CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP CHẾ
2.3. Phân tích Swot
QTDND được xây dựng để cung cấp tín dụng và dịch vụ ngân hàng tại chỗ ở địa bàn nông thôn, sự ra đời của nó mang nhiều đặc thù riêng.
2.3.1. Các điểm mạnh
i) QTDND luôn chủ động trong việc cung ứng dịch vụ của mình cho thành viên vì hiểu rất rõ thành viên và nhu cầu của thành viên, có nghĩa là hoạt động của QTDND sát thành viên. Vì vậy, trong hoạt động của QTDND hầu như không có sự bất cân xứng về thông tin giữa QTDND với thành viên, khách hàng nên giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động, do vậy có lợi về giá thành sản phẩm dịch vụ tín dụng cung cấp.
ii) Khả năng huy động các nguồn vốn nhỏ lẻ nhàn rỗi trong gia đình các thành viên và vùng cư dân nông thôn.
iii) Sự hợp tác, chia sẻ trách nhiệm giữa thành viên và QTDND cũng là thế mạnh của QTDND.
iv) Sự độc lập về tổ chức gắn với địa bàn hoạt động cụ thể, nên tính tự lực, tự cường của QTDND luôn thường tự tồn tại gắn liền với tiến trình hình thành và phát triển của QTDND. Dù có cơ chế liên kết và phải liên kết để phát triển bền vững, song nếu không độc lập thì QTDND sẽ không có cơ hội để tồn tại, liên kết. Chính yếu tố độc lập làm cho QTDND luôn năng động trong hoạt động, thích nghi nhanh với điều kiện thực tiễn và đó cũng là lợi thế trong cạnh tranh của QTDND.
2.3.2. Các điểm yếu
i) Dễ bị làm dụng và phát triển chệch hướng, dễ xa rời mục đích, tôn chỉ và cạnh tranh yếu.
ii) Quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính yếu cũng là một yếu điểm cơ bản của QTDND, điều này gây nhiều bất lợi cho QTDND trong việc duy trì, bảo đảm cho hoạt động an toàn, nhất là trong điều kiện nền kinh tế có những biến động bất thường, khủng hoảng, chịu rủi ro dây chuyền cao.
iii) Khó thu hút được đội ngũ quản trị, điều hành có chuyên môn môn giỏi. Cán bộ nhân viên hạn chế về năng lực nghiệp vụ.
2.3.3. Cơ hội
i) Hiện nay, QTDND đã qua giai đoạn thí điểm và đã được đánh giá rút kinh nghiệm, mặt khác trong thực tiễn hiện nay ở nước ta QTDND đã có sự phát triển rộng khắp và hoạt động có hiệu quả.
cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND. Chính phủ đã ban hành Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015 ban hành theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng. Nền kinh tế nước ta nói chung và lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng ngày càng phát triển.
iii) Nhu cầu về vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ ở nông thôn ngày càng lớn. Đời sống của cư dân nông thôn được cải thiện, nhiều hộ gia đình đã có nguồn vốn tích lũy.
iv) Khuôn khổ pháp lý về khu vực HTX nói chung và QTDND nói riêng ngày càng được hoàn thiện một cách đồng bộ, các cơ chế, chính sách ngày càng phù hợp hơn với đặc thù của loại hình tổ chức kinh tế HTX hoạt động trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng.
v) Trong bối cảnh chủ động hội nhập, quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng ngày càng sâu rộng, tạo điều kiện cho hệ thống QTDND tiếp nhận các hỗ trợ cũng như vận dụng các thành quả, kinh nghiệm của mô hình tín dụng HTX của các nước.
2.3.4. Thách thức
i) Vấn đề tư tưởng, nhận thức về kinh tế tập thể nói chung và về QTDND nói riêng còn có những chủ quan, hạn chế; thậm chí có lúc, có nơi còn xem nhẹ tầm quan trọng của HTX, trong đó có QTDND. Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước không được quán triệt đầy đủ, nhận thức thấu đáo và tổ chức thực hiện nghiêm túc, buông lỏng công tác QLNN, do vậy giữa chủ trương và thực tiễn vẫn còn khoảng cách và những dị biệt làm hạn chế đến sự phát triển của HTX nói chung và QTDND nói riêng.
ii) Cạnh tranh trong thị trường tín dụng ngày càng cao.
iii) Hầu hết các QTDND, nhất là các Quỹ mới thành lập chưa chủ động về nguồn vốn, khả năng thích ứng với của biến động nền kinh tế còn kém.
KẾT LUẬN CHƢƠNG II
Qua hơn 20 năm thành lập thí điểm cho đến giai đoạn củng cố và phát triển hiện nay, có thể thấy rằng hoạt động QTDND trên địa bàn tỉnh đang dần hoạt động ổn định và phát triển. Thời gian qua, mặc dù những đóng góp của QTDND cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn chưa nhiều, sản phẩm từ nguồn vốn đi vay QTDND chưa đáng kể. Song có thể thấy rằng, QTDND có vai trò quan trọng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn. Mô hình này đã góp phần làm đa dạng hoá hoạt động kinh doanh tiền tệ trong nông thôn mà các ngân hàng thương mại chưa đáp ứng được với những món vay nhỏ, địa bàn sâu rộng. Vì thế mô hình QTDND cần tiếp tục được củng cố, hoàn thiện và phát triển trong giai đoạn tiếp theo để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Được những thành quả như trên, phải ghi nhận sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành, trong đó chủ lực là NHNN Chi nhánh tỉnh đã hết sức nổ lực trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, trong đó có QTDND. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được cũng còn tồn tại những thiếu sót và bất cập,.. Chương III của đề tài sẽ nghiên cứu về các giải pháp để nâng cao chất lượng quản lý QTDND đảm bảo các QTDND hoạt động an toàn, hiệu quả hơn.
Chƣơng III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG QUẢN LÝ QTDND TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
Qua phân tích thực trạng hoạt động của các QTDND trên địa bàn tình Bến Tre, chúng ta nhận thấy hoạt động QTDND ngày càng ổn định, các mặt hoạt động có sự tăng trưởng. Bước đầu các QTDND đã tạo được sự tin tưởng của người dân, hoạt động QTDND góp phần hỗ trợ vốn cho các thành viên trong sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, thúc đẩy kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn phát triển; góp phần tích cực vào công tác xoá đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương, hạn chế đáng kể nạn cho vay năng lãi ở nông thôn. Đạt được kết quả như trên một phần là do sự nổ lực trong nội bộ đội ngũ cán bộ, nhân viên QTDND, một phần không thể thiếu đó là sự nổ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành trong thực hiện chức năng, trách nhiệm QLNN đối với QTDND, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để các QTDND hiện có hoạt động an toàn, lành mạnh, hiệu quả và theo đúng mục tiêu mà Đảng và nhà nước đã đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, còn tồn tại những khó khăn, hạn chế, Chương III của đề tài chúng ta cùng nghiên cứu các giải pháp, cũng như các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng phát triển QTDND trên địa bàn tỉnh.