địa và Thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm thương mại và tài chính lớn của cả nước.

Bến Tre cũng có những khó khăn, trở ngại đáng kể. Bến Tre là tỉnh có mật độ dân số tương đối cao. Tỷ lệ thất nghiệp vô hình ở khu vực nông thôn cao (25%). Năng lực và đầu tư chế biến nông sản hạn chế. Hạ tầng giao thông tới các xã, ấp vùng sâu còn rất khó khăn, dẫn đến việc thương lái ép giá nông sản của nông dân, đặc biệt là vào mùa mưa.

Về nhu cầu gửi tiền tiết kiệm, các hộ gia đình nghèo, thu nhập thấp ở Bến Tre cũng thực sự có nhu cầu về các dịch vụ gửi tiết kiệm một cách tiện lợi, an toàn, phù hợp với khả năng của họ, người nghèo không chỉ có nhu cầu vay vốn mà họ cũng có khả năng gửi tiền tiết kiệm, dù ít ỏi. Họ rất cần tiết kiệm để dự phòng cho những bất trắc trong cuộc sống, để đầu tư, tiêu dùng, cho con học hành và sử dụng vào mục đích khác, chỉ có điều họ chưa có thói quen gửi tiền vào một TCTD hoạt động chính thức nào đó (thực tế họ cũng đã tham gia vào các hoạt động tín dụng không chính thức như chơi hụi, vay mượn lẫn nhau). Mặt khác người nghèo cũng có nhu cầu về vay tín dụng, tuy không lớn lắm, nhưng thường xuyên và rất bức xúc. Họ cần vốn tín dụng để đầu tư vào các hoạt động tiêu dùng, cải tạo nhà cửa, học hành của con cái.

Các NHTM trên địa bàn Bến Tre đã có nhiều nỗ lực và cũng rất thành công trong việc cung ứng vốn tín dụng cho kinh tế hộ. Các hộ vay luôn chấp nhận lãi suất vay theo cơ chế thị trường, nhưng điều ngán ngại nhất vẫn là thủ tục vay vốn khá phức tạp và thời gian giải ngân của khoản vay. Họ mong muốn có quy trình vay vốn thật đơn giản và các khoản vay được giải ngân nhanh, giảm thiểu tối đa các thủ tục của NHTM và các thủ tục hành chính liên quan.

Do vậy, việc hình thành và phát triển QTDND trên địa bàn tỉnh hiện đang là nhu cầu cấp thiết và có thể khẳng định tiềm năng phát triển QTDND ở Bến Tre.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)