Nhóm giải pháp về phát huy vai trò, trách nhiệm và sự phối hợp đồng bộ giữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 76 - 82)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP CHẾ

3.2. Các giải pháp chủ yếu về nâng cao chất lƣợng quản lý QTDND trên địa bàn tỉnh

3.2.2. Nhóm giải pháp về phát huy vai trò, trách nhiệm và sự phối hợp đồng bộ giữa

bộ giữa các cơ quan chức năng trong quản lý nhà nƣớc về QTDND

Nhóm giải pháp này có hai giải pháp chính:

Một là, bảo đảm tính tuân thủ pháp luật và thực hiện đầy đủ trách nhiệm của bộ máy QLNN đối với QTDND.

Trên cơ sở khuôn khổ pháp lý do Nhà nước ban hành về QTDND, các cấp, các ngành hữu trách trên địa bàn tỉnh phải tổ chức phổ biến, phân công, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật, chính sách. Đồng thời, qua thực tiễn quản lý phát hiện, đề xuất bổ sung kịp thời về cơ chế, chính sách đối với QTDND.

Các nội dung cơ bản cần tập trung là xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước ở tất cả các khâu từ: Tổ chức tuyên truyền về chủ trương, phổ biến pháp luật, tổ chức cấp giấy phép thành lập, đăng ký kinh doanh, thanh tra, giám sát hoạt động đối với QTDND. Các chủ trương, cơ chế chính sách trong củng cố, hoàn thiện và phát triển QTDND phải được UBND tỉnh chủ trì triển khai đầy đủ và thực hiện nghiêm túc, nâng cao trách nhiệm của từng cơ quan có chức năng QLNN trên địa bàn đối với QTDND cũng như từng cán bộ, công chức nhà nước trong bộ máy này.

a) Đối với UBND tỉnh:

- Tiến hành tổng kết, đánh giá tình hình tổ chức thực hiện các chủ trương về xây dựng mô hình, củng cố, hoàn thiện, phát triển QTDND của Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh từ năm 2000 đến nay, qua đó đánh giá những kết quả đạt được cũng như

những hạn chế, yếu kém về công tác QLNN đối với lĩnh vực này để đề ra các biện pháp cải thiện tình hình một cách hữu hiệu.

- Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức QLNN đối với kinh tế tập thể (trong đó có QTDND), cụ thể là thành lập và kiện toàn bộ máy quản lý, bố trí cán bộ chuyên trách thích hợp. Ở các cấp, các ngành đều có cán bộ chuyên trách để theo dõi, hướng dẫn thực hiện các chính sách, nghiệp vụ đối với khu vực QTDND. UBND tỉnh cần quan tâm bố trí những cán bộ có trình độ nghiệp vụ chuyên môn và tâm huyết vào các vị trí công tác chuyên trách quản lý HTX, trong đó có QTDND.

- UBND tỉnh cần có những biện pháp thiết thực cả về chăm lo lợi ích vật chất lẫn tinh thần, nhằm khuyến khích, động viên những cán bộ làm việc trong lĩnh vực này.

- UBND tỉnh chủ trì triển khai hướng dẫn và chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan hữu trách khác thực hiện hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX theo quy định tại Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX. Trong đó thực hiện việc hỗ trợ thành lập QTDND, hỗ trợ bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý QTDND.

- UBND tỉnh chủ trì xây dựng, ban hành cơ chế phối hợp giữa NHNN chi nhánh tỉnh với các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện. Trong đó xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan nhằm đảm bảo cho sự phối hợp này luôn đạt được hiệu quả cao nhất.

b) Đối với NHNN chi nhánh tỉnh:

- Tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh về triển khai, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với QTDND, đặc biệt tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển QTDND từ nay đến năm 2020 và tăng cường QLNN về

- Tập trung hướng dẫn việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của QTDND, thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ, nhân viên QTDND như về quản trị, điều hành, kiểm soát, nghiệp vụ chuyên môn QTDND nhằm nâng cao trình độ, nhận thức, hạn chế các sai sót trong hoạt động, giúp các QTDND hoạt động an toàn, hiệu quả.

- Thực hiện chức năng QLNN đối với các QTDND trên địa bàn như: Cấp phép, giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động QTDND, thanh tra, giám sát hoạt động QTDND. Trong đó, Các công việc cần tập trung của NHNN chi nhánh tỉnh, gồm:

+ Thụ lý hồ sơ, cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với QTDND. Đây là nhiệm vụ của NHNN, được Thống đốc NHNN ủy quyền cho Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh và đã được quy định chặt chẽ, cụ thể. Tuy vậy để nâng cao trách nhiệm của mình trong quản lý, NHNN chi nhánh tỉnh không chỉ dừng lại ở việc xem xét về mặt hồ sơ mà cần đánh giá được xu thế phát triển an toàn của QTDND khi đã cấp giấy phép thành lập và hoạt động với phương án hoạt động có hiệu quả và đội ngũ quản trị, điều hành “có tâm, có tầm”.

+ Khi QTDND đã thành lập đi vào hoạt động, NHNN chi nhánh tỉnh tạo điều kiện phát huy tối đa quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh của QTDND, đồng thời tăng cường giám sát, thanh tra hoạt động của QTDND. Các nội dung giám sát chủ yếu gồm: Giám sát chặt chẽ việc thực hiện những quy định về những thay đổi của QTDND phải được NHNN chấp thuận như: tên của QTDND; tăng, giảm vốn điều lệ vượt mức quy định của NHNN; địa điểm đặt trụ sở chính; thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động; thay đổi về thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và Giám đốc của QTDND. Thanh tra, giám sát về hoạt động chuyên môn của QTDND, đây là nhiệm vụ chính của NHNN chi nhánh tỉnh đối với QTDND để bảo đảm cho các QTDND hoạt động an toàn, hiệu quả. NHNN chi nhánh

tỉnh cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giám sát QTDND có tâm, thật am hiểu và có kinh nghiệm thực tiễn để hướng dẫn, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của QTDND. Hiện tại NHNN cũng đã ban hành khá đầy đủ các quy định bắt buộc, quy định khung, quy định mang tính hướng dẫn, định hướng trong hoạt động của QTDND, vấn đề còn lại là NHNN tỉnh tổ chức hướng dẫn thực hiện và thanh tra, giám sát việc chấp hành một cách đúng đắn, đầy đủ, kịp thời.

c) Đối với UBND cấp huyện, cấp xã:

Vai trò QLNN về kinh tế của UBND cấp huyện và xã là rất quan trọng, trong đó quản lý các nguồn lực cơ bản (đất đai, vốn và lao động) cho phát triển kinh tế; QLNN đối với các chủ thể kinh tế (bao gồm cả QTDND) đang hoạt động trên địa bàn.

Để khắc phục hiện tượng xem nhẹ, không quan tâm đến vai trò của khu vực HTX nói chung và QTDND nói riêng hoặc là có quan tâm, nhưng còn lúng túng về biện pháp cụ thể trong phát triển QTDND trên địa bàn quản lý, UBND cấp huyện cần triển khai sâu, rộng hơn các đợt học và tập huấn Luật HTX, Luật các TCTD ngay trong đội ngũ cán bộ của mình. UBND cấp huyện chủ động phối hợp với NHNN chi nhánh tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển QTDND trên địa bàn và triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển QTDND theo quy định của Chính phủ để giúp người dân nâng cao hiểu biết, có đủ năng lực hợp tác, liên kết thành lập QTDND; thường xuyên phối hợp với NHNN chi nhánh tỉnh, Liên minh HTX tỉnh trong việc theo dõi sự phát triển của QTDND và có các hình thức biểu dương, khen thưởng vật chất, tinh thần đối với cá nhân và tập thể những QTDND có nhiều thành tích trong thực hiện Luật HTX, Luật Các TCTD và hoạt động an toàn, phát triển bền vững. UBND cấp huyện, xã cần có chính sách hỗ trợ đối với các QTDND mới thành lập chưa có trụ sở làm việc theo tinh thần Nghị định 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã (trong đó có QTDND, UBND tỉnh cũng đã có chỉ đạo tại Kế hoạch số 5271/KH- UBND), đồng thời tăng cường phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội như Hội Nông

dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... trong việc triển khai Luật HTX, Luật các TCTD và các cơ chế chính sách về tổ chức, hoạt động của QTDND

* Đối với các sở, ngành có liên quan:

NHNN chi nhánh tỉnh có trách nhiệm đảm bảo sự an toàn trong hoạt động của các TCTD trên địa bàn, trong đó có QTDND. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ này, NHNN tỉnh không thể đảm đương được mọi công việc mà cần có sự phối hợp tích cực, đồng bộ của các sở, ngành có liên quan, nhất là sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Tài chính, sở Tài nguyên và Môi trường, sở Lao động Thương binh và Xã hội, Cục Thuế... trong các vấn đề như kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ tài chính, các chuẩn mực kế toán, chính sách ưu đãi về thuế đối với QTDND cần được thực hiện đúng và tạo điều kiện thuận lợi cho QTDND được lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm theo quy định của pháp luật đất đai và chính sách ưu đãi của Chính phủ để QTDND có điều kiện xây dựng trụ sở làm việc ở vị trí phù hợp với tính chất hoạt động của một TCTD trong giao dịch với khách hàng của mình.

Hai là, bảo đảm an toàn trong hoạt động của QTDND của NHNN chi nhánh tỉnh đối với công chúng.

QTDND là một chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của mình. Song việc cam kết với công chúng về sự bảo đảm an toàn trong hoạt động của QTDND của NHNN chi nhánh tỉnh là cần thiết và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ nhằm đẩy mạnh phát triển QTDND trên địa bàn (điều này cũng không vi phạm quyền tự chủ của QTDND, không thực hiện vượt quá chức năng, thẩm quyền của NHNN chi nhánh tỉnh trong công tác QLNN).

Những cam kết, thông tin về cơ chế bảo đảm an toàn trong hoạt động của QTDND với công chúng của NHNN chi nhánh tỉnh là hết sức cần thiết và hiệu quả trong việc tạo lập lòng tin của công chúng đối với mô hình QTDND, giúp cho sự phát triển của QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre theo như định hướng đã đề ra. Đồng thời qua những cam kết và

thông tin minh bạch này càng làm cho NHNN chi nhánh tỉnh càng nâng cao trách nhiệm trong thực thi các biện pháp về QLNN đối với QTDND trong thực tế.

3.2.3. Nhóm giải pháp về nâng cao công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với QTDND

Nhóm giải pháp này có hai giải pháp chính:

Một là, nâng cao công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với QTDND

Như đã trình bày ở trên, Thanh tra, giám sát về hoạt động chuyên môn của QTDND, đây là nhiệm vụ chính của NHNN chi nhánh tỉnh đối với QTDND để bảo đảm cho các QTDND hoạt động an toàn, hiệu quả. Vì vậy, NHNN Chi nhánh tỉnh ngoài xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giám sát QTDND có tâm, thật am hiểu và có kinh nghiệm thực tiễn để hướng dẫn, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của QTDND. Cụ thể như sau:

+ Thường xuyên cử cán bộ thanh tra, giám sát dự các lớp tập huấn về công tác thanh tra, giám sát, đặc biệt về lĩnh vực quản lý QTDND như: Các lớp thanh tra cơ bản, thanh tra trên cơ sở rủi ro, thanh tra nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, các tình huống xử lý trong thanh tra tại chổ,...

+ NHNN Chi nhánh tỉnh cần bố trí cán bộ công tác quản lý, giám sát QTDND một các khoa học và có hiệu quả. Hiện bộ máy Thanh tra, giám Chi nhánh tỉnh có 8 cán bộ (thiếu 2 cán bộ so với chỉ tiêu của NHNN Việt Nam quy định), trên địa bàn tỉnh có 7 QTDND, hiện đang phân công mỗi cán bộ phụ trách một QTDND. Vì vậy, Thanh tra, giám sát cần phân công cán bộ giám sát một cách khoa học hơn vì trình độ cán bộ không ngang nhau, do đó cần phân công thêm cán bộ giám sát chung, toàn bộ hoạt động QTDND để thuận tiện trong việc tổng hợp báo cáo, phân công một cán bộ giám sát chuyên sâu về mãng tài chính, kế toán vì hiện nay do còn yếu kém về trình độ, nên đa số các sai phạm của QTDND trong lĩnh vực tài chính kế toán.

+ Cán bộ thanh tra, giám sát phải có tâm, có tầm: Có tâm để thật sự am hiểu về hoạt động QTDND, gần gũi, sâu sát hoạt động QTDND, để có thể thực hiện công tác tham mưu có hiệu quả, thường xuyên đi cơ sở, đi thực tế để hiểu được cặn kẽ tình hình hoạt động của các QTDND. Hiện nay, nhiều QTDND rơi vào tình trạng “bệnh thành tích”, hoạt động rời xa mục đích tôn chỉ là tương trợ thành viên, chạy theo lợi nhuận.. không đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước, vì vậy chỉ có những cán bộ thật sự có tâm để thật sự hiểu và có các biện pháp hướng các QTDND đi vào “quỹ đạo”, mục tiêu ban đầu. Có tầm, để có đủ trình độ, năng lực và bản lĩnh trong thực hiện công tác thanh tra, giám sát hoạt động QTDND. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có một số QTDND còn tồn tại yếu kém trong hoạt động, để tránh đi vào “vết xe đổ” như trước đây thì cán bộ thanh tra cần phải có đầy đủ trình độ và năng lực tìm ra các hạn chế, sai phạm trong hoạt động để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục, đối với các QTDND cố tình sai phạm, vơ vét cá nhân thì cán bộ thanh tra cần phải có đầy đủ ản lĩnh để tìm ra và xử lý theo pháp luật. Tóm lại, mục tiêu cuối cùng của công tác thanh tra, giám sát là đảm bảo hoạt động QTDND trên địa bàn tỉnh hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật và mục tiêu tương trợ thành viên.

Hai là, phối hợp thực hiện công tác thanh tra, giám sát hoạt động QTDND

Hiện nay, việc thực hiện công tác thanh tra, giám sát QTDND chủ yếu do NHNN Chi nhánh tỉnh thực hiện, vì vậy để thực hiện tốt chức năng QLNN về hoạt động QTDND trên địa bàn, cần có sự phối hợp đồng bộ của các sở, ban ngành tỉnh, trong đó có thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát như: Sở Tài chính thực hiện công tác thanh tra tài chính của các QTDND, Thuế thực hiện thanh tra thuế của QTDND,... để đảm bảo cho các QTDND hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 76 - 82)