Một số yếu tố thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào quản lý tài nguyên rừng ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng tại xã triệu nguyên, thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 61 - 64)

1 Đất Feralit đỏ vàng trên đá phiến

4.3.1. Một số yếu tố thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào quản lý tài nguyên rừng ở địa phương.

vào quản lý tài nguyên rừng ở địa phương.

4.3.1. Một số yếu tố thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào quản lýtài nguyên rừng ở địa phương. tài nguyên rừng ở địa phương.

4.3.1.1. Rừng có ý nghĩa quan trọng với đời sống cộng đồng.

Rừng có vai trò quan trọng trong sản xuất, đời sống hoặc có ý nghĩa tâm linh với cộng đồng. Họ đã cùng với rừng tồn tại như những bộ phận không thể tách rời của hệ sinh thái nhân văn. Họ hiểu rõ suy thoái của rừng đồng nghĩa với sự suy thoái điều kiện sống về vật chất và tinh thần của chính mình. Nhận thức này như một yếu tố quan trọng thúc đẩy người dân tham gia vào hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.

4.3.1.2. Hệ thống kiến thức bản địa phong phú.

Những cuộc trao đổi với người dân đã cho thấy sự tồn tại thực sự trong cộng đồng người dân địa phương một hệ thống kiến thức bản địa phong phú, trong đó có những kiến thức liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng. Những kiến thức bản địa được đánh giá là có hiệu ích nhất với quản lý rừng gồm kiến thức về sử dụng đất, sử dụng rừng, phân loại động thực vật rừng, kiến thức về khai thác và sử dụng các sản phẩm từ rừng v.v.. Đây là một nhân tố thuận lợi cho sự tham gia của cộng đồng vào quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương.

4.3.1.3. Chính sách về hưởng lợi từ quản lý rừng của Nhà nước.

Những yếu tố xã hội có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài nguyên quan trọng là chính sách sở hữu tài nguyên rừng. Trong những năm gần đây các chính sách giao khoán rừng và đất lâm nghiệp đã tạo ra động lực mạnh mẽ, giúp người dân yên tâm đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, tham gia bảo vệ phát triển rừng, hỗ trợ cho người dân về vốn, kỹ thuật,... tăng cường nguồn lực để sản xuất nâng cao đời sống và dân trí, đồng thời tạo nên những liên kết giữa các gia đình trong nhóm hộ được giao đất, giao rừng, giữa nhóm hộ với chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý rừng và đất rừng ở địa phương.

Nghị định 64/NĐ-CP ngày 27/09/93 về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài và mục đích sản xuất nông nghiệp, Nghị định 02/NĐ-CP ngày 15/01/94 về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và Nghị định 01/NĐ-CP ngày 04/01/95 về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong doanh nghiệp Nhà nước. Quyết định 178/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Quyết định 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/8/2006 về việc ban hành Quy chế quản lý rừng, Luật Đất đai 2003, Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm

2004.… Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để cộng đồng xây dựng những luật lệ nhằm liên kết các thành viên bảo vệ quyền lợi trong quản lý tài nguyên rừng và đất đai, đấu tranh chống lại những hành vi phá hoại tài nguyên, sử dụng lãng phí tài nguyên.

4.3.1.4. Tiềm năng sản xuất hàng hoá ở địa phương.

Triệu Nguyên có diện tích rừng và đất rừng rộng lớn, có tiềm năng lớn cho phát triển sản phẩm hàng hoá từ nông lâm nghiệp.

Sản xuất hàng hoá phát triển là một trong những yếu tố quan trọng nhất có vai trò thúc đẩy hình thành những liên kết cộng đồng, hình thành tổ chức luật lệ cộng đồng cho quản lý tài nguyên. Nhu cầu ổn định sản xuất và đời sống của mỗi thành viên sẽ thúc đẩy hình thành những liên kết cộng đồng, những tổ chức và luật lệ cộng đồng nhằm đảm bảo tính ổn định nói chung của cả hệ thống kinh tế hàng hoá, mà quản lý tài nguyên là một trong những bộ phận hợp thành quan trọng, ở đâu có tiềm năng cho phát triển kinh tế hàng hoá cao lớn thì ở đó có tiềm năng cho hình thành và phát triển các liên kết cộng đồng càng nhiều.

4.3.1.5. Những mối liên kết của người dân địa phương.

Hầu hết các người dân địa phương đều có tính cộng đồng rất cao. Mặc dù nền kinh tế của họ chưa phát triển, đời sống khó khăn. Song họ sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, chia sẽ bình đẳng những lợi ích chung của cộng đồng. Họ dựa vào cộng đồng để tồn tại và tự nguyện tuân theo các quy chế, các luật lệ cộng đồng. Đây là nhân tố thuận lợi cho việc phát triển những tổ chức và luật lệ của cộng đồng về quản lý tài nguyên trong đó có tài nguyên rừng.

4.3.1.6.ý thức tôn trọng luật pháp.

Một bộ phận lớn người dân ở đây đều có ý thức tôn trọng luật pháp của Nhà nước. Tuy nhiên còn tồn tại có trường hợp chấp hành chưa nghiêm một vài quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý rừng, nhưng phần lớn đây là những trường hợp chưa được tuyên truyền giáo dục một cách đầy đủ, mặt khác có liên quan đến việc thực hiện không nghiêm túc của cả một số cán bộ thừa

hành ở địa phương. ý thức tôn trọng luật pháp chính là nhân tố thúc đẩy sự tham gia của mọi thành viên cộng đồng vào quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

4.3.1.7. Tiềm năng lao động dồi dào.

Kết quả điều tra cho thấy ở địa phương còn có tiềm năng lao động dồi dào, đặc biệt trong thời kỳ nông nhàn. Nếu được hướng dẫn kỹ thuật bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng, được tổ chức tốt thì với bản tính cần cù trong lao động sản xuất người dân sẽ hưởng ứng một cách tích cực vào các chương trình phát triển lâm nghiệp nhằm cải thiện cuộc sống của mỗi gia đình và cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số giải pháp quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng tại xã triệu nguyên, thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)