Giải pháp về khoa học công nghệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng tại xã triệu nguyên, thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 84 - 86)

III Đất chưa sử dụng 0,

4.4.3. Giải pháp về khoa học công nghệ.

4.4.3.1. Hệ thống và phổ biến kiến thức bản địa kết hợp với kiến thức hiện đại trong hoạt động canh tác nông lâm nghiệp.

Tổ chức nghiên cứu phổ cập kiến thức bản địa kết hợp với kiến thực hiện đại để áp dụng vào hoạt động canh tác ở các hộ gia đình như mở các lớp ngắn hạn về chọn cây trồng và kỹ thuật trồng, về chăn nuôi thú y, nuôi trồng thuỷ sản, quản lý bảo vệ rừng, v.v.. Đây là một yếu tố kích thích quan trọng đối với lợi ích cá nhân, thu hút người dân tham gia bảo vệ phát triển tài nguyên rừng.

4.4.3.2. Phát triển chăn nuôi và dịch vụ thú y.

Kết quả thống kê cho thấy thu nhập kinh tế từ chăn nuôi của người dân mặc dù có tỷ trọng lớn trong kinh tế hộ gia đình nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Còn nhiều hộ chưa tham gia chăn nuôi, nhiều hộ khác chăn nuôi ít hoặc phát triển cầm chừng. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là dịch bệnh thường phát triển mạnh với các loài gia súc gia cầm. Có những hộ gần như không chăn nuôi gà, ngay cả trâu bò cũng không đáng kể. Lý do chủ yếu là dịch bệnh đã tiêu diệt cả đàn giống của họ. Người ta nhận thấy rằng, cần phải hỗ trợ thôn hình thành các dịch vụ về giống và kỹ

thuật phòng trừ bệnh gia súc, gia cầm ở địa phương. Đây sẽ là yếu tố phát triển kinh tế của hộ gia đình, giúp họ sử dụng tốt hơn tài nguyên đa dạng sinh học và những điều kiện tài nguyên thiên nhiên khác ở địa phương. Phát triển chăn nuôi và dịch vụ thú y là yếu tố tăng cường tính gắn kết cộng đồng trong bảo tồn, phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên ở địa phương.

4.4.3.3. Xây dựng mô hình chăn nuôi động vật hoang dã.

Xây dựng các mô hình nuôi động vật hoang dã vừa góp phần bảo tồn đa dạng sinh học vừa tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Qua điều tra có nhiều loài thú hoang dã ở địa phương có giá trị cao trong sử dụng và trao đổi hàng hoá như: Hươu, Nai, Dê, Ba Ba... Điều kiện phát triển chúng cũng rất thuận lợi do không gian rộng và nguồn thức ăn dồi dào. Vì vậy, hỗ trợ nghiên cứu phát triển chăn nuôi thú hoang dã sẽ là hướng đi tốt góp phần phát triển kinh tế xã hội và giảm áp lực vào tài nguyên thiên nhiên ở địa phương. Phát triển chăn nuôi thú hoang dã không chỉ giảm áp lực của cộng đồng vào tài nguyên thú ở địa phương mà còn tăng cường gắn kết các hộ gia đình trong quá trình sản xuất và phát triển thị trường, hình thành những tổ chức cộng đồng và luật lệ cần thiết cho phổ biến kiến thức, phòng chống dịch bệnh, ổn định thị trường v.v.. Qua đó phát triển được mối liên kết của người dân với cộng đồng.

4.4.3.4. Phát triển chế biến các sản phẩm từ rừng.

Cho đến nay phần lớp các sản phẩm từ rừng đều được trao đổi dưới dạng sản phẩm thô làm cho giá trị của chúng thấp. Thậm chí nhiều loại sản phẩm không có giá trị thị trường. Vì vậy, cần hỗ trợ công nghệ chế biến lâm sản để phát triển thị trường và tăng thu nhập cho người dân. Chế biến lâm sản không chỉ giúp người dân nhận thức đầy đủ hơn giá trị kinh tế của tài nguyên rừng, tích cực hơn trong quản lý bảo vệ rừng mà còn hỗ trợ hình thành liên kết của các hộ gia đình với cộng đồng, giúp họ ổn định sản xuất, thúc đẩy định canh, định cư và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Những hướng quan trọng

trong chế biến lâm sản ở khu vực nghiên cứu là chế biến mây tre, chế biến tinh bột ...Đây là những lĩnh vực chế biến cần phát triển trước tiên theo hướng hình thành các sản phẩm hàng hoá có khối lượng nhỏ, giá trị cao, không đòi hỏi đầu tư đường xá với quy mô lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng tại xã triệu nguyên, thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)