1 Đất Feralit đỏ vàng trên đá phiến
3.2.4. Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp
Hiện trạng sử dụng đất đai ở địa phương được thể hiện trong bảng 3-5: (Theo kết quả thống kê diện tích các loại đất xã Triệu Nguyên năm 2006).
Bảng 3-5. Hiện trạng sử dụng đất xã Triệu Nguyên
TT Hạng mục Mã Diện tích(ha) Cơ cấu(%)
Tổng số 5.176,17 100
I Nhóm đất nông nghiệp nnp 4.611,92 89,1
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp sxn 133,42 2,58
1.1.1 Đất sản xuất hàng năm chn 119,72 2,32
1.1.1.1 Đất trồng lúa lua 5,00 0,10
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm
còn lại hnc 114,72 2,22
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm cln 13,70 0,26
1.2 Đất sản xuất lâm nghiệp lnp 4.478,5 86,52
1.2.1 Đất rừng sản xuất rsx 1.089,1 21,04 1.2.1.1 Đất có rừng tự nhiên rsn 1.064,1 20,56 1.2.1.2 Đất có rừng trồng rst 25,0 0,48 1.2.2 Đất rừng đặc dụng Rdd 3.389,4 65,48 1.2.2.1 Đất có rừng tự nhiên rdn 3.389,4 65,48 1.2.2.2 Đất có rừng trồng rdt 0 0
II Đất phi nông nghiệp pnn 150,9 2,92
2.1 Đất chuyên dùng cdg 137,25 2,65
2.2 Đất ở otc 13,65 0,26
III Đất chưa sử dụng csd 413,35 7,98
3.1 Đất bằng chưa sử dụng bcs 4,25 0,08
3.2 Đất đồi chưa sử dụng DCS 409,1 7,90
Cơ cấu đất đai của xã chủ yếu là nhóm đất nông nghiệp (chiếm 89,1%) còn lại là đất phi nông nghiệp (chiếm 2,92%); và đất chưa sử dụng (chiếm 7,98%) (Hình 3-2).
89,1 2,92 7,98 2,92 7,98 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Đất nông nghiệp Đất chuyên dùng Đất chưa sử dụng (%)
Hình 3-2. Biểu đồ biểu thị cơ cấu đất đai xã Triệu Nguyên
3.2.4.1. Sản xuất nông nghiệp. -Trồng trọt.
Cơ cấu đất nông nghiệp của xã đơn giản chủ yếu có hai loại đất chính: đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm. Theo số liệu thống kê của UBND xã Triệu Nguyên năm 2006 thì:
Lúa nước: Diện tích 5,0 ha, sản lượng đạt 19,8 tấn. Ngô: Diện tích 12,6 ha, sản lượng đạt 15,75 tấn. Sắn: Diện tích 7,5 ha, sản lượng đạt 67,87 tấn. Lạc: Diện tích 44,2 ha, sản lượng đạt 74,25 tấn.
Đậu đỗ, đậu xanh: Diện tích 50,42 ha, sản lượng đạt 32,77 tấn.
Nhìn chung diện tích lúa nước của xã rất hạn chế và hầu như không có khả năng mở rộng diện tích, để nâng cao sản lượng, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn thì cần thiết phải đầu tư thâm canh tăng năng suất đặc biêt là khâu thủy lợi và kỹ thuật thâm canh lúa nước.
Diện tích cây lâu năm( vườn tạp) bình quân khoảng 0,05 ha/ hộ thường được trồng một số loài như : Mít, Chuối, Chanh, ổi, Tiêu…Do thiếu vốn đầu tư, mặc khác hiểu biết về khoa học kỹ thuật còn hạn chế nên năng suất thấp,
chủ yếu phục vụ tiêu dùng, chưa trở thành hàng hóa tăng thu nhập cho gia đình.
- Chăn nuôi.
Chăn nuôi là một trong những hoạt động quan trọng mang lại thu nhập và để giải quyết thiếu hụt lương thực. Gia súc thường nuôi bao gồm: Trâu, bò, dê, lợn, gà…Số lượng gia súc này phân bổ hầu hết ở các gia đình trong thôn.
Theo số liệu điều tra năm 2006, trong xã có phong trào nuôi bò bán thâm canh, tổng đàn bò hiện có 95 con, đàn trâu có 601 con, đàn lợn có 717 con, đàn dê có 27 con, đàn gia cầm có 1.870 con. Bình quân mỗi hộ có 0,4 con bò, 2,2 con trâu, 0,1 con dê, 2,6 con lợn, 6,9 con gia cầm. Thu nhập từ chăn nuôi khoảng 554 triệu đồng/năm góp phần quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao đời sống cho người lao động.
Nhìn chung về chăn nuôi kỹ thuật còn lạc hậu, dịch bệnh thường xảy ra hàng năm, thiếu hệ thống dịch vụ thú y tại địa phương. Mặt khác do thiếu vốn nên việc đầu tư giống mới cho chăn nuôi chưa được chú trọng.
3.2.4.2. Sản xuất lâm nghiệp.
Mặc dù diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao, nhưng hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn chưa phát triển, chưa thực sự là một trong những ngành sản xuất chính của địa phương. Nguyên nhân của những vấn đề trên là do hầu hết diện tích đất đai của xã thuộc phạm vi quản lý của KBTTN Đakrông nên công tác quản lý bảo vệ đòi hỏi ở mức độ cao, nghiêm ngặt. Mặt khác, vấn đề nhận thức và ý thức của người dân về sản xuất lâm nghiệp, về lợi ích lâu dài của rừng đối với môi trường sinh thái còn hạn chế. Họ chưa thực sự gắn bó và liên kết với cán bộ lâm nghiệp trên địa bàn. Nếu có chỉ là quan hệ hợp đồng lao động nhân công về khoán bảo vệ rừng khoanh nuôi để có thu nhập.
Rừng trồng chủ yếu là rừng trồng do người dân tự bỏ vốn bao gồm các loài cây như Keo lá tràm, Keo lai, Keo tai tượng với diện tích còn rất hạn chế.
3.2.4.3. Các ngành nghề khác.
- Kinh tế công nghiệp trong xã chưa phát triển
- Kinh tế dịch vụ thương mại: Trên địa bàn xã có 22 hộ hoạt động kinh doanh dịch vụ chủ yếu là cơ sở chế biến nông sản, sản xuất mộc, các quầy bán hàng tạp hoá, may mặc, cắt tóc, sửa chữa xe, toàn xã có 8 hộ có máy cày.