Giải pháp về xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng tại xã triệu nguyên, thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 75 - 79)

1 Đất Feralit đỏ vàng trên đá phiến

4.4.1. Giải pháp về xã hội.

4.4.1.1. Tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức về giá trị kinh tế, sinh thái của rừng.

Nhận thức và hiểu biết của người dân địa phương trong khu vực nghiên cứu chưa cao nên công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ cập để nâng cao nhận thức là hết sức cần thiết. Đây là giải pháp cần được xem là trọng tâm, phải tổ chức thực hiện triệt để và có hiệu quả. Nội dung công tác thông tin, tuyên truyền cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau đây:

- Cần phải tuyên truyền, giới thiệu tác dụng của rừng trong việc cung cấp gỗ củi và các lâm sản ngoài gỗ khác cũng như chức năng bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện sinh thái của rừng.

- Trình bày cho người dân hiểu được thực trạng tài nguyên rừng tại địa phương hiện nay, những nguyên nhân và hậu quả mất rừng và đặc biệt là những thách thức đối với phát triển lâm nghiệp trên địa bàn.

- Phổ biến chủ trương, đường lối phát triển lâm nghiệp hiện nay của Đảng và Nhà nước ta, nhất là chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, giao đất giao rừng tới hộ gia đình, quyền lợi và nghĩa vụ của người trồng rừng và bảo vệ rừng,...

- Tuyên truyền và giải thích cho người dân hiểu được chức năng và vai trò của KBTTN Đakrông, lý do cần phải bảo vệ đa dạng sinh học và nguồn gen quý,... từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi người dân trong việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng tự nhiên của KBTTN Đakrông.

- Thông tin cho người dân địa phương biết về thực trạng vấn đề lâm sản trên địa bàn hiện nay cũng như tầm quan trọng của việc áp dụng các giải pháp trồng rừng và trồng cây phân tán để lấy gỗ củi, sử dụng các vật liệu thay thế gỗ củi, các giải pháp tiết kiệm nhiên liệu,... để mọi người có cách nhìn nhận đúng đắn về vấn đề này.

- Phổ cập kỹ thuật và phát động phong trào trồng cây rừng trong nhân dân, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

- Tổ chức cho người dân tham quan, học tập các điển hình trồng rừng, các mô hình canh tác bền vững và hiệu quả, các mô hình sử dụng bếp lâm nghiệp cải tiến, mô hình sử dụng các vật liệu khác thay thế gỗ củi,...

- Cần tuyên truyền pháp lệnh mới về dân số và kế hoạch hoá gia đình, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về mức độ ảnh hưởng của tỷ lệ gia tăng dân số đến đời sống mọi mặt của người dân, trong đó có nhu cầu về gỗ củi. Công việc này đòi hỏi các cán bộ truyền thông phải có trình độ nhất định, họ là những người vẽ lên được bức tranh minh hoạ về những gia đình đông con thì nghèo đói luôn ở bên cạnh. Tuy nhiên, đây là một vấn đề lớn và rất khó đối với miền núi, là nhiệm vụ của mọi người dân, của các cấp chính quyền, do đó để thực hiện được cần phải có sự phối hợp của nhiều tổ chức, trong đó đặc biệt chú trọng tới vai trò của các Hội Phụ nữ xã và các thôn đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong quần chúng nhân dân.

Để công tác tuyên truyền và phổ cập đạt được kết quả cao cần phải áp dụng nhiều hình thức giới thiệu và phổ cập như loa đài, truyền thanh, tài liệu, tờ rơi, áp phích, biển hiệu,... ở mọi nơi, mọi chỗ như trụ sở làm việc của xã, trường học, nhà văn hoá,...

Nội dung các chương trình tuyên truyền phải phong phú, đa dạng: cần lồng ghép và phối hợp nhiều chương trình với nhau, gắn kết các thông tin sản xuất nông, lâm nghiệp, đặc biệt là về các giống cây trồng và kỹ thuật mới, các hoạt động của các dự án bảo tồn, dự án lâm nghiệp xã hội,... cũng như các hoạt động văn hoá, xã hội của xã, thôn với việc tuyên truyền về sử dụng và phát triển gỗ củi trên địa bàn, khuyến khích sử dụng các vật liệu khác thay thế gỗ củi, ...

Bên cạnh đó, cần chú ý đào tạo đội ngũ cán bộ tuyên truyền, phổ cập viên cấp xã, thôn và tạo điều kiện cho họ làm việc; tăng cường sự phối hợp, chỉ đạo giữa các cấp chính quyền với các bộ phận làm công tác tuyên truyền, phổ cập.

4.4.1.2. Đổi mới công tác tổ chức, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động quản lý tài nguyên rừng.

- Tăng cường sự phối hợp của các bên liên quan cho hoạt động quản lý tài nguyên rừng:

Các lực lượng tham gia quản lý rừng và các tổ chức liên quan còn thiếu sự phối hợp dẩn đến hiệu quả quản lý rừng thấp. Vì vậy, cần xây dựng quy chế phối hợp của các tổ chức bên trong, bên ngoài cộng đồng với nhau nhằm tìm hiểu và xác định nhu cầu của người dân, của cộng đồng và hướng giải quyết các vấn đề đó.

- Củng cố và xây dựng những tổ chức và luật lệ cộng đồng liên quan quản lý tài nguyên rừng:

Tổ chức cộng đồng là bộ máy giám sát, vận động và cưỡng chế mọi thành viên cộng đồng thực hiện những quy định chung đã thống nhất. Các quy định của cộng đồng sẽ bao gồm cả những vấn đề tổ chức cộng đồng, những quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia các hoạt động tổ chức cộng đồng quản lý tài nguyên. Quyền lợi và nghĩa vụ trong quản lý tài nguyên sẽ là động lực chủ yếu khuyến khích các thành viên tích cực hoặc xa lánh các chương trình quản lý tài nguyên của cộng đồng.

Vì vậy, một trong những yếu tố đảm bảo sự tham gia của cộng đồng là phải xây dựng được những tổ chức và những luật lệ của cộng đồng về quản lý sử dụng, bảo vệ và phát triển tài nguyên.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ kỹ thuật ở cấp xã, thôn, bản,...

- Phổ cập các chính sách Pháp luật và những chính sách, chế độ của Nhà nước liên quan đến rừng và nghề rừng. Phấn đấu đào tạo được cán bộ khuyến nông khuyến lâm là người địa phương, để vừa sản xuất vừa là người hướng dẫn cho các hộ gia đình khác.

- Bồi dưỡng ngắn hạn cho nông dân về kỹ thuật nông nghiệp: Trồng cây, chăm sóc cây trồng và sản xuất nông lâm kết hợp v.v..

4.4.1.3. Quy hoạch sử dụng đất.

Quy hoạch sử dụng đất có vai trò quan trọng trong công tác quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững. Quy hoạch sử dụng đất giúp cho việc xác định ranh giới, quỹ đất đai cho phát triển những lợi ích về rừng cũng như mọi ngành mọi nghề trên địa bàn lãnh thổ. Như vậy, quy hoạch sử dụng đất cấp xã cần phải đảm bảo được 3 tính chất cơ bản sau đây:

- Quy hoạch sử dụng đất phải dựa vào chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, định hướng phát triển kinh tế của địa phương, phù hợp với quy hoạch chung của các cấp huyện, tỉnh, vùng và quốc gia.

- Quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo được sự cân đối giữa nhu cầu sử dụng và khả năng quỹ đất, điều kiện kinh tế - xã hội của xã. Cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, đảm bảo tính thích nghi của cây trồng với điều kiện sinh thái, đồng thời có hiệu quả và bền vững lâu dài.

- Quy hoạch sử dụng đất cấp xã đảm bảo được nhu cầu của đại bộ phận nhân dân, có sự tham gia trực tiếp của các bên liên quan trong suốt quá trình sử dụng đất.

Dựa trên hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai, nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn xã Triệu Nguyên, đề tài đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất theo biểu 4.6 như sau:

Biểu 4.6: Phương án quy hoạch sử dụng đất xã Triệu Nguyên đến năm 2010 TT Hạng mục quy hoạch Diện tích do xã quản lý(ha) Phân theo chức năng Đặc dụng Sản xuất Tổng diện tích 1.663,77 I Nhóm đất nông nghiệp 1.510,62 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 140,42

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 119,72

- Đất trồng lúa 9,0

- Đất trồng cây hàng năm còn lại 110,72 1.1.2 Đất sản xuất nông lâm kết hợp 18,7

1.1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 2,0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng tại xã triệu nguyên, thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)