Mục tiêu phát triển QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 68)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP CHẾ

3.1. Mục tiêu và định hƣớng phát triển QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre

3.1.2. Mục tiêu phát triển QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre

3.1.2.1. Mục tiêu của cả nước

Sau hơn 12 năm thực hiện Chỉ thị số 57-CT/TW ngày 10/10/2000 của Bộ Chính trị về củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND giai đoạn 2000-2013, hoạt động của hệ thống QTDND ngày càng ổn định, tăng trưởng bền vững, khẳng định chủ trương củng cố, chấn chỉnh, hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND là đúng hướng, đáp ứng mục tiêu phát triển loại hình kinh tế hợp tác xã kiểu mới trong lĩnh vực ngân hàng, nhằm hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn; khẳng định được uy tín của hệ thống QTDND đối với cấp ủy, chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư và tổ chức quốc tế. Những kết quả nổi bật trong thời gian triển khai thực hiện Chỉ thị 57 được đánh giá trong Hội nghị Tổng kết triển khai thực hiện Chỉ thị số 57-CT/TW ngày 10/10/2000 của Bộ Chính trị về củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND giai đoạn 2000-2013 thể hiện trên các mặt sau:

Thứ nhất, việc tổ chức quán triệt và triển khai Chỉ thị 57 đã được thực hiện một cách bài bản, nghiêm túc trên toàn quốc. Chính phủ đã ban hành Quyết định số 135/2000/QĐ-TTg phê duyệt đề án củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND, đồng thời ban hành các Nghị định về tổ chức và hoạt động của QTDND tạo nền tảng pháp lý cho việc tiếp tục củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống này.

NHNN đã tổ chức phối hợp tốt với các Bộ, ngành ở Trung ương và cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai đồng bộ, liên tục các hoạt động nhằm củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các QTDND bên cạnh việc xây dựng và ban hành một cách đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách để điều chỉnh, tổ chức và hoạt động của hệ thống Trung ương đến cơ sở.

Thứ hai, hệ thống QTDND đã hoàn thiện mô hình hệ thống QTDND 2 cấp.

Công tác điều hoà vốn trong hệ thống QTDND được cải thiện, linh hoạt hơn do giảm bớt khâu trung gian. Hệ thống mạng lưới của QTDND trung ương đã được mở rộng, tiếp cận gần hơn các QTDND cơ sở; tính liên kết trong hệ thống được tăng cường rõ rệt, góp phần nâng cao công tác hỗ trợ các thành viên là QTDND cơ sở. Khả năng ứng cứu, xử lý các sự cố trong hệ thống nhanh nhạy, kịp thời hơn, hỗ trợ khả năng thanh khoản kịp thời cho các QTDND cơ sở trong những trường hợp cần thiết.

Cùng với đó, Hiệp hội QTNND đã được thành lập và hoạt động, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống QTDND và bảo vệ quyền lợi của các QTDND thành viên. Tại một số địa phương, các thiết chế bảo đảm an toàn hệ thống đã bước đầu được hình thành để chuẩn bị cơ sở cho việc tiếp tục triển khai trên phạm vi toàn quốc nhằm bảo đảm tốt hơn cho an toàn trong hoạt động của hệ thống QTDND.

Thứ ba, cùng với sự hoàn thiện về mô hình, những yếu kém của hệ thống

QTDND đã khắc phục được một bước cơ bản; công tác quản trị điều hành của các QTDND đã có được những tiến bộ trên nhiều mặt, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đã có sự cải thiện rõ rệt. Quy mô và chất lượng hoạt động của hệ thống QTDND có sự

tăng trưởng bền vững đã góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh của các thành viên, nâng cao đời sống của người dân nông thôn; thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

Thứ tƣ, với tư cách là cơ quan quản lý hoạt động của hệ thống QTDND. Ngân

hàng Nhà nước đã tích cực phối hợp với các Bộ, ban, ngành từ trung ương đến địa phương trong quản lý, giám sát nhằm thúc đẩy hoạt động của hệ thống QTDND phát triển đúng hướng và hiệu quả. Cùng với đó, sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương đã đóng góp tích cực vào việc củng cố, chấn chỉnh và phát triển hoạt động đúng hướng của mô hình QTDND, góp phần xử lý một bước cơ bản các tồn tại của các tổ chức này.

Với kết quả đó, để đảm bảo thúc đẩy hệ thống QTDND theo đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng, đồng thời tiếp tục hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND từ nay tới năm 2020, Chính phủ đã đề ra phương hướng, mục tiêu thực hiện quản lý nhà nước trong thời gian tới tại Hội nghị Tổng kết triển khai thực hiện Chỉ thị 57-CT/TW và khai trương hoạt động NHHTX Việt Nam vào ngày 9/7/2013 là: (i) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần quan tâm chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc thực hiện tốt vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động của QTDND; tập trung, tạo điều kiện cả về cơ chế, chính sách và cơ sở vật chất để các QTDND hoạt động an toàn, hiệu quả; kịp thời phối hợp xử lý các QTDND hoạt động kém an toàn, có vấn đề nổi cộm. (ii) Các Bộ, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình xử lý các việc thuộc chính sách, chế độ liên quan đến việc hỗ trợ hoạt động của QTDND như: Chính sách thuế và cơ chế tài chính đối với QTDND; chế độ lương, thưởng; việc cấp đất, giao đất, cho thuê đất để Ngân hàng Hợp tác xã và các QTDND có điều kiện xây dựng trụ sở; quy chế phối hợp quản lý, hỗ trợ QTDND… (iii) NHNN tập trung làm tốt việc nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có

liên quan đến tổ chức, hoạt động của NHHTX xã và QTDND; Tiếp tục phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan và cấp ủy, chính quyền địa phương trong củng cố, hoàn thiện và phát triển mô hình hệ thống QTDND; Xây dựng NHHTX là ngân hàng đầu mối của hệ thống TCTD là Hợp tác xã với mục tiêu hoạt động chính là đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống QTDND; Xây dựng các QTDND thành các định chế tài chính hoạt động độc lập, tự chủ, tuân thủ theo các quy định của pháp luật, hoạt động an toàn, hướng tới mục tiêu tương trợ thành viên phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống; Xây dựng Hiệp hội QTDND thật sự là tổ chức đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NHHTX và QTDND…

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã thể hiện quyết tâm xây dựng Hệ thống NHHTX sẽ trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống các TCTD nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu vốn trong khu vực nông thôn và từng bước tại khu vực đô thị trên cơ sở các nguyên tắc tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau nhằm khuyến khích tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tiết kiệm của các thành viên để hỗ trợ các nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống của các thành viên, hướng tới phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp - nông thôn, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững; Đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tập thể, trong đó nòng cốt là các HTX theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Trên cơ sở đó, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Tiếp tục hoàn thiện, phát triển hệ thống TCTD là hợp tác xã, đảm bảo hoạt động an toàn, ổn định; gắn với việc thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng trong giai đoạn 2011 -2015”; NHNN tập trung xây dựng các cơ chế, chính sách và hành lang pháp lý đồng bộ, phù hợp để hỗ trợ các TCTD là hợp tác xã phát triển theo đúng nguyên tắc hợp tác xã, khuyến khích hệ thống các TCTD là hợp tác xã phát triển,

hoạt động an toàn, bền vững; trong đó, cần chú ý xây dựng các quy chế về an toàn vốn, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, quy chế cho vay,… phù hợp với đặc thù hoạt động của QTDND; Các Bộ, ngành tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện về chính sách hỗ trợ đối với QTDND; Tỉnh ủy, Thành ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục quan tâm chỉ đạo việc xây dựng, hoàn thiện và phát triển QTDND trên địa bàn. Thống đốc NHNN giao Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố tham mưu cho Tỉnh ủy, Thành ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố về các nội dung liên quan nêu trên…

Định hướng chiến lược phát triển hệ thống QTDND giai đoạn 2006-2020 do NHNN Việt Nam xây dựng và công bố cũng đã dự kiến đến năm 2020 nước ta sẽ có khoảng 1.700 QTDND, như vậy từ nay đến năm 2020 nước ta sẽ phát triển thêm 555 QTDND (theo số liệu NHNN Việt Nam, đến cuối năm 2014 nước ta có 1.145 QTDND).

3.1.2.2. Mục tiêu của Bến Tre

Thực hiện chỉ đạo của Thống đốc NHNN, NHNN Chi nhánh tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và phát triển QTDND ở các huyện vùng sâu, chưa có QTDND và có đủ điều kiện phát triển lành mạnh và an toàn. Tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả QLNN để bảo đảm cho 7 QTDND hiện có hoạt động an toàn và hiệu quả, nâng cao quy mô hoạt động ngang mức bình quân chung của QTDND trong cả nước; đồng thời thông qua việc nâng chất công tác QLNN thúc đẩy nhanh việc thành lập mới các QTDND. Từ sau năm 2015 đến 2020 tiếp tục phát triển QTDND với số lượng, quy mô hợp lý.

Mục tiêu cụ thể trong phát triển QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020 gồm:

Một là, góp phần đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả sự nghiệp CNH - HĐH, nhất

vì mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế thành viên, mang lại lợi ích, nhất là lợi ích kinh tế cho thành viên tham gia QTDND.

Hai là, phát triển nhanh và bền vững theo hướng thực sự tôn trọng bản chất, các

giá trị và nguyên tắc doanh nghiệp hợp tác, phát huy hiệu quả trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện đời sống thành viên; thu hút tất cả hộ nông dân, phần lớn hộ kinh tế cá thể, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiều tổ chức tham gia QTDND. Nâng cao hiệu quả, vai trò và tính chất văn hoá, xã hội của QTDND trong việc góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt là giải quyết công ăn việc làm, giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng văn hoá, xã hội, tăng cường tinh thần đoàn kết cộng đồng, tinh thần hợp tác và dân chủ, đưa hợp tác và dân chủ trở thành văn hoá trong đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh.

Ba là, QTDND góp phần phát huy vai trò dân chủ cơ sở, giải quyết mâu thuẫn

nội bộ ngay từ gốc, góp phần quan trọng trong giữ gìn và củng cố an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa bàn dân cư, là phương thức hữu hiệu chuyển tải, thực thi các chính sách của Đảng và Nhà nước tới cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh, là hạt nhân xây dựng đời sống văn hoá mới ở cộng đồng, là thể chế hiệu quả để đáp ứng, thực hiện các nhu cầu tương trợ về vốn của các cá nhân, hộ gia đình và nhóm người nghèo yếu thế trong xã hội.

Về phát triển mới QTDND cần được đặc biệt quan tâm và có định hướng, giải pháp kích thích có hiệu quả của cả bộ máy QLNN đối với QTDND trên địa bàn. Hiện tại số lượng QTDND cơ sở trên địa bàn còn ít, do vậy trong giai đoạn này cần ưu tiên phát triển về số lượng. Dự kiến đến năm 2020 cần phát triển thêm từ 5 đến 7 QTDND. Mỗi huyện cần chọn 1 đến 2 xã có đủ điều kiện thuận lợi nhất và có nhu cầu để định hướng và xúc tiến việc xây dựng QTDND.

3.2. Các giải pháp chủ yếu về nâng cao chất lƣợng quản lý QTDND trên địa bàn tỉnh bàn tỉnh

Nhóm giải pháp này gồm hai giải pháp chính sau đây:

Một là, xây dựng chính sách phát triển QTDND từ nay đến năm 2020.

Như đã phân tích ở trên, NHNN Chi nhánh tỉnh chỉ đã tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản thông báo về chủ trương thành lập mới QTDND trên địa bàn tỉnh. Do vậy, giải pháp đầu tiên là phải khẩn trương xây dựng kế hoạch phát triển QTDND đến năm 2020,với lộ trình cụ thể và phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện cho các cơ quan QLNN trên địa bàn. Để xây dựng kế hoạch này, UBND tỉnh Bến Tre phải là cơ quan chủ trì xây dựng, ban hành, triển khai, chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho các cấp, các ngành tổ chức thực hiện. Trong khi đó, NHNN Chi nhánh tỉnh phối hợp với Sở kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND huyện, thành phố tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện một cách có khoa học theo định hướng, chủ trương về phát triển QTDND của Đảng, Nhà nước. Kế hoạch phát triển QTDND phải gắn kết chặt chẽ với kế hoạch tổng thể về phát triển kinh tế, xã hội của Bến Tre đến năm 2020, phù hợp với định hướng phát triển của Chính phủ.

Kế hoạch phát triển QTDND cần phải có lộ trình cụ thể về số lượng và quy mô cũng như địa bàn, địa điểm triển khai, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của NHNN

Hai là, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về mô hình, cơ chế, chính sách đối với QTDND.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, UBND cấp huyện, cấp xã có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển QTDND ở địa phương mình. Đây là trách nhiệm QLNN được Chính phủ quy định. Do vậy, trách nhiệm này phải được triển khai thực hiện có hiệu quả trên thực tế ở địa bàn tỉnh Bến Tre. Thời gian qua, việc tuyên truyền về hoạt động của QTDND chủ yếu do NHNN Chi nhánh tỉnh phối hợp với cơ quan truyền thông trên địa bàn thực hiện tuyên truyền về QTDND. Vì vậy, việc thực hiện tuyên truyền về hoạt động của QTDND cần thực

hiện đồng bộ đối với các cấp, các ngành. Việc tổ chức tuyên truyền, vận động phải được thực hiện cho từng đối tượng với nội dung, phương pháp phù hợp, bảo đảm tính sâu sắc, hiệu quả.

Đối với đội ngũ cán bộ công chức nhà nước, cần tuyên tuyền để nâng cao nhận thức: (1) Phát triển kinh tế tập thể (trong đó có QTDND) là một tất yếu khách quan trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố nền quốc phòng, an ninh. (2) Phát triển QTDND là chủ trương lớn, nhất quán và xuyên suốt của Đảng, Nhà nước trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, thể hiện tầm nhìn chiến lược và tầm tư tưởng, văn hoá của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp phát triển đất nước. Đồng thời, cần tuyên truyền cho rõ: Về kinh tế, QTDND đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của Bến Tre trên hai kênh là đóng góp trực tiếp của bản thân QTDND và đóng góp gián tiếp thông qua nâng cao hiệu quả của kinh tế thành viên của QTDND. Về chính trị - văn hoá, QTDND hướng tới phát huy vai trò trong phát triển tinh thần hợp tác cộng đồng, từng bước hiện thực hoá các giá trị đạo đức cao đẹp và nguyên tắc HTX.(3) Nếu là cán bộ, công chức có nhiệm vụ thực thi công vụ trong QLNN đối với tổ chức và hoạt động của QTDND phải có trách nhiệm tìm hiểu, nhận thức đầy đủ, đúng đắn về mô hình này mới có thể góp phần chuyển tải thông tin tuyên truyền về QTDND một cách đầy đủ, chính xác, sâu rộng trong nhân dân và trước hết là chủ động hoàn thành đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 68)