1 Đất Feralit đỏ vàng trên đá phiến
4.2.3. Vai trò và ảnh hưởng của các tổ chức bên ngoài cộng đồng.
Vai trò và ảnh hưởng của các tổ chức bên ngoài cộng đồng tham gia vào quản lý rừng ở địa phương được thể hiện qua hình 4-2 và bảng 4-8. Cho thấy, mặc dù sự tham gia của người dân quyết định sự thành công của các hoạt động quản lý rừng, nhưng sự tham gia của các tổ chức bên ngoài cũng không thể thiếu để đảm bảo cho hình thức quản lý này tồn tại và phát triển ổn định lâu dài.
-Vai trò và ảnh hưởng của các tổ chức cấp xã tham gia vào quản lý rừng ở địa phương như sau:.
1) UBND xã (Chủ tịch xã hoặc phó chủ tịch xã): Tham gia vào việc quản lý rừng với vai trò là người quản lý, thông qua việc trực tiếp phê duyệt các kế hoạch và thực hiện theo dỏi giám sát, đôn đốc thực hiện các kế hoạch của cộng đồng địa phương, đồng thời phối hợp với các tổ chức đoàn thể giải quyết các vi phạm.
2) Ban Nông Lâm xã (NL): Xây dựng kế hoạch quản lý sử dụng rừng và đất rừng, kiểm tra đôn đốc kết quả thực hiện sản xuất lâm nghiệp của xã. Tuyên truyền về Luật pháp Bảo vệ và phát triển rừng.
Hình 4-2. Sơ đồ phân tích vai trò và ảnh hưởng các tổ chức bên ngoài cộng đồng đến quản lý tài nguyên rừng.
Kích thước vòng tròn thể hiện tầm quan trọng của các tổ chức.
3) Ban Địa chính xã (ĐC): Quy hoạch đất đai, xác định ranh giới các loại rừng, đất rừng, đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp trong xã và ranh giới đất các hộ gia đình.
4) Đoàn Thanh niên xã (TN): Tuyên truyền vận động, giáo dục thanh thiếu niên hăng hái tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư.
Quản lý tài nguyên rừng của
cộng đồng Ban NL xã Trạm thú y Đoàn TN xã Hội CCB xã Phòng TN-MT Phòng nông nghiệp UBND xã UBND huyện Trạm KNKL Hội nông dân xã Dự án Hạt kiểm lâm Tín dụng Trạm BVTV Hội phụ nữ xã Truyền thông Ngân hàng Ban ĐC xã
Bảng 4-8: Đánh giá vai trò của các tổ chức bên ngoài cộng đồng ảnh hưởng đến quản lý rừng.
TT Tên Tổ chức Vai trò
hiện tại
Mong muốn trong tương lai I Các tổ chức cấp huyện 1 UBND huyện 9 10 2 Trạm KNKL 8 9 3 Hạt Kiểm lâm 8 8 4 Phòng TN- Môi trường 7 8 5 Phòng Nông nghiệp 8 8 6 Ngân hàng, Tín dụng 5 8 7 Truyền thông 7 8 8 Trạm thú y, Trạm BVTV 5 8 9 Dự án 5 7 II Các tổ chức cấp xã 10 UBND xã 9 10
11 Hội Nông dân xã 7 8
12 Ban Nông lâm xã 7 9
13 Đoàn Thanh niên xã 5 7
14 Hội Phụ nữ xã 7 8
15 Hội CCB xã 5 6
16 Ban Địa chính xã 7 8
5) Hội Cựu chiến binh (CCB): Phát huy bản chất truyền thống của “anh bộ đội cụ Hồ” đi đầu trong các hoạt động đồng thời động viên, khuyến khích nhân dân tham gia sản xuất nông lâm nghiệp.
6) Hội Nông dân: Vận động nhân dân hưởng ứng đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tổ chức các lớp chuyển giao khoa học kỹ thật để nhân dân chọn cách làm ăn thích hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo lãnh cho nông dân vay vốn để phát triển sản xuất.
7) Hội Phụ nữ: Tập huấn bồi dưỡng nâng cao kiến thức và năng lực cho phụ nữ, tập huấn về trồng trọt và chăn nuôi. Gây quỹ, hỗ trợ các chị em phụ nữ gặp khó khăn vay vốn để phát triển sản xuất, vận động chị em giữ nếp sống vệ sinh, sinh đẻ có kế hoạch.
Nhìn chung, vai trò của các tổ chức cộng đồng cấp xã chưa rỏ ràng, họ tham gia vào các hoạt động với vai trò là người đại diện cho các tổ chức đoàn thể ở cấp cơ sở. Mặt khác hoạt động của các tổ chức chưa gắn kết với nội dung quản lý bảo vệ rừng của địa phương.
- Vai trò và ảnh hưởng của các tổ chức cấp huyện tham gia vào quản lý rừng ở địa phương.
1) UBND huyện (Chủ tịch hoặc phó chủ tịch huyện): Tham gia vào quản lý bảo vệ rừng thông qua hình thức trực tiếp phê duyệt các kế hoạch, quyết định giao rừng và đất rừng cho người dân và cộng đồng thôn bản thông qua các cơ quan chức năng như: Phòng Tài nguyên - Môi trường, Hạt Kiểm lâm và Phòng Nông nghiệp. Đồng thời họ cũng là người đôn đốc, giám sát đánh giá tình hình và kết quả thực hiện các hoạt động quản lý bảo vệ rừng. Do đó họ là tổ chức bên ngoài có vai trò và ảnh hưởng rất quan trọng đến việc quản lý bảo vệ rừng ở địa phương.
2) Phòng Nông nghiệp, Phòng Tài nguyên - Môi trường(TN-MT): Tham gia thông qua hình thức xây dựng bản đồ. Hỗ trợ ban quản lý thôn bản giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai. Kết quả điều tra cho thấy các tổ chức
này có ảnh hưởng rất lớn đối với việc tổ chức thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của người dân.
3) Hạt Kiểm lâm huyện: Là cơ quan quản lý trực tiếp diện tích rừng trên địa bàn xã. Hỗ trợ người dân và cộng đồng làm rỏ quyền lợi, nghĩa vụ của các hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Là tổ chức thường xuyên kiểm tra và đôn đốc người dân và cộng đồng thực hiện tốt các hoạt động quản lý bảo vệ rừng. Kết quả đánh giá cho thấy Hạt Kiểm lâm có vai trò và ảnh hưởng rất lớn trong việc hổ trợ người dân và cộng đồng quản lý rừng.
4) Trạm khuyến nông khuyến lâm(KNKL): Là tổ chức không tham gia quản lý trực tiếp quản lý bảo vệ rừng. Tuy nhiên họ tham gia thông qua việc cung cấp các dịch vụ khuyến nông lâm như: các loại giống cây trồng vật nuôi, phân bón…có chất lượng cao, giúp người dân phát triển sản xuất và nâng cao nhận thức của người dân về việc sản xuất và tổ chức sản xuất nông lâm nghiệp. Họ có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất và nâng cao nhận thức của người dân về sản xuất và tổ chức sản xuất nông lâm nghiệp.
5) Trạm bảo vệ thực vật(BVTV) và trạm chăn nuôi thú y: Là các tổ chức hỗ trợ, giúp đỡ người dân và cộng đồng kiến thức về khoa học kỹ thuật về lĩnh vực sản xuất, chăn nuôi, đồng thời có kế hoạch phòng chống dịch bệnh cho các loại vật nuôi cây trồng. Tuy nhiên vai trò của họ chưa được người dân đánh giá cao.
6) Các tổ chức dự án: Là cơ quan quản lý của các dự án, trực tiếp giúp người dân và các cộng đồng xác định nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giúp họ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động quản lý bảo vệ rừng. Thông qua các hoạt động của họ giúp người dân và cộng đồng quản lý bền vững nguồn tài nguyên của chính họ. Các tổ chức dự án này có ảnh hưởng không nhỏ đến việc hỗ trợ cộng đồng quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
7) Các tổ chức tín dụng và ngân hàng: Mặc dù không tham gia trực tiếp vào các hoạt động quản lý rừng. Nhưng họ là các tổ chức hỗ trợ người dân vay
vốn để đầu tư vào các hoạt động phát triển kinh tế. Do đó những hoạt động của họ có ảnh hưởng không nhỏ trong việc thúc đẩy sản xuất của các hộ gia đình trong cộng đồng thôn bản. Tuy vậy, kết quả thảo luận cho thấy các tổ chức này chưa hỗ trợ được nhiều cho sự phát triển sản xuất của người dân. các tổ chức này mới chỉ dừng lại ở chức năng của tổ chức kinh doanh tiền tệ. Mặc dù đã có những thay đổi về hình thức, thời hạn cho vay.. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nguyên vọng của người dân.
8) Các cơ quan truyền thông (phát thanh, truyền hình, đài báo): Họ không tham gia trực tiếp vào việc quản lý rừng, nhưng có ảnh hưởng thông qua việc tuyên truyền và giáo dục cho người dân về chính sách và ý nghĩa của việc bảo vệ rừng nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm của người dân trong bảo vệ rừng. Tuy nhiên họ chưa phối hợp tốt với các bên liên quan để vận động tuyên truyền về vai trò của cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng. Do vậy các tổ chức này cần thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục hơn nữa.