Các giải pháp kỹ thuật Nông Lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng tại xã triệu nguyên, thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 86 - 92)

III Đất chưa sử dụng 0,

4.4.4. Các giải pháp kỹ thuật Nông Lâm nghiệp.

Các biện pháp kỹ thuật sản xuất Nông Lâm nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh Nông Lâm nghiệp bền vững. Một phương thức sử dụng đất chỉ có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao, duy trì được năng suất ổn định lâu dài phát huy tối đa các yêu cầu xã hội và bảo vệ môi trường sống, khi các giải pháp kỹ thuật được xem xét một cách toàn diện các mặt. Vì vậy, bên cạnh các giải pháp về xã hội, kinh tế, khoa học công nghệ các giải pháp kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật sản xuất Nông Lâm nghiệp có ý nghĩa rất quyết định trong việc quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững.

Mặc dù hệ thống các quy trình quy phạm, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và các công trình nghiên cứu thử nghiệm đã đề cập khá chi tiết các giải pháp kỹ thuật. Song trong thực tế hệ thống các giải pháp kỹ thuật khi áp dụng vào một địa điểm cụ thể vẫn bộc lộ những bất cập. Chẳng hạn như chọn loại cây trồng chưa hoàn toàn phù hợp với nhu cầu phát triển, chưa đánh giá đúng tiềm năng của đất đai.

Vì vậy, để góp phần thúc đẩy Nông Lâm nghiệp phát triển bền vững, các giải pháp kỹ thuật Nông Lâm nghiệp cần tập trung vào một vấn đề sau đây:

- Đánh giá đúng tiềm năng của đất đai.

- Xác định tập đoàn cây trồng phù hợp với từng loại đất, phù hợp với mục đích kinh doanh của từng loại rừng, từng điều kiện tự nhiên. Cần chú ý chọn loài cây trồng chủ yếu từ các loài cây bản địa, phù hợp với điều kiện của địa phương.

- Lựa chọn phương thức và phương pháp trồng rừng phù hợp với mục đích kinh doanh, lợi dụng tối đa điều kiện ngoại cảnh, có biện pháp xử lý thực bì, biện pháp làm đất nhằm bảo vệ được độ che phủ của thực bì và bảo vệ đất chống xói mòn đất. Bảo vệ tối đa những loài cây gỗ tái sinh trên diện tích trồng rừng, nghiêm cấm mọi hành vi tác động tiêu cực đến rừng trồng và đất trồng rừng.

*Các giải pháp kỹ thuật cụ thể đối với từng hoạt động.

1. Hoạt động khoanh nuôi tái sinh và nuôi dưỡng rừng

- Đối tượng: Là diện tích rừng đã được tái sinh phục hồi sau khai thác, sau canh tác nương rẫy(IIa, IIb), đất có các cây gỗ và cây bụi thảm tươi đang tái sinh phục hồi (Ic).

- Loài cây trồng bổ sung: Lát, Sao, Sến, Huỹnh, Mây . . . với mật độ tuỳ theo mật độ hiện tại, đặc điểm phân bố cây tái sinh và yêu cầu xây dựng đối với từng loại rừng.

- Kỹ thuật tác động.

+ Trồng bổ sung những cây có giá trị kinh tế và các cây đa mục đích theo đám hoặc theo băng.

+ Chặt bỏ những cây giá trị kinh tế thấp, phát bỏ những cây dây leo bụi rậm. + Nghiêm cấm phát đốt rừng làm nương rẫy.

2. Hoạt động trồng rừng - Đối tượng: Đất trống (Ib,Ic).

- Loài cây trồng: Sao, Sến, Thông, Các loài keo, Bời lời... - Kỹ thuật tác động:

+ Trồng rừng hỗn giao nhiều tầng tán với các loài cây đa mục đích để tăng thêm độ che phủ vừa phòng hộ vừa kinh doanh.

+ Trồng rừng thuần loài, có đầu tư thâm canh .

+ Tạo chu kỳ kinh doanh khép kín: Trồng - Chăm sóc - Bảo vệ - Khai thác theo diện tích qui định.

+ áp dụng phương thức nông lâm kết hợp, bằng các mô hình SALT1, SALT2, SALT3 . . . tuỳ theo địa hình từng khu vực và điều kiện kinh tế hộ gia đình của từng hộ gia đình.

3. Hoạt động chăm sóc, bảo vệ rừng trồng - Đối tượng: rừng trồng.

- Kỹ thuật chăm sóc bảo vệ.

+ Chăm sóc 3 năm, mỗi năm từ 2 - 3 lần.

+ Năm 1 và năm 2: Phát dây leo cây bụi chèn ép, làm cỏ xới vun gốc đường kính từ 1 - 1,2 m. Tỉa chồi nách để cây mọc thẳng, đồng thời tra dặm.

+ Năm 3: Phát dây leo, cây bụi chèn ép, tỉa cành nhánh. Bảo vệ các diện tích rừng trồng bằng phòng chống cháy rừng, ngăn ngừa gia súc gia cầm phá hoại. Phát hiện côn trùng sâu bệnh kịp thời. Tiêu diệt bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh và các chế phẩm sinh học khác

4. Hoạt động xây dựng mô hình nông kâm kết hợp. - Đối tượng: Vườn tạp xung quanh nhà, . . .

- Loài cây trồng, vật nuôi:

+ Cây lâm nghiệp như: Lát, Trầm gió, Xà cừ, Mây, Tre . . . + Cây ăn quả: Cam, Quýt, Chanh, Xoài, . . .

+ Cây hoa màu: Đậu, Lạc, Đỗ, Dứa, Ngô . . .

+ Các loài vật nuôi: Trâu, bò, lợn, gà . . . . phù hợp từng điều kiện gia đình . - Giải pháp kỹ thuật:

+ Thực hiện các biện pháp kỹ thuật canh tác trên đất dốc như SALT1, SALT2, SALT3 . . .

+ Ngoài ra còn áp dụng các mô hình nông lâm kết hợp, VAC, RVAC. + Cải tạo qui hoạch lại vườn tạp thành vườn chuyên sản xuất kinh doanh cây ăn quả và cây đặc sản.

+ Bảo vệ và ngăn ngừa, phòng chống người và gia súc phá hoại, phát hiện sâu bệnh kịp thời để phòng chống có hiệu quả.

5. Hoạt động khai thác gỗ rừng tự nhiên.

- Đối tượng: Rừng tự nhiên sau khai thác(IIIa2) là rừng sản xuất.

- Loài cây: Cây có nhóm gỗ từ nhóm IV đến nhóm VIII và có đường kính đạt tiêu chuẩn cho phép khai thác.

- Giải pháp kỹ thuật: Khai thác chọn, bảo đảm hạn chế thấp nhất thiệt hại tới cây rừng còn lại và cây con đặt biệt là những loài tham gia vào tổ thành loài cây mục đích của rừng trong tương lai. Tận dụng lớn nhất thể tích gỗ sử dụng từ cây được khai thác.

6. Hoạt động trồng cây lương thực - Đối tượng: Ruộng 1 vụ hoặc 2 vụ.

- Loài cây: Giống lúa mới có năng suất cao như lúa Xi 23, CR 203, lúa Khan dân.

- Giải pháp kỹ thuật.

+ Thử nghiệm trồng thử giống lúa mới, sản xuất tại chỗ để tìm hiểu khả năng nhân rộng ra đại trà.

+ Tập huấn, chuyển giao các kiến thức kỹ thuật cho nhân dân. + Phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM), đào tạo tập huấn đầu bờ.

+ Mở rộng diện tích trồng 2 vụ và gối vụ để năng cao hiệu suất sử dụng đất.

+ Đầu tư cải tạo hệ thống tưới tiêu cho diện tích lúa 2 vụ. 7. Hoạt động trồng cây hoa màu

- Đối tượng: Diện tích trồng màu gần nhà, ven sông suối. Đất tốt, tương đối bằng phẳng . . .

- Loài cây: Lạc, đậu, ngô đông LVN 10, khoai, rau xanh . . . - Giải pháp kỹ thuật.

+ Tận dụng khoảng trống, nương rẫy cố định, tăng diện tích trồng. + Thử nghiệm các loại giống mới có năng suất cao.

+ Tập huấn và chuyển giao kỹ thuật trồng và phòng trừ dịch hại tổng hợp.

8. Hoạt động nuôi trồng thủy sản

- Đối tượng: Diện tích ao hồ có điều kiện thả cá. - Giống: Cá Chép, Trắm, Mè . . .

- Giải pháp kỹ thuật: Mở lớp tập huấn tại thôn, hướng dẫn cho các chủ hộ có diện tích và điều kiện nuôi thả cá . . .

Chương 5

Kết luận, tồn tại, khuyến nghị

5.1. Kết luận

1) Với sự đa dạng cao về địa hình, thổ nhưởng, khí hậu, thuỷ văn. Xã Triệu Nguyên có nhiều sinh cảnh điển hình với tài nguyên đa dạng sinh học phong phú.

2) Địa hình cao và dốc, chia cắt mạnh, nên khó khăn trong canh tác cũng như trong mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp và giao lưu kinh tế với bên ngoài.

3) Xã Triệu Nguyên là các xã nghèo thuần nông, kinh tế chưa phát triển, lao động nông lâm nghiệp chiếm 81%. Người dân có tính cần cù lao động, có kinh nghiệm nhất định trong quản lý các nguồn tài nguyên trên cơ sở cộng đồng.

4) KBTTN Đakrông và UBND xã Triệu Nguyên phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện quản lý bảo vệ rừng với diện tích rừng toàn xã là 4.887,6 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 4.453,5 ha. Tuy nhiên, công tác quản lý rừng còn nhiều hạn chế do thiếu sự tham gia của cộng đồng.

5) Tài nguyên rừng ở đây bị suy giảm mạnh về số lượng và chất lượng do những tác động của con người như sử dụng đất rừng để sản xuất và để chăn thả gia súc, khai thác gỗ và LSNG, săn bắt động vật rừng...

6) Xã Triệu nguyên có thu nhập bình quân trên đầu người thấp, các hộ trung bình và nghèo còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng, hiệu quả kinh tế của khai thác, sử dụng rừng và đất rừng còn thấp.

7) Quản lý rừng ở xã Triệu Nguyên đã thu hút không chỉ các tổ chức bên trong cộng đồng mà cả các tổ chức bên ngoài cộng đồng cùng tham gia. Các tổ chức bên trong cộng đồng là người có vai trò trung tâm và là người quyết định sự thành công của các hoạt động. Các tổ chức bên ngoài có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cộng đồng tổ chức quản lý bảo vệ và phát triển

rừng một cách ổn định và lâu dài. Tuy nhiên, vai trò của các cộng đồng còn mờ nhạt, thiếu những tổ chức và luật lệ cộng đồng cho quản lý tài nguyên rừng, tài nguyên rừng được quản lý không bền vững, chúng có nguy cơ suy thoái ngày càng nghiêm trọng hơn.

8) Những nhân tố thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào quản lý tài nguyên rừng cần được phát huy chủ yếu là: Nhận thức về ý nghĩa quan trọng của rừng với đời sống cộng đồng, tính cộng đồng cao của người dân, tiềm năng lao động dồi dào, hệ thống kiến thức bản địa liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng, có ý thức tôn trọng pháp luật, tiềm năng sản xuất hàng hoá, chính sách hưởng lợi từ quản lý rừng của Nhà nước.

9) Nguyên nhân chủ yếu hạn chế sự tham gia của cộng đồng trong quản lý rừng là: Khả năng tiền mặt chưa đáp ứng nhu cầu của người dân, công nghệ chế biến nông lâm sản và thị trường tiêu thụ chưa phát triển, trình độ văn hoá và ý thức chấp hành pháp luật kém, nhận thức chưa cao và thiếu thông tin, các tổ chức cộng đồng chưa thực hiện hết vai trò, kiến thức bản địa chưa được phát huy, quy ước bảo vệ và phát triển rừng và phương án quy hoạch sử dụng đất chưa phù hợp, chính sách lâm nghiệp còn nhiều bất cập.

Trên cơ sở phân tích thông tin thu được trong quá trình điều tra, kết hợp với những ý kiến đề xuất của ngươi dân địa phương và khuyến nghị của chuyên gia, đề tài đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm lôi cuốn cộng đồng tích cực tham gia quản lý rừng bền vững tại xã Triệu Nguyên, thuộc vùng đệm KBTTN Đakrông như sau:

- Giải pháp về xã hội: Tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức về giá trị kinh tế sinh thái của rừng. Đổi mới công tác tổ chức, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động quản lý tài nguyên rừng. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất, tổ chức quản lý các loại đất, loại rừng cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ. Đẩy mạnh giao đất, khoán rừng. Hoàn thiện tổ chức khuyến nông khuyến lâm.

- Giải pháp về kinh tế: Hỗ trợ vốn và đầu tư phát triển sản xuất. Phát triển thị trường nông lâm sản. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên các lĩnh vực: Thuỷ lợi, giao thông, các công trình phục vụ văn hoá...

- Giải pháp khoa học công nghệ: Hệ thống và phổ biến kiến thức bản địa kết hợp với kiến thức hiện đại trong hoạt động canh tác nông lâm nghiệp. Phát triển chăn nuôi và dịch vụ thú y. Xây dựng mô hình chăn nuôi động vật hoang dã. Phát triển công nghệ chế biến các sản phẩm từ rừng.

- Giải pháp kỹ thuật Nông Lâm nghiệp: Đánh giá đúng tiềm năng của đất đai. Xác định tập đoàn cây trồng phù hợp. Lựa chọn phương thức và phương pháp trồng rừng.

5.2. Tồn tại

Trong quá trình nghiên cứu do một số điều kiện về nhân lực, phương tiện, dụng cụ nghiên cứu, cùng với kinh nghiệm của bản thân nên đề tài còn một số tồn tại nhất định.

- Về phương pháp kế thừa từ các nguồn tài liệu có sẵn của các cơ quan hữu quan, chưa đánh giá cụ thể được độ chính xác của tài liệu này.

- Những số liệu thu thập bằng phương pháp có người dân tham gia, kết hợp phỏng vấn vẫn còn thiếu một số chỉ tiêu định lượng để phân tích đánh giá sâu sắc hơn, giúp cho việc đề xuất các giải pháp có cơ sở đúng đắn hơn.

- Đề tài không có điều kiện để so sánh với các kết quả nghiên cứu đã thực hiện ở các địa phương khác nên những nhận xét, đánh giá cũng như những giải pháp đề xuất chỉ phù hợp với địa bàn xã Triệu Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng tại xã triệu nguyên, thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)