CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP CHẾ
2.1. Tình hình phát triển QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre
2.1.3.1. Tình hình hoạt động của hệ thống QTDND
Năm 2015, hoạt động của hệ thống QTDND ổn định và tăng trưởng ở các chỉ tiêu cơ bản. Các QTDND vẫn phát huy được ưu thế riêng trong huy động vốn, cho vay, đảm bảo an toàn hoạt động, uy tín ngày càng nâng cao. Tăng trưởng dư nợ cấp tín dụng, huy động tiền gửi dân cư, tổ chức kinh tế và nguồn vốn sở hữu đều cao hơn mức tăng trưởng bình quân của toàn hệ thống các TCTD. Cùng với việc duy trì hoạt đông
kinh doanh, các QTDND tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại theo theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015 ban hành theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch hành động của NHNN Việt Nam.
Đến 31/12/2015, toàn hệ thống có 1.145 QTDND thuộc 56 tỉnh thành phố, bình quân mỗi tỉnh 21 QTDND, tăng 1 QTDND so thời điểm 31/12/2013. Đa số các tỉnh phía Bắc có số lượng QTDND lớn như: Hà Nội có 98 quỹ, với tổng nguồn vốn hoạt động là 6.878 tỷ đồng; Thái Bình có 85 quỹ, có tổng nguồn vốn là 4.350 tỷ đồng; Hải Dương có 71 quỹ với tổng nguồn vốn là 4.774 tỷ đồng; Thanh Hóa có 67 quỹ, có tổng nguồn vốn 3.595 tỷ đồng. Các tỉnh phía Nam có quy mô không lớn lắm, các tỉnh có số lượng QTDND lớn ở phía Nam như: Đồng Nai có 35 quỹ, với tổng nguồn vốn là 2.358 tỷ đồng; An Giang có 24 quỹ, với tổng nguồn vốn là 3.535 tỷ đồng.
Hệ thống QTDND hoạt động trên địa bàn 2.831 xã, phường, thị trấn, chiếm khoảng 25,4% số xã trên cả nước. Số thành viên tham gia QTDND là 1.955.328 thành viên, bình quân 1.708 thành viên/quỹ, tăng 121.739 thành viên (+ 6,6%) so với 31/12/2013.
Tổng nguồn vốn hoạt động của các QTDND tiếp tục tăng trưởng ổn định ở mức cao. Đến cuối 31/12/2014, tổng nguồn vốn hoạt động của hệ thống QTDND là 66.702 tỷ đồng, tăng 21,3% so 31/12/2013. Trong đó, vốn huy động tiền gửi là 55.814,4 tỷ đồng, tăng 28,4% so với 31/12/2013. Các QTDND chưa cân đối được nguồn vốn trong hoạt động thì vay vốn tại NH HTX để đáp ứng nhu cầu vốn của thành viên. Đến ngày 31/12/2014, vốn vay NH HTX là 4.493,5 tỷ đồng, có 782 QTDND đang vay vốn tại NH HTX, chiếm 68,3% tổng số QTDND. Nguồn vốn chủ sở hữu là 4.625,4 tỷ đồng, tuy tăng mạnh so 31/12/2013 (+33,5%) nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn hoạt động (6,9%), trong đó vốn điều lệ là 2.677,6 tỷ đồng.
Dư nợ cấp tín dụng của hệ thống QTDND tăng trưởng 16,7% so 31/12/1013, tuy cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của toàn hệ thống các TCTD, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so
với mức tăng trưởng 24,8% của cùng kỳ năm trước. Đến 31/12/2014, tổng dư nợ cấp tín dụng là 52.376 tỷ đồng, trong đó cho vay trong thành viên vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu.
Về chất lượng tín dụng, tính chung toàn hệ thống QTDND tỷ lệ nợ xấu tuy không cao, nhưng có xu hướng tăng qua các thời kỳ, trong đó nợ nhóm 5 tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu. Đến 31/12/2014, tổng nợ xấu của các QTDND là 451,4 tỷ đồng, tăng 31,4% so 31/12/2014, tỷ lệ nợ xấu là 0,86%. Kết thúc năm 2014, toàn hệ thống QTDND có thu nhập lớn hơn chi phí là 660,5 tỷ đồng (bình quân 578 triệu đồng/quỹ), cao hơn so với năm 2013 là 34,5 tỷ đồng (+5,5%).
2.1.3.2. Thực trạng hoạt động của QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre
Năm 2015, hầu hết 07 QTDND (Mỹ Thạnh An, Định Thủy, Phước Hiệp, Đại Thành, Tân Thành Bình, An Thủy và Phú Long) trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, các mặt hoạt động có sự tăng trưởng, thành viên tham gia QTDND tăng, số dư huy động vốn tăng trưởng khá, dư nợ cho vay có tăng, đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống của thành viên, về thị phần chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong thị phần của các TCTD địa bàn tỉnh cần được cải thiện với mục tiêu cụ thể hơn. Do vậy, về mục tiêu chung thông qua công tác QLNN một cách hữu hiệu để tác động có hiệu quả vào việc thành lập mới ở những địa bàn hội đủ điều kiện theo quy định; đồng thời tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi nhất để các QTDND hiện có hoạt động an toàn, lành mạnh, hiệu quả và phát triển về mặt quy mô một cách phù hợp. Theo Định hướng chiến lược phát triển QTDND đến năm 2020 do NHNN xây dựng và triển khai, rất chú trọng phát triển mạng lưới QTDND ở các địa phương chưa có hoặc có nhưng số lượng QTDND còn hạn chế, như vậy Bến Tre thuộc địa bàn được chú trọng phát triển QTDND.
Đến cuối năm 2015, 7 QTDND trên địa bàn tỉnh hoạt động ổn định trên 26 xã phường, thị trấn, tổng nguồn vốn hoạt động tiếp tục tăng trưởng ổn định, đạt 241,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,03% tổng nguồn vốn của các TCTD trên địa, tăng 13% so với đầu năm.
Bảng 2.1: Tổng nguồn vốn hoạt động của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre Năm 2015 ĐVT: triệu đồng T T Tên QTDND Tổng nguồn vốn Trong đó Vốn điều lệ
Vốn tiền gởi huy động Vay NHHTX
Tổng số Tỷ trọng/ Tổng nguồn Tiền gởi có kỳ hạn Tiền gửi trên 12 tháng Dƣ nợ TLệ/ Tổn g ngu ồn 1 Mỹ Thạnh An 89871 3100 81871 0,9 81727 49479 0 0 So đầu năm % -10,8 6,5 -10,2 0,0 2 Định Thủy 41068 1800 32917 0,8 32875 61 4556 0,11 So đầu năm % 20,9 5,9 7,5 3 Phƣớc Hiệp 44008 2500 26152 0,6 25994 30 13019 0,30 So đầu năm % 19,9 25,0 39,0 0,8 4 Đại Thành 14111 1798 6531 0,5 6531 2193 5576 0,40 So đầu năm % 76,4 63,8 162,3 26,4 5 Tân Thành Bình 15880 970 7547 0,5 7514 0 6285 0,40 So đầu năm % 38,5 38,6 40,3 30,1 6 An Thuỷ 26667 820 17075 0,6 17075 9872 7325 0,27 So đầu năm % 51,1 27,1 111,5 0,6 7 Phú Long 9612 481 4236 0,4 4236 4077 4699 0,49 So đầu năm % 90,6 76,8 78,3 6,4 Tổng cộng 241217 11469 176329 0,7 175952 65712 41460 0,17 So đầu năm % 13,0 23,0 10,9 13,4
Bảng 2.2: Hoạt động cho vay của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre Năm 2015
ĐVT: triệu đồng
TT Tên QTDND
D số cho vay Dƣ nợ cho vay Nợ xấu
Trong tháng Luỹ kế từ đầu năm Tổng số Dƣ nợ trung, dài hạn Tổng số Tỷ lệ trên tổng DN % 1 Mỹ Thạnh An 8788 93152 70381 27040 396 0,56 So đầu năm % 80,8 3046,2 2 Định Thủy 3981 49452 37807 10211 57 0,2 So đầu năm % 124,7 237,5 3 Phƣớc Hiệp 2578 43945 38560 3310 290 0,8 So đầu năm % 116,8 167,6 4 Đại Thành 680 13895 11963 5864 152 1,3
So đầu năm % 167,4 #DIV/0!
5 Tân T. Bình 760 17067 13661 35 0 0 So đầu năm % 132,6 0,0 6 An Thuỷ 2460 31099 23110 3360 0 0 So đầu năm % 150,2 7 Phú Long 1599 16878 8524 411 0 0 So đầu năm % 190,4 Tổng cộng 20846 265488 204006 49820 895 0,44 So đầu năm % 108,6 339,0
QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre tương đối ít so với nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước và cũng chưa thật sự đúng tiềm năng của mình. Tuy vậy, với kết quả hoạt động của 7 QTDND trên địa bàn Bến Tre có thể đánh giá rằng: (i) Việc thí điểm thành lập QTDND đã tạo lập được một loại hình TCTD hợp tác hoạt động phù hợp với địa bàn nông nghiệp và nông thôn Bến Tre, đến nay đã đem lại lợi ích thiết thực cho các thành viên,
QTDND đã góp phần tích cực trong việc chống cho vay nặng lãi và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn hoạt động. (ii) Tuy quá trình phát triển về quy mô của các QTDND có chậm, song các QTDND đã hoạt động tương đối an toàn và hiệu quả, thể hiện sự phù hợp của loại hình TCTD này trong thực tiễn. (iii) Hệ thống luật pháp, cơ chế, quy chế về tổ chức và hoạt động đối với QTDND đã được thực thi có hiệu quả trong thực tế. (iv) Qua kinh nghiệm thực tiễn hoạt động của các QTDND, cùng với những nỗ lực của NHNN Chi nhánh tỉnh Bến Tre trong hỗ trợ đào tạo đã hình thành được đội ngũ cán bộ QTDND về cơ bản có khả năng quản trị, điều hành và tác nghiệp. (v) Các QTDND bước đầu tạo được hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu hoạt động, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 3 QTDND có trụ sở hoạt động khang trang, 3 QTDND được UBND cấp xã hỗ trợ về nơi làm việc, tuy nhiên vẫn còn 1 QTDND đang thuê, mướn trụ sở làm việc. (vi) Uy tín hoạt động của các QTDND ngày càng được nâng lên do sự an toàn và hiệu quả hoạt động mang lại, tạo sự tin tưởng sâu rộng, góp phần từng bước đẩy lùi tâm lý nghi ngờ đối với mô hình QTDND trước đây. Hoạt động của QTDND được sự ủng hộ, đồng tình, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể chính trị xã hội. (vii) Vai trò QLNN của NHNN (trực tiếp là NHNN chi nhánh tỉnh Bến Tre) đối với tổ chức và hoạt động của QTDND được thực hiện đạt hiệu quả.
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, cũng còn những tồn tại, hạn chế, yếu kém trong hoạt động như: Hạn chế xuất phát từ sự quản trị, điều hành của chính bản thân QTDND, đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh còn 1 QTDND có kết quả thu nhập nhỏ hơn chi phí, trình độ nghiệp vụ của một số QTDND vẫn còn hạn chế cần được đào tạo thường xuyên để đáp ứng yêu cầu công việc, một số QTDND hoạt động còn chạy theo lợi nhuận, lợi ích nhóm, có nguy cơ xa rời mục đích, tôn chỉ hoạt động là tương trợ thành viên,…
Như đã nêu ở trên, hoạt động chủ yếu của QTDND là huy động vốn và cho vay thành viên. Tuy nhiên một số QTDND mới thành lập còn khó khăn trong việc
huy động vốn tại địa phương, hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay NH HTX (Đến cuối năm 2015, tỷ trọng vốn vay NH HTX trên tổng nguồn vốn của QTDND Phú Long là 51%; QTDND An Thủy là 43%), nguyên nhân do việc tuyên truyền, vận động của các QTDND chưa sâu, rộng nên người dân vẫn còn e ngại về việc gửi số tiền lớn tại QTDND; mặt khác các QTDND mới thành lập còn hạn chế về địa bàn hoạt động, chủ yếu là vùng nông thôn còn khó khăn nên người dân có nhu cầu sử dụng vốn lớn, nhu cầu gửi tiền ít.
Hoạt động cho vay thành viên của QTDND với mục tiêu là tương trợ thành viên, tuy nhiên chủ yếu thành viên là các hộ gia đình vay các món nhỏ để phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi theo mùa vụ, chưa thực hiện cho vay đối với các món lớn như các dự án đầu tư, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh với quy mô lớn,… nguyên nhân do nguồn vốn còn hạn chế, mặt khác trình độ thẩm định, phân tích của cán bộ QTDND cũng còn hạn chế. Một số QTDND có quy mô nhỏ, nguồn lực còn yếu kém (vốn, trình độ,..) nhưng phần lớn dư nợ là cho vay tín chấp nên có nguy cơ rủi ro cao.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương (xã, phường) trên địa bàn hoạt động của một số QTDND không quan tâm, hỗ trợ đến hoạt động của QTDND, chưa thể hiện vai trò, trách nhiệm cũng như hiểu biết về hoạt động QTDND.