Vai trò và ảnh hưởng của các tổ chức bên trong cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng tại xã triệu nguyên, thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 52 - 56)

1 Đất Feralit đỏ vàng trên đá phiến

4.2.2. Vai trò và ảnh hưởng của các tổ chức bên trong cộng đồng.

Trong quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng thì sự tham gia của các tổ chức bên trong cộng đồng quyết định sự thành công của hình thức quản lý này, đồng thời điều đó cũng là điều kiện tiên quyết để hình thức này có thể tồn tại lâu dài. Vai trò và ảnh hưởng của các tổ chức bên trong cộng đồng được thể hiện qua hình 4.1 và bảng 4-7.

Kết quả từ hình 4.1 cho chúng ta thấy nhiều tổ chức cùng tham gia vào quản lý rừng. Mỗi bên tham gia có vai trò và ảnh hưởng nhất định đến hoạt động quản lý rừng.

Hình 4-1 Sơ đồ phân tích vai trò và ảnh hưởng các tổ chức bên trong cộng đồng đến quản lý tài nguyên rừng

Kích thước vòng tròn thể hiện tầm quan trọng của các tổ chức.

1) Vai trò của các cá nhân và hộ gia đình trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.

Cá nhân và hộ gia đình là thành phần trực tiếp tham gia và sử dụng tài nguyên rừng như: Nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng, làm giàu rừng, tu bổ rừng, khai thác gỗ thu hái và chế biến, tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ, trực tiếp tham gia xây dựng quy ước quản lý bảo vệ rừng, cơ chế hưởng lợi từ rừng, tham gia quản lý bảo vệ rừng,...

Đây là đối tượng chính để vận động, tuyên truyền, giáo dục cũng như là thành viên trực tiếp tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển tài nguyên rừng.

Vì vậy, để tăng cường vai trò của cộng đồng trong hoạt động quản lý rừng cần phát triển các chương trình tạo mối liên kết giữa họ với cộng đồng

Quản lý tài nguyên rừng của cộng đồng Ban quản lý thôn Hội Nông dân Đoàn TN Hội CCB Trưởng thôn Già làng Bí thư chi bộ Hội phụ nữ Tổ bảo vệ Hộ gia đình

như phát triển sản xuất hàng hoá, phát triển các chương trình phòng chống thiên tai và rủi ro, phát triển các dịch vụ cộng đồng ...

Bảng 4-7: Đánh giá vai trò các tổ chức bên trong cộng đồng ảnh hưởng đến quản lý rừng.

TT Tên Tổ chức Vai trò

hiện tại

Mong muốn trong tương lai

1 Chi hội Phụ nữ 6 8

2 Chi hội Nông dân 6 8

3 Chi đoàn Thanh niên 5 7

4 Hội Cựu chiến binh 5 7

5 Ban quản lý thôn 9 10

6 Tổ bảo vệ 7 8

7 Trưởng thôn 8 9

8 Hộ gia đình 8 9

9 Già làng 6 8

10 Bí thư chi bộ 6 8

Quan trọng: 8-10 điểm. Trung bình: 5-7 điểm.ít quan trọng: 1-4 điểm.

2) Vai trò của già làng, trưởng thôn (bản).

Mỗi thôn đều có một trưởng thôn (do dân bầu) và một già làng (chủ làng), (trừ thôn Vạn Na Nẫm mới định cư không có già làng). Họ là người có uy tín, hiểu biết lịch sử và các phong tục tập quán của bản làng, hùng biện và được số đông dân làng kính trọng. Già làng có trách nhiệm với thôn bản về các công việc của cộng đồng nhưng không có quyền lợi gì về kinh tế trực tiếp từ địa vị này.

Trưởng thôn cùng già làng, các trưởng họ tộc thường đóng vai trò trọng tài xử phạt các vụ vi phạm hương ước, động viên các thành viên thực hiện các hương ước.

Trong công tác giao đất, giao rừng, quy hoạch đất đai, trưởng thôn, bản là người chứng kiến và cùng các hộ xác định ranh giới tại hiện trường, xác nhận vào đơn của các hộ gửi lên địa chính xã..., là người đầu tiên chịu trách nhiệm giải quyết các tranh chấp về đất đai, tài nguyên rừng. Vai trò của các trưởng thôn rất lớn trong việc tổ chức lập kế hoạch cho thôn bản. Tuy nhiên, họ cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng cũng như thái độ nhất định và phương pháp lập kế hoạch thôn bản có sự tham gia của cộng đồng.

3) Bí thư chi bộ: Lãnh đạo và chỉ đạo nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước như xây dựng và đề xuất các giải pháp cho phát triển kinh tế - xã hội trong thôn.

4) Ban quản lý thôn : Thành phần bao gồm Trưởng thôn , bí thư chi bộ và đại diện cho toàn thể cộng đồng thôn bản, được các cơ quan chức năng của nhà nước giao quyền sử dụng đất và giao rừng để thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng. Ban quản lý rừng thôn bản đóng vai trò là người quản lý, vì họ chịu trách nhiệm về hiện trạng tài nguyên rừng được giao quản lý. Là người hướng dẩn người dân tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý rừng.

5) Các tổ chức đoàn thể như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh(CCB), Đoàn Thanh niên(TN): Là các tổ chức gần gũi với cộng đồng và trực tiếp thực hiện các chỉ đạo về sản xuất, các phong trào về sản xuất, các hoạt động về quản lý rừng. Họ là các tổ chức có vai trò ảnh hưởng không nhỏ tạo nên thành công của kế hoạch phát triển sản xuất- kinh tế- xã hội và sự thành công của các hoạt động quản lý rừng. Thông qua các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, khai thác gỗ, thu hái các loại lâm sản khác…

6) Tổ bảo vệ thôn: Là tổ chức của cộng đồng thôn, được thành lập do nhu cầu bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ hoa màu và bảo vệ rừng…của thôn

Thực hiện nhiệm vụ giữ ổn định của thôn, thường xuyên kiểm tra tình hình hoa màu và tài nguyên rừng. Họ cùng với ban quản lý thôn xử lý giải quyết các vi phạm nảy sinh. Đây là tổ chức có vai trò và ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý bảo vệ rừng ở địa phương.

Như vậy, các tổ chức bên trong cộng đồng đã tham gia vào tất cả các hoạt động, đồng thời họ đóng vai trò là người xác định nhu cầu của thôn, là người xây dựng các kế hoạch và họ cũng là người tổ chức thực hiện, theo dỏi giám sát, chịu trách nhiệm về kết quả những hoạt động đó. Sự tham gia của họ quyết định thành công của các hoạt động quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng. Tuy nhiên, các cộng đồng này chưa thực sự hướng vào bảo vệ và phát triển tài nguyên. Họ thường không có quy định và không lôi cuốn nhau vào hoạt động bảo vệ rừng, bảo vệ đất, hay giữ những thú rừng cho sinh sản để săn bắn lâu dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng tại xã triệu nguyên, thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)