1 Đất Feralit đỏ vàng trên đá phiến
4.1.2. Thực trạng hoạt động quản lý bảo vệ, sử dụng rừng tại địa phương.
4.1.2.1. Hoạt động quản lý bảo vệ rừng của KBTTN Đakrông.
Triệu Nguyên là một xã có vùng đa dạng sinh học cao. Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương đã tiến hành giao đất giao rừng cho các tổ chức nhà nước, hộ gia đình tham gia quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Xã Triệu Nguyên vừa có Khu BTTN vừa là vùng đệm của Khu bảo tồn nên các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng cũng khá đa dạng.
Trước đây, KBTTN Đakrông chưa thành lập Ban quản lý (BQL), toàn bộ diện tích rừng và đất rừng do Hạt kiểm lâm Đakrông quản lý bảo vệ rừng. Tuy nhiên, mọi hoạt động quản lý của lực lượng kiểm lâm chỉ mang tính chất bảo vệ đơn thuần.
Năm 2002, BQL khu bảo tồn được thành lập với lực lượng cán bộ mỏng, thiếu kinh nghiệm trong các hoạt động bảo tồn, do cán bộ BQL chủ yếu là
chuyển từ các Hạt Kiểm lâm sang và một số làm theo hợp đồng đều là cán bộ trẻ mới tốt nghiệp ở các trường Đại học và Trung học trong và ngoài tỉnh.
Từ khi thành lập đến nay, chỉ có một vài khóa đào tạo về hoạt động bảo tồn cho cán bộ BQL; do vậy, kinh nghiệm và kiến thức quản lý bảo tồn của cán bộ còn hạn chế, đây là thách thức chính để hoàn thành mục tiêu bảo tồn. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng và trang thiết bị hiện có còn ở mức thấp là trở ngại lớn đối với BQL trong việc triển khai các hoạt động bảo tồn
Hiện tại, mọi hoạt động quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn xã đều được phối hợp thực hiện với Hạt Kiểm lâm Đakrông nhằm quản lý toàn bộ tài nguyên rừng.
Hiện nay, các thôn đều đã có quy ước “ Bảo vệ và phát triển rừng” do Hạt kiểm lâm Đakrông phối hợp với nhân dân xây dựng. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa những quy ước truyền thống và hệ thống chính sách, chúng dựa trên những đặc điểm truyền thống của cộng đồng thôn đồng thời dựa trên những quy định về pháp luật đối với quản lý rừng.
Hầu hết các thôn đều có thành lập tổ bảo vệ rừng, tổ bảo vệ rừng có nhiệm vụ bảo vệ diện tích rừng tự nhiên giao cho xã, thôn…Đồng thời phối hợp với lực lượng kiểm lâm trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng, bắt giữ các đối tượng khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản.
4.1.2.2. Hoạt động quản lý bảo vệ rừng của chính quyền xã.
UBND xã đã tổ chức thực hiện Quyết định 245/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp đã có tác dụng tích cực, nâng cao một bước nhận thức về trách nhiệm của chính quyền các cấp trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Uỷ viên lâm nghiệp xã cùng với Kiểm lâm viên phụ trách trên địa bàn tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã chỉ đạo việc tổ chức xây dựng và thực hiện qui ước bảo vệ rừng, thành lập tổ đội quần chúng tự nguyện tham gia công tác quản lý bảo vệ
rừng, phòng chống cháy rừng ở thôn, bản bước đầu đã đem lại hiệu quả tích cực về phong trào bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng trên địa bàn.
Mô hình tổ chức quản lý bảo vệ rừng của xã Triệu Nguyên
Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phản hồi
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã thực hiện công tác quản lý theo pháp luật, thông qua sự phối hợp với các ban ngành ở địa phương như: Hạt kiểm lâm, Khu bảo tồn thiên nhiên v.v...
Ban lâm nghiệp xã
Tổ bảo vệ rừng thôn Xuân Lâm (5 người) Tổ bảo vệ rừng thôn Na nẫm (6 người) Tổ bảo vệ rừng thôn Vạn Na Nẫm (2 người) Chủ tịch UBND xã Hộ gia đình
Ban lâm nghiệp xã phụ trách công tác lâm nghiệp ở địa phương, cùng với kiểm lâm viên phụ trách địa bàn triển khai kế hoạch bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở địa phương.
Xã là đơn vị hành chính cơ sở quan hệ trực tiếp với người dân. Giữa chính quyền xã với người dân không chỉ có mối quan hệ hành chính mà còn có quan hệ gia tộc, xóm làng, những tập quán tốt đẹp cũng như một tập quán lạc hậu. Xã có nhiệm vụ tiếp nhận và phổ biến cho người dân các văn bản Pháp lệnh, các Nghị định, Quyết định của các cấp từ Huyện đến Trung ương tới hộ gia đình chẳng hạn các văn bản về giao đất lâm nghiệp, nông nghiệp, về giao đất, khoán rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, luật bảo vệ rừng, pháp luật về môi trường, quản lý tài nguyên nước, quản lý và bảo vệ phát triển, sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học v.v...
Nhìn chung chính quyền địa phương chưa thể hiện hết được vai trò của Nhà nước trong kiểm soát các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên. Hiện nay, rừng vẫn tiếp tục bị phá, thú rừng vẫn bị săn bắn, chưa có những biện pháp xử lý triệt để những trường hợp vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
4.1.2.3. Hình thức khai thác, sử dụng tài nguyên rừng của người dân. 1) Sử dụng đất rừng để sản xuất
Hiện tại họ vẫn đang sản xuất theo hướng không giữ rừng mà chuyển rừng thành thứ khác (chuyển đất rừng tự nhiên thành vườn), mô hình canh tác gồm một số loài cây truyền thống mang lại liệu quả thấp. Song những tác hại của chúng đến xã hội, đến môi trường lại vô cùng nghiêm trọng và là một thách thức lớn cho công tác quản lý rừng trước đây cũng như trong hiện nay..
Phần lớn đất canh tác ở vườn hộ gia đình là diện tích đất dốc hiện đang sử dụng kém bền vững và không mang lại hiệu quả kinh tế, chủ yếu chỉ phục vụ nhu cầu cho hộ gia đình, xói mòn xảy ra mạnh. Thành phần loài cây chủ yếu là những loài kém giá trị kinh tế. Một số loài cây có thể mang lại thu nhập cho gia đình như: Keo lá tràm, Keo lai, Xà cừ, Măng tre…nhưng những loài này chưa được người dân chú trọng phát triển. Kỹ thuật canh tác như sau:
- Làm đất, chọn giống: Người ta thường đào hố để trồng cây tuy nhiên, chưa chú ý đến công nghệ canh tác bền vững trên đất dốc nên đất bị thoái hoá mạnh. Về việc chọn giống đang là một vấn đề mới mẻ của người dân địa phương và ít được trú trọng, do công tác KNKL ở đây chưa phát triển.
- Kỹ thuật trồng, chăm sóc:
Chủ yếu trồng theo phương thức thuần loài nhưng chưa chú ý đến đường đồng mức, đây là một trong những nguyên nhân gây xói mòn mạnh trong mùa mưa, làm cho đất đai bị thoái hoá mạnh, gây khó khăn cho sản xuất. Vì vậy cần phải có những hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp cho người dân về kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc.
Việc chăm sóc cây trồng ít được người dân chú ý, đặc biệt họ rất ít hoặc không dùng phân bón và khâu phòng trừ sâu bệnh hại. Đây là vấn đề đang được quan tâm đặc biệt và cần sớm có cán bộ kỹ thuật có chuyên môn giúp người dân thực hiện canh tác đúng quy trình kỹ thuật.
2) Sử dụng rừng và đất rừng để chăn thả gia súc:
Chăn thả gia súc( thả rông) trong rừng là thói quen được hình thành từ lâu đời của cộng đồng người dân sống gần rừng. Các loại gia súc chăn thả là trâu, bò, dê. Hiện tại, đa số hộ nuôi gia súc trong xã Triệu Nguyên vẫn sử dụng hình thức này. Trong 36 hộ điều tra có 83,3% hộ có chăn thả gia súc trong rừng ( xem bảng 4-3).
Bảng 4-3 : Số lượng gia súc chăn thả trên rừng và đất rừng.
STT Loài gia súc Số hộ chăn thả Tỷ trọng(%) Số lượng(con) 1 Không 6 16,7 2 Trâu 18 50,0 26 3 Bò 7 19,4 16 4 Dê 5 13,9 7
Số lượng gia súc chăn thả của các hộ gia đình không nhiều (49con/ 36 hộ điều tra). Tính trung bình cả 36 hộ điều tra, mỗi hộ có 0,5 con trâu, 0,2 con bò và 0,14 con dê. Nhưng theo người dân, số lượng gia súc đã giảm nhiều so với những năm trước đây vì gia súc đã bị cấm chăn thả trên rừng mới trồng.
3) Sử dụng sản phẩm từ rừng tự nhiên.
Trải qua nhiều thế hệ, người dân nơi đây đã sống gắn bó với rừng. ở đây rừng tự nhiên luôn được coi là nơi để người dân địa phương vào thu hái, khai thác những sản phẩm từ rừng phục vụ cho đời sống của mình, trong đó có sản phẩm thực vật, động vật rừng ( Xem bảng 4-4).
Bảng 4-4 : Lâm sản chính được khai thác từ rừng tự nhiên Loại Thời gian
khai thác Sản lượng/người/ngày Mục đích Giá (đồng) Gỗ tạp Tháng 1-9 0,01- 0,15m3 Bán, sử dụng 800.000- 1.400.000đ/m3 Mây nước Tháng 8-12 15- 20kg Bán 1.500đ/kg Lá nón Tháng 8-12 400-600lá Bán 40đ/lá Củi Tháng 7-12 2 gánh( 30kg) Bán, sử dụng 15.000đ/gánh Thú rừng Quanh năm Bán, sử dụng
Tùy theo loài
a) Khai thác sử dụng tài nguyên thực vật rừng: - Khai thác nguồn tài nguyên gỗ.
Mặc dù đã được quy hoạch và công nhận là Khu rừng đặc dụng, nhưng gỗ vẫn được khai thác trái phép từ rừng của KBTTN Đakrông và vùng đệm. Trong những năm trước đây tình trạng khai thác gỗ bừa bãi không có sự bảo vệ và phát triển đã làm cho nhiều loài cây gỗ có giá trị kinh tế, sinh thái nhanh bị mất đi. như loài Lim xanh, Lát, Gụ lau, Gụ mật, Giổi, Sến…
Tổ thành cây gỗ hiện vẫn còn để khai thác sử dụng hầu hết các loài cây gỗ thuộc gỗ nhóm 4 đến nhóm 8. Như vậy rừng tự nhiên dù tổ thành của của các loài cho gỗ là phong phú nhưng phần lớn là những loài có giá trị thấp.
+ Phương thức khai thác, sử dụng những loài cây gỗ hiện có:
Các cuộc trao đổi với người dân cho thấy phần lớn những loài cây đều chỉ được sử dụng nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ của hộ gia đình là chính. Hiện nay các loài cây có đường kính thân từ 60cm trở lên còn lại số lượng rất ít.Lượng khai thác gỗ sử dụng cho xây dựng một ngôi nhà kiên cố từ 10 - 12m3 các loại, nếu nhà tạm cũng mất 3- 4m3. Loài cây được khai thác phổ biến hiện nay là Đào, Sú, Trường, Huỹnh, Trâm, ... Nhìn chung do chất lượng cũng như số lượng cây gỗ giảm sút mạnh trong khi nhu cầu làm nhà tăng cao nên những loài cây kém giá trị mà những người địa phương trước đây chưa hề nghĩ tới nay đã khai thác làm nhà.
Khai thác các loài cây cho gỗ chủ yếu theo hình thức thủ công, khai thác theo phương thức chặt chọn thô. Người ta chọn những cây phù hợp với mục đích để khai thác. Với mức độ tăng dân số hiện nay và nhu cầu của họ thì việc khai thác gỗ và củi đã ảnh hưởng đáng kể đến tài nguyên rừng.
-Khai thác lâm sản ngoài gỗ.
Cộng đồng người dân xã Triệu Nguyên khai thác nhiều loại lâm sản khác nhau, hầu hết chúng được lấy từ rừng của KBT và một phần từ xã quản lý. Các LSNG người dân khai thác bao gồm: Trầm, đốt than, song mây, lá nón, tre nứa, măng, quả rừng, mật ong, dược liệu, củi khô, lá nón, lá cọ, đót…Trong số đó, hiện nay LSNG tập trung vào một số sản phẩm chính sau (Bảng 4-5).
*Khai thác Mây:
Mây được khai thác chủ yếu cho đan lát dụng cụ dùng trong gia đình và để bán. Trước đây, mỗi ngày một người có thẻ thu hai được cả trăm đọt mây nhưng ngày nay do nguồn mây trong rừng cạn kiệt nên số người và số lượng khai thác đã giảm xuống. Hiện nay, để khai thác mây người dân phải đi vào
rừng sâu, rừng già và mỗi ngày cũng chỉ kiếm được 40-50 đọt tương đương 30-35 kg.
*Thu hái Lá nón.
Hiện nay việc thu hái lá nón cũng gặp nhiều khó khăn do phải đi xa và độ phong phú đã suy giảm nhiều, tuy nhiên số lượng người đi thu hái vẫn rất đông đặc biệt phụ nữ, trẻ em bởi nhu cầu thị trường và họ không có việc gì làm khi các hoạt động nông nhiệp đã kết thúc.
Bảng 4-5: Các LSNG chủ yếu khai thác ở địa phương. T
T Loài cây trị/bộGiá
phận sử dụng Trữ lượng (nhiều, TB,ít) Tình hình sinh trưởng Tình hình khai thác Tên phổ thông Tên địa
phương
1 Mây nước Mây nước Thân ít TB Nhiều
2 Lá nón Lá nón Ngọn lá ít TB Nhiều
3 Nứa Nứa Thân ít TB ít
4 Đổ trọng Đổ trọng Vỏ ít TB ít
5 Mây tắt Mây tắt Thân ít TB ít
6 Củ mài Củ mài Củ ít TB ít
7 Thiên niên kiện Môn thục Củ Nhiều Mạnh ít
8 Mây song Mây song Thân ít TB ít
9 Mây đắng Mây song Thân ít TB ít
10 Ngũ gia bì Chân chim Vỏ Nhiều TB ít
11 Hoàng đằng Hoàng đằng Thân ít TB ít
12 Bời lời Bời lời Vỏ ít TB ít
13 Sắn dây Sắn dây Củ Nhiều TB ít
15 Sa nhân Sa nhân Quả/hoa ít TB
*Khai thác củi đun
Đây là nhu cầu hàng ngày của cộng đồng người dân vùng đệm ở khu bảo tồn. Củi sử dụng cho sinh hoạt gia đình, sưởi ấm trong mùa đông, chăn
nuôi và để đem bán lấy tiền. Trung bình mỗi hộ gia đình sử dụng 1 gánh củi/ngày, khoảng 15-20kg. Những loài cây gỗ được dùng như nguồn năng lượng không thể thiếu trong các hộ gia đình, lượng củi hàng năm một hộ gia đình sử dụng trung bình khoảng 4-5 tấn nếu nhân với tổng số hộ thì lượng củi mà nhân dân sử dụng là đáng kể.
* Khai thác, sử dụng các loài cây cho dược liệu.
Phần lớn các hộ gia đình khai thác những loài cây trong rừng sử dụng chủ yếu vào việc phục vụ những nhu cầu thiết yếu của gia đình mà không kèm theo những mục tiêu sản xuất hàng hoá. Phương thức khai thác cây thuốc thường là thủ công. Bộ phận trên cây được sử dụng theo từng loại bệnh. Vì vậy, số cây cho thuốc còn nhiều và đủ dùng cho nhân dân địa phương.
Một vấn đề cần quan tâm là việc khai thác dược liệu của những người dân địa phương gần như chưa hoặc không được quan tâm tới việc bảo tồn và phát triển chúng. Nhiều khi để lấy được những dược liệu quý trong rừng họ sẵn sàng chặt phá rất nhiều những loài cây khác, điều đó cũng có nghĩa là họ đã tham gia trực tiếp vào việc phá rừng, các hoạt động như thế đã góp phần làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là nguồn dược liệu quí.
- Khai thác và sử dụng các loài cây làm thức ăn.
Các loài rau rừng là loại thức ăn không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của hộ gia đình. Việc trồng rau chưa phổ biến trong các vườn nhà, cũng như khi thiếu lương thực ở các hộ gia đình thì vai trò của rau rừng rất quan trọng và được nhân dân sử dụng quanh năm.
Phương thức khai thác và sử dụng các loài cây làm thức ăn: Người dân địa phương rất hiểu về chất lượng của các loại rau rừng. Họ sử dụng các giống loài này như là sản phẩm thường xuyên của họ. Đây là nguồn dinh dưỡng đa dạng, cung cấp quanh năm. Qua trao đổi, người dân cho biết rau rừng phân bố hầu khắp, dễ thu hái, mọc tự nhiên mà không phải chăm sóc. Tuy nhiên, nếu cứ tiếp tục phương thức khai thác hoàn toàn dựa vào tự nhiên theo tập quán
này chắc chắn cũng sẽ sớm làm cạn kiệt tài nguyên vốn rất phong phú như ở địa phương hiện nay.
ởđây thực vật làm rau chủ yếu được sử dụng nhằm mục đích tự cung tự cấp. Một số loài phổ biến có giá trị trên thị trường vẫn chưa trở thành hàng hoá, vẫn đang còn ở dạng tiềm năng như các loại măng, sắn dây,... Hiện nay người dân vẫn sử dụng rau rừng theo phương thức cổ truyền - phương thức mà