Nhóm giải pháp về chính sách phát triển QTDND

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 73 - 76)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP CHẾ

3.2. Các giải pháp chủ yếu về nâng cao chất lƣợng quản lý QTDND trên địa bàn tỉnh

3.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách phát triển QTDND

Nhóm giải pháp này gồm hai giải pháp chính sau đây:

Một là, xây dựng chính sách phát triển QTDND từ nay đến năm 2020.

Như đã phân tích ở trên, NHNN Chi nhánh tỉnh chỉ đã tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản thông báo về chủ trương thành lập mới QTDND trên địa bàn tỉnh. Do vậy, giải pháp đầu tiên là phải khẩn trương xây dựng kế hoạch phát triển QTDND đến năm 2020,với lộ trình cụ thể và phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện cho các cơ quan QLNN trên địa bàn. Để xây dựng kế hoạch này, UBND tỉnh Bến Tre phải là cơ quan chủ trì xây dựng, ban hành, triển khai, chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho các cấp, các ngành tổ chức thực hiện. Trong khi đó, NHNN Chi nhánh tỉnh phối hợp với Sở kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND huyện, thành phố tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện một cách có khoa học theo định hướng, chủ trương về phát triển QTDND của Đảng, Nhà nước. Kế hoạch phát triển QTDND phải gắn kết chặt chẽ với kế hoạch tổng thể về phát triển kinh tế, xã hội của Bến Tre đến năm 2020, phù hợp với định hướng phát triển của Chính phủ.

Kế hoạch phát triển QTDND cần phải có lộ trình cụ thể về số lượng và quy mô cũng như địa bàn, địa điểm triển khai, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của NHNN

Hai là, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về mô hình, cơ chế, chính sách đối với QTDND.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, UBND cấp huyện, cấp xã có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển QTDND ở địa phương mình. Đây là trách nhiệm QLNN được Chính phủ quy định. Do vậy, trách nhiệm này phải được triển khai thực hiện có hiệu quả trên thực tế ở địa bàn tỉnh Bến Tre. Thời gian qua, việc tuyên truyền về hoạt động của QTDND chủ yếu do NHNN Chi nhánh tỉnh phối hợp với cơ quan truyền thông trên địa bàn thực hiện tuyên truyền về QTDND. Vì vậy, việc thực hiện tuyên truyền về hoạt động của QTDND cần thực

hiện đồng bộ đối với các cấp, các ngành. Việc tổ chức tuyên truyền, vận động phải được thực hiện cho từng đối tượng với nội dung, phương pháp phù hợp, bảo đảm tính sâu sắc, hiệu quả.

Đối với đội ngũ cán bộ công chức nhà nước, cần tuyên tuyền để nâng cao nhận thức: (1) Phát triển kinh tế tập thể (trong đó có QTDND) là một tất yếu khách quan trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố nền quốc phòng, an ninh. (2) Phát triển QTDND là chủ trương lớn, nhất quán và xuyên suốt của Đảng, Nhà nước trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, thể hiện tầm nhìn chiến lược và tầm tư tưởng, văn hoá của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp phát triển đất nước. Đồng thời, cần tuyên truyền cho rõ: Về kinh tế, QTDND đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của Bến Tre trên hai kênh là đóng góp trực tiếp của bản thân QTDND và đóng góp gián tiếp thông qua nâng cao hiệu quả của kinh tế thành viên của QTDND. Về chính trị - văn hoá, QTDND hướng tới phát huy vai trò trong phát triển tinh thần hợp tác cộng đồng, từng bước hiện thực hoá các giá trị đạo đức cao đẹp và nguyên tắc HTX.(3) Nếu là cán bộ, công chức có nhiệm vụ thực thi công vụ trong QLNN đối với tổ chức và hoạt động của QTDND phải có trách nhiệm tìm hiểu, nhận thức đầy đủ, đúng đắn về mô hình này mới có thể góp phần chuyển tải thông tin tuyên truyền về QTDND một cách đầy đủ, chính xác, sâu rộng trong nhân dân và trước hết là chủ động hoàn thành đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao.

Đối với cộng đồng dân cư, các cơ quan Nhà nước hữu trách cần tuyên truyền cho thật rõ về mô hình, mục đích tôn chỉ hoạt động của QTDND, nhất là những cơ chế về bảo đảm an toàn trong tổ chức và hoạt động của QTDND. Khẳng định QTDND một mặt tạo ra kênh mới trong huy động nguồn lực để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mặt khác thúc đẩy sự hợp tác giữa các thành viên để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế của từng thành viên, phát huy cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của thành viên, tạo ra sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa họ.

Việc tổ chức tuyên truyền về mô hình QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre hiện nay cần phải có phương pháp, thường xuyên và liên tục, khi nhân dân đã thông suốt về chủ trương, về mô hình, đặc biệt những lợi ích thiết thực từ QTDND mang lại, thì hoạt động QTDND ngày càng phát triển, thu hút được nhiều thành viên, đặc biệt nâng cao tính tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của thành viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)