1 Đất Feralit đỏ vàng trên đá phiến
3.1.4. Tài nguyên rừng
- Toàn xã có 4478,5 ha đất sản xuất lâm nghiệp. Trong đó có 4453,5 ha đất có rừng tự nhiên và 25,0 ha đất có rừng trồng. Như vậy độ che phủ của rừng đạt 86,52%. Theo số liệu của Chi cục kiểm lâm Quảng trị cung cấp: xã Triệu Nguyên có 2.787,4 ha rừng tự nhiên thuộc diện rừng trung bình.
- Tài nguyên thực vật:
Trong các nhóm thực vật đã được ghi nhận thì thực vật Hạt kín
(Angiospermae)vẫn chiếm đa số, sau đó là Khuyết thực vật (Pteridophyta)rồi đến thực vật hạt trần(Gymnospermae) (xem bảng 3-2).
Bảng 3-2: Thành phần thực vật ở khu vực nghiên cứu
Ngành thực vật Họ Chi Loài Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 11 15 30 Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) 2 2 3 Ngành Thông (Pinophyta) 3 6 10 Ngành thực vật hạt kín ( Angiospermae) 114 505 1010 + Lớp hai lá mầm (Dicotylrdones) 93 404 858 + Lớp một lá mầm (Monocotyledones) 21 101 152 Tổng số 130 528 1.053
Từ kết quả sơ bộ trên, có thể nói rằng khu hệ thực vật ở đây khá giàu về thành phần loài, nếu được điều tra kỹ lưỡng thì số loài thực vật sẽ có tăng lên rất nhiều.
Về giá trị tài nguyên: Đã thống kê được trên 350 loài thuộc 8 nhóm công dụng (có loài thuộc nhiều nhóm công dụng). Nhóm cây cho gỗ khoảng 100 loài. Nhóm cây cho thuốc khoảng 70 loài. Nhóm cây cho tinh dầu khoảng 40 loài. Nhóm cây cảnh và che bóng mát khoảng 30 loài. Nhóm cây có dầu béo khoảng 15 loài. Nhóm cây cho ta nanh và làm thuốc nhuộm khoảng 15 loài. Nhóm cây ăn được khoảng 15 loài. Nhóm cây làm đồ thủ công mỹ nghệ khoảng 10 loài.
- Khu hệ động vật rừng.
Khu hệ động vật rừng trên địa bàn xã Triệu Nguyên còn tương đối phong phú và đa dạng, kết quả điều tra của Viện điều tra quy hoạch rừng năm 2003 đã ghi nhận có 54 loài thú thuộc 23 họ, 8 bộ, 150 loài chim thuộc 34 họ, 13 bộ. Trong đó có các loài đặc hữu của khu hệ động vật Đakrông là Gà lôi lam mào đen (Lophura imperialis), Gà lôi lam mào trắng (L. Wardsi), Trĩ sao (Rheinardtia ocellata), Gà lôi lông tía (Lophura diadii).(Bảng 3-3).
Bảng 3-3: Thống kê số lượng và thành phần các loài động vật
TT Lớp Bộ Họ Loài Loài quý
1 Thú 8 23 54 7
2 Chim 13 34 150 25
Ngoài ra có một số loài có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân như các loài Hươu, Nai, Hoẵng, Lợn rừng, Cầy, Chồn, Rắn, ếch, Ba ba, Cá. Trong đó các loài như Cá, Lợn rừng, Cầy, Chồn là nguồn tài nguyên đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân dân. Ngoài ra những loài vật nuôi cũng là thành phần quan trọng trong hệ sinh thái và chiếm số lượng lớn trong nhân dân, bao gồm như Trâu, Bò, Dê, Lợn, Gà, Vịt, Chó, Mèo, Cá.
Nhìn chung khu hệ động vật ở đây rất đa dạng, phong phú, có nhiều loài đặc trưng cho khu hệ miền Bắc và Bắc trung bộ hơn số loài đặc trưng cho khu hệ miền Nam và Nam trường sơn.