Một số yếu tố cản trở sự tham gia của cộng đồng vào quản lý tài nguyên rừng ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng tại xã triệu nguyên, thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 64 - 75)

1 Đất Feralit đỏ vàng trên đá phiến

4.3.2. Một số yếu tố cản trở sự tham gia của cộng đồng vào quản lý tài nguyên rừng ở địa phương.

tài nguyên rừng ở địa phương.

4.3.2.1. Nhu cầu và khả năng đáp ứng tiền mặt.

Nhu cầu cuộc sống của con người có rất nhiều thứ vật chất và tinh thần cần thiết, nhưng không phải cái gì cũng làm ra được, mà phải sử dụng tiền mặt để mua bán, đặc biệt trong thời kỳ hiện nay- sản xuất hàng hóa theo kinh tế thị trường. Con người không còn sống theo chế độ tự cung tự cấp, tự sản xuất - tiêu dùng.

Đối với người dân xã Triệu Nguyên, để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống về lương thực và các khoản thiết yếu khác, mỗi hộ gia đình phải sử dụng rất nhiều tiền mặt. Trong khi các nguồn thu nhập chính đáng( Không vi phạm pháp luật) như từ đất canh tác nông nghiệp (từ ruộng), vườn hộ, chăn nuôi và nguồn khác không đáp ứng đủ nhu cầu này của cộng đồng, thì người dân đã tìm kiếm một giải pháp khác cho mình, đó là khai thác các sản phẩm từ TNR tại chỗ để bán lấy tiền phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày gây thiệt hại lớn cho tài nguyên rừng và đặc biệt là gây khó khăn cho công tác quản lý tài nguyên rừng ở địa phương.

Các chi phí bằng tiền mặt bao gồm chi phí cho mua lương thực, và các khoản chi phí khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của hộ gia đình. (Bảng 4-9).Trong các hộ điều tra, bình quân thu nhập của hộ khá là

17.144.000đ/năm/hộ và hộ trung bình là 12.367.700đ/năm/hộ, hộ nghèo là 7.825.700đ/năm/hộ(xem bảng 4-6). Như vậy hộ khá và trung bình phần tích lũy không nhiều, còn hộ nghèo thì thu thường không đủ chi.

Bảng 4-9. Chi phí các nhóm hộ xã Triệu Nguyên năm 2006 Khoản chi (ngàn đồng)Hộ khá Hộ trung bình(ngàn đồng) (ngàn đồng)Hộ nghèo

Lương thực 6.797,0 5.485,8 5.298,5 Quần áo 735,0 625,0 810,0 Y tế 620,0 424,2 445,7 Giáo dục 1.334,0 1.190,8 1.375,7 Đồ dùng 1.470,0 1.033,3 607,1 Khác 1.120 1.383,3 1.047,1 Tổng 12.807,0 10.142,4 9.584,1

4.3.2.2. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm nghiệp chưa phát triển. Những yếu tố kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến hiệu quả sử dụng tài nguyên ở địa phương là yếu tố thị trường. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm do người dân làm ra và các loại lâm sản phụ không có thị trường, hoặc thị trường kém phát triển nên người ta phải khai thác các loại lâm sản với khối lượng lớn mới có thể mang lại thu nhập cao cho ngày công lao động. Cây ăn quả dù ngon hay không, được mùa hay không cũng chỉ để cung cấp cho nhu cầu của hộ gia đình. Thị trường kém phát triển đã làm cho nhiều tiềm năng của đất đai, đa dạng sinh học cho phát triển kinh tế không trở thành hiện thực.

Trong quá trình điều tra nghiên cứu trên địa bàn xã Triệu Nguyên và các xã lân cận trong vùng như Thị trấn Krông Klang, xã Mò ó, xã Ba Lòng đã nhận thấy có một số tồn tại sau đây:

+ Các sản phẩm sản xuất ra không theo thị hiếu của người tiêu dùng, sản xuất mang tính tự phát theo thời vụ, không có kế hoạch. Vì vậy, những sản

phẩm đưa ra thị trường hầu hết là cung vượt cầu, làm cho người nông dân không định được giá cả sản phẩm của mình. Những sản phẩm này là nông sản, thực phẩm như Sắn, Ngô, Đậu, Lạc, v.v. Phần lớn những sản phẩm bán ra là nông sản dưới dạng nguyên liệu chưa qua chế biến nên chất lượng rất thấp.

+ Về lâm sản, trừ gỗ rừng tự nhiên, song mây, lá nón, tre nứa, gỗ rừng trồng còn các hàng lâm sản khác gần như chưa có thị trường. Tuy nhiên do điều kiện giao thông khó khăn nên giá bán các mặt hàng này còn thấp và hay bị ép giá. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho người dân không phát triển các sản phẩm lâm nghiệp và không quan tâm nhiều đến sản xuất lâm nghiệp nói chung.

Trong các loại LSNG quan trọng nhất mà cộng đồng dân cư xã Triệu Nguyên hiện đang khai thác, sử dụng, mua bán chỉ có 2 loại là song mây, lá nón là được xuất thương phẩm bán ra ngoài xã, các LSNG còn lại đều sử dụng riêng cho gia đình khai thác, trao đổi trong cộng đồng thôn và tiêu dùng ngay trong xã. Chuỗi hành trình của các sản phẩm song mây, lá nón từ xã Triệu Nguyên đến nơi tiêu thụ được trình bày ở hình 4-3.

Với chuỗi hành trình dưới đây cho thấy việc lưu thông LSNG ra bên ngoài của xã Triệu Nguyên chỉ qua một đầu mối duy nhất, điều này dẫn đến triệt tiêu sự canh tranh, rất dễ dẫn đến ép giá gây thua thiệt cho người bán sản phẩm. Qua các mức giá mua vào và bán ra của từng công đoạn ta có thể thấy rõ điều này: giá song mây từ người trực tiếp khai thác đến khi bán cho đầu mối tiêu thụ cuối cùng giá đã tăng lên 4,7 lần, tương tự lá nón là 2,5 lần. Với giá bán tại nhà như vậy, thu nhập của người dân chỉ đủ để bù đắp chi phí bỏ ra để đi thu hái sản phẩm. Vấn đề tạo ra nhiều kênh lưu thông, hỗ trợ mở các cơ cở chế biến LSNG tại chỗ thực sự đang là nhu cầu bức xúc của người dân sở tại.

Hình 4.3. Chuỗi hành trình của các LSNG quan trọng nhất của xã Triệu Nguyên

Thị trường là một trong những yếu tố quyết định đến hoạt động sản xuất người dân.Thị trường chưa phát triển đã làm cho sản xuất lâm nghiệp có hiệu quả thấp và giảm tính hấp dẫn của các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.

Người dân xã Triệu Nguyên

Thu hái từ rừng

Người mua lẻ

Mua tại từng hộ dân

Đại lý Mua tại chợ Ba Lòng Song mây: 1.500đ/kg Lá nón: 40đ/lá Song mây: 2.000đ/kg Lá nón: 60đ/lá Song mây: 2.500đ/kg Lá nón: 80đ/lá Song mây: 7.000đ/kg Lá nón: 100đ/lá Công ty Mai Hoàng

Mua tại thị trấn KrôngKlang

Sơ chế

Luộc, phơi khô, đóng bó

Song mây Bán cho các cơ sở làm hàng mỹ nghệ tại Tp. Hồ Chí Minh Lá nón Bán cho các làng nghề làm nón trong tỉnh Quảng Trị

4.3.2.3. Nhận thức, kiến thức chưa cao và thiếu thông tin.

Nhận thức và kiến thức của người dân cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của quản lý tài nguyên rừng. Nhận thức chưa đầy đủ về tính tái tạo và yêu cầu quản lý bền vững tài nguyên rừng đã như một nhân tố cản trở sự liên kết của cộng đồng trong bảo vệ và phát triển tài nguyên.

Để xem xét nhận thức của người dân địa phương, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 50 người thuộc các thôn khác nhau. Có 4 câu hỏi phỏng vấn đã được sử dụng là:

(1). Ông/Bà đã từng biết về việc thành lập KBTTN Đakrông chưa? Nếu biết thì từ khi nào và ai cho ông/bà biết?

Kết quả cho thấy có 19/50 người được phỏng vấn đã nghe về việc thành lập khu bảo tồn, trong đó, 15 người biết được thông tin qua xã, 04 người nhận được thông tin từ Ban quản lý khu bảo tồn và kiểm lâm địa bàn xã. Những người nhận thức được về thành lập khu bảo tồn chủ yếu là các cán bộ xã, trưởng thôn, đây là những người thường tham gia các cuộc họp ở xã, huyện, tỉnh, mức tiếp nhận thông tin của họ cao hơn. Tuy nhiên, thời gian họ có được thông tin này cũng chỉ một vài năm gần đây. Ngoài ra, trong số các em học sinh được phỏng vấn tại các thôn cũng không hề biết gì về KBTTN Đakrông.

(2). Ông/Bà có biết mục đích thành lập KBTTN Đakrông là gì không? Qua câu hỏi này có 15/50 người được phỏng vấn cho rằng để cấm chặt phá rừng và săn bắn các loài chim, thú rừng; 10/50 người cho rằng để giữ nước và bảo vệ đất; 8/50 người cho rằng để phát triển du lịch; 12/50 người cho rằng để giữ gỗ cho con cháu làm nhà; 5/50 người không trả lời.

(3). Ông/Bà có biết ranh giới của khu bảo tồn không?

Đối với câu hỏi này thì 43/50 người được phỏng vấn không biết ranh giới của khu bảo tồn đến đâu; 4/50 người có biết nhưng chỉ áng chừng; 3/50 người không trả lời.

(4). Việc thành lập KBTTN Đakrông có ảnh hưởng gì đến kinh tế và các hoạt động khác của gia đình mình không?

Câu hỏi này có 39/50 người cho rằng có ảnh hưởng đến kinh tế, các hoạt động khác không có ảnh hưởng; 6/50 người cho rằng không ảnh hưởng gì và 5/50 người không trả lời.

Kết quả phỏng vấn thấy rằng nhận thức của người dân về thành lập khu bảo tồn còn rất hạn chế và mờ nhạt. Họ nhìn nhận việc thành lập khu bảo tồn dưới nhiều giác độ khác nhau. Ranh gới khu bảo tồn chỉ là một đường trừu tượng trong tư duy của họ, và họ có thể dễ dàng xâm lấn như các hoạt động khai thác gỗ, củi, săn bắn các loài động vật rừng. Số người bị ảnh hưởng đến kinh tế do thành lập khu bảo tồn chiếm đại đa số, điều đó chứng tỏ cuộc sống của người dân có sự lệ thuộc vào rừng rất lớn.

4.3.2.4.Trình độ văn hóa thấp và ý thức pháp luật kém.

Trình độ văn hoá thấp đã là rào cản chính hạnh chế sự tiếp cận kinh tế, văn hoá với các vùng kinh tế sinh thái khác, ngăn cản sự phát triển của sản xuất hàng hoá và các mối liên kết cộng đồng nói chung.

Số người được phỏng vấn phần lớn tập trung vào bậc tiểu học. Cán bộ xã, thôn bản mới ở trình độ trung học phổ thông, chưa được đào tạo các kỹ năng cơ bản về quản lý. Những cuộc phỏng vấn cho thấy người ta không chỉ hạn chế về nhận thức kiến thức trong quản lý tài nguyên mà còn thiếu ý thức trong việc chấp hành luật pháp liên quan đến quản lý tài nguyên, đã làm giảm đi nhu cầu liên kết cộng đồng, ngăn cản hình thành những tổ chức và luật lệ cộng đồng cho quản lý tài nguyên.

Do trình độ hạn chế nên người dân không hiểu hết ý nghĩa, vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của họ trong các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các chính sách liên quan đến tài nguyên rừng. Họ dễ bị kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng tham gia vào các hoạt động khai thác, vận chuyễn trái phép tài nguyên rừng.

4.3.2.5. Hệ thống tổ chức cộng đồng

Tổ chức và quy định của cộng đồng liên quan đến quản lý tài nguyên có thể được xem là yếu tố quan trọng cho quản lý hiệu quả tài nguyên. Để quản lý, bảo vệ rừng và phát triển với vốn rừng thì phải áp dụng nhiều biện pháp tích cực, toàn diện và gắn liền với cuộc sống của người dân . Vì vậy, ngoài các biện pháp tổ chức quản lý rừng của Nhà nước thì trong thực tiễn ở các bản làng sống gần rừng, các tổ chức quần chúng cũng đóng vai trò quan trọng, thể hiện rõ rệt nhất là vai trò của các Chi bộ Đảng; Ban Lâm nghiệp xã; Ban Địa chính xã; Ban KNKL, Kiểm lâm địa bàn; Hội Cựu chiến binh; Đoàn Thanh niên; Hội Phụ nữ; Hội Nông dân;v.v..

Trong quá trình trao đổi và thảo luận những cán bộ địa phương đã nhận thấy một số vấn đề về hoạt động của các tổ chức cộng đồng liên quan đến quản lý rừng như sau:

- Các tổ chức bên ngoài cộng đồng chưa phối hợp tốt với cộng đồng thôn để tiến hành thực hiện tốt hơn trong việc nâng cao nhận thức và kiến thức của người dân về quản lý rừng, hỗ trợ trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện những chính sách của Nhà nước liên quan đến quản lý rừng, trực tiếp tham gia vào tổ chức các hoạt động lâm nghiệp và quản lý rừng nói chung.

- Thiếu sự tham gia của các tổ chức cộng đồng và những quy định cộng đồng về quản lý tài nguyên. Vai trò của cộng đồng còn rất mờ nhạt trong quản lý tài nguyên. Những hộ gia đình đơn lẻ không tổ chức, không có cam kết với nhau, thường bất lực trước những hành động xâm hại tài nguyên.

Những tồn tại chủ yếu của các tổ chức cộng đồng liên quan đến quản lý rừng là năng lực và trình độ còn hạn chế của cán bộ cộng đồng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn quản lý rừng, chưa sáng tạo được những giải pháp, những hình thức tổ chức quản lý rừng phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, chưa có những đầu tư thích hợp để tạo điều kiện cho các tổ chức thực hiện được nhiệm vụ liên quan đến quản lý rừng, chưa có những quy định thực

sự rõ ràng về chức năng và quyền hạn của mỗi tổ chức cộng đồng về quản lý rừng, đôi khi nhiệm vụ của họ còn chồng chéo, cản trở nhau trong hoạt động quản lý rừng.

4.3.2.6. Kiến thức bản địa không được phát huy.

Những hiểu biết mới của thế hệ trẻ tiếp thu qua nhà trường, thông tin đại chúng song chắc chắn kiến thức đó sẽ có nhiều vấn đề kém phù hợp với điều kiền lập địa của địa phương so với kiến thức bản địa.

Hệ thống kiến thức bản địa phong phú nhưng còn rất tản mạn, chưa được hệ thống, tổng kết lại (có trong người này, người khác, gia đình này, gia đình khác; người này biết, người khác lại không biết;...)

Kiến thức bản địa quá thiên lệch, chủ yếu hướng váo khai thác, sử dụng là chính; việc gây trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng chưa được người dân chú ý.

Kiến thức về chế biến còn thiếu: chế biến thô, sản phẩm không có thị trường, nên không phát huy được tiềm năng của rừng tự nhiên.

Vì vậy để phát huy được tiềm năng to lớn của rừng tự nhiên, giúp người dân khai thác được thế mạnh của rừng trong phát triển kinh tế cần phải tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về rừng. Đồng thời tiến hành tổng kết, phổ biến các kiến thức bản địa, kết hợp với những kiến thức mới cho người dân để hình thành những công nghệ mới, những cách thức mới trong bảo vệ, phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng rừng và đất rừng, góp phần thu hút người dân vào hoạt động bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở địa phương.

4.3.2.7. Hoạt động khuyến nông, khuyến lâm chưa phát triển:

Một trong những nguyên nhân làm cản trở sự tham gia của cộng đồng được phát hiện trong quá trình điều tra là thiếu KNKL ở địa phương. Số lượng cán bộ KNKL ở xã chỉ có một người không đủ quán khả năng quán xuyến cho cả xã. Khi phổ cập, các cán bộ KNKL thường sử dụng kiến thức kinh nghiệm từ sách vở mà ít chú ý khai thác kiến thức bản địa từ người dân. Đó là nguyên

nhân làm cho một số hoạt động phổ cập chưa thực sự có hiệu quả. Ngoài ra, nhiều người cho biết họ không biết hỏi ai khi cần chọn loại cây lâm nghiệp, xác định kỹ thuật gieo trồng, tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm lâm nghiệp ...Chưa có hoạt động KNKL nên người dân ít được tiếp cận với các thành tự khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp. Chưa nâng cao được hiệu quả của hoạt động sản xuất. Do đó, chưa tích cực tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng.

Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn người dân đều sản xuất theo kinh nghiệm gia đình, chưa có sự hỗ trợ của khuyến nông lâm. Có 27/36 hộ gia đình điều tra (75%) cho biết thời gian qua họ trồng trọt và chăn nuôi theo kinh nghiệm của gia đình. Các kỹ thuật sản xuất truyền thống chỉ còn 11/36 hộ điều tra áp dụng (30%). Ngoài ra có 5/36 hộ điều tra áp dụng (14%) đã có sự học hỏi các kỹ thuật qua hàng xóm, từ bên ngoài cộng đồng 4/36 hộ điều tra áp dụng (11%) và từ các phương tiện thông tin đại chúng 2/36 hộ điều tra áp dụng (2,5%) và chỉ có 3/36 gia đình điều tra (8%) có sự hỗ trợ kỹ thuật của khuyến nông lâm (Hình 4-4).

27 11 11 5 4 3 2 0 5 10 15 20 25 30

Kinh nghiệm Truyền thống Hàng xóm Bên ngoàI CĐ KNKL Thông tin ĐC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng tại xã triệu nguyên, thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 64 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)