1 Đất Feralit đỏ vàng trên đá phiến
3.2.1. Lược sử hình thành và phát triển của xã Triệu Nguyên.
Từ năm 1976 đến 1986, trong những ngày đầu giải phóng, nhân dân trong xã gặp nhiều khó khăn. Đại bộ phận người dân quen với sản xuất lúa nước, sắn, ngô, khoai, lạc, đậu và khai thác gỗ, trầm hương, săn bắt động vật
rừng. Từ năm 1978 đến năm 1983 người dân được cấp giấy phép khai thác gỗ để làm nhà. Lụt lớn năm 1983 làm trôi 10 nhà, bão lớn năm 1985 làm nhiều nhà sập nên nhiều người gặp khó khăn phải vào Nam sinh sống.
Trong giai đoạn từ 1986 đến 1997 thực hiện đường lối đổi mới theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VI, Nhà nước đã có chính sách đầu tư hỗ trợ cho nhân dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, nên người dân trên địa bàn xã đã yên tâm sản xuất trên mảnh đất của mình và đã có hiệu quả hơn.
Sau năm 1990, cùng với việc chia tách tỉnh, huyện. Xã Triệu Nguyên từ huyện Triệu Phong chuyển sang thuộc huyện Đakrông, là một huyện miền núi nên đã được tỉnh và Nhà nước đầu tư nhiều. Chính quyền địa phương đã lãnh chỉ đạo nhân dân phát triển kinh tế theo mô hình VAC, từng bước điều chỉnh các kế hoạch phát triển kinh tế cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Xác định cơ cấu cây trồng vật nuôi cho kinh tế vườn, một số loài cây có giá trị kinh tế cao đã được đưa vào gây trồng tại địa phương. Trong giai đoạn này, Nhà nước có chủ trương đóng cửa rừng và tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ rừng nên rừng phục hồi phát triển tạo ra nhiều sản phẩm như: Mây, lá nón, lá cọ… đã góp phần làm tăng thu nhập của người dân, tạo công ăn việc làm. Tuy nhiên đời sống nhân dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn do diện tích đất nông nghiệp ít, năng suất thấp nên hoạt động săn bắt, khai thác gỗ trái phép vẫn diễn ra , tài nguyên rừng vẫn tiếp tục suy giảm.
Hiện nay, xã Triệu Nguyên còn lại 3 thôn: Xuân Lâm, Na Nẫm, Vạn Na Nẫm gồm có 271 hộ với 1.281 nhân khẩu sinh sống trên địa bàn với diện tích tự nhiên là 5.176,17 ha.