Tổ chức hoạt động dạy học phát triển vốnNNTH cho HS lớp 4 dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học số học lớp 4 theo hướng phát triển ngôn ngữ toán học cho học sinh dân tộc thiểu số (Trang 51 - 74)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Tổ chức hoạt động dạy học phát triển vốnNNTH cho HS lớp 4 dân

thiểu số qua nội dung Số học

a) Mục đích của biện pháp

- Nhận biết được từ vựng của NNTH - Hiểu được ngữ nghĩa của NNTH.

- Vận dụng được NNTH vào các tình huống giải bài tập đơn giản.

b) Cách tiến hành biện pháp

Bước 1. Giới thiệu từ vựng và ngữ nghĩa của NNTH

GV giới thiệu từ vựng toán học trong ngữ cảnh thích hợp. Miller và Gildea (1987) nhận xét: HS học từ vựng trong trường học giống như cách họ làm trong gia đình, bằng cách quan sát các từ được sử dụng trong ngữ cảnh. Đối với HS, để học từ vựng và ngữ nghĩa toán học thì bối cảnh là yếu tố quan trọng [42].

GV giới thiệu cho HS những thuật ngữ toán học mới được sử dụng trong bài. Ban đầu, có thể giới thiệu những thuật ngữ mới thông qua tiếng bản ngữ để HS dễ nhớ, dễ hiểu. Chẳng hạn, khi dạy HS dân tộc Dao thuật ngữ “phân số”, “tử số”, “mẫu số” ban đầu GV có thể dùng từ bản ngữ như “pun số”, “số tuôi”, “số mả”, sau đó giới thiệu để HS ghi nhớ thuật ngữ toán học.

HS khó có thể hiểu được nghĩa của từ, thuật ngữ toán học trong sự cô lập. Do đó khi HS đã làm quen với từ vựng của NNTH, GV giải thích cặn kẽ nghĩa của từ gắn với ngữ cảnh. Sau đó đưa từ vựng vừa hình thành ra khỏi ngữ cảnh và GV nhấn mạnh về nghĩa của từ không đổi khi đứng một mình hoặc trong các ngữ cảnh khác nhau.

GV diễn đạt từ vựng toán học theo nhiều cách để HS ghi nhớ và hiểu sâu sắc hơn NNTH. GV sử dụng các loại câu hỏi phù hợp với trình độ của HS khắc sâu hiểu biết cho HS về từ vựng và ngữ nghĩa toán học.

Khi HS đã nhận biết và hiểu được những từ vựng của NNTH được sử dụng trong bài thì GV giới thiệu cho HS cách viết, kí hiệu. GV cần chú ý cho HS cách liên kết với các thuật ngữ, kí hiệu đã biết.

Bước 3. Sử dụng NNTH trong tình huống cụ thể

Khi HS đã lĩnh hội được từ vựng toán học, hiểu được nghĩa toán học, GV hướng dẫn HS sử dụng từ vựng trong các tình huống khác nhau liên quan đến bài học. GV tạo ra các tình huống gắn liền với cuộc sống để HS có cơ hội sử dụng và hiểu được ý nghĩa thực tiễn của từ vựng.

Khi thực hiện hoạt động luyện tập GV tổ chức lớp theo nhóm nhỏ để giải quyết vấn đề toán học trước khi cho HS hoạt động cá nhân. Hình thức học tập này sẽ giúp HS có sự chia sẻ, giúp đỡ nhau.

c) Những lưu ý khi thực hiện

- Khi sử dụng hình ảnh trực quan để giới thiệu từ vựng cần tăng dần mức độ trừu tượng, giúp phát triển TD cho HS.

- Khi đặt câu hỏi giúp HS hiểu, nắm vững từ vựng toán học GV cần lưu ý đặt câu hỏi theo mức độ từ dễ đến khó. Với HS có vốn từ vựng toán học chưa nhiều thì câu hỏi dưới dạng có - không. Sau đó đặt câu hỏi đơn giản sử dụng các từ vựng đã biết. Hệ thống câu hỏi còn là phương tiện hữu hiệu để GV giúp HS tự khám phá nghĩa của từ vựng và tri thức toán học.

- Khuyến khích HS tự tạo ra các tình huống có sử dụng từ vựng toán học và giải quyết các tình huống đó.

- Khi thực hiện biện pháp này cần lồng ghép các trò chơi về ngôn ngữ để HS có thể phát huy một cách tối đa việc lĩnh hội các từ, thuật ngữ toán học, có sự liên hệ với từ vựng đã học.

d) Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 2.1. Tổ chức hoạt động dạy học bài “Biểu thức có chứa một chữ” góp phần phát triển vốn NNTH cho HS

HS đã làm quen với thuật ngữ “biểu thức” ở lớp 3 nên vốn từ HS đã có là từ “biểu thức”. GV tổ chức HS các hoạt động sau để giới thiệu thuật ngữ “biểu thức có chứa một số”.

- Tổ chức HS hoạt động nhóm 4 chơi trò chơi “thay chữ bằng số” như sau: Mỗi nhóm một tấm bìa như hình

bên và 1 quân xúc xắc, một bảng ghi kết quả.

Lần lượt từng bạn trong nhóm gieo quân xúc xắc và đếm số chấm xuất hiện. Chẳng hạn, một bạn gieo quân xúc xắc được mặt một chấm thì bạn lấy thẻ số 1 đặt đè lên ô có chữ a. Sau đó bạn nhẩm tính 3 + 1 = 4 và nêu phép tính kết quả. Bạn thư kí nhóm ghi kết quả vào bảng. Các bạn tiếp theo trong nhóm làm tương tự, mỗi bạn trong nhóm gieo một lần.

Chẳng hạn, sau 4 lần gieo xúc xắc thì nhóm có được bảng sau:

- GV tổ chức HS hoạt động cá nhân được đoạn thông tin sau:

Tổ chức HS hoạt động cặp đôi, chia sẻ nội dung vừa đọc.

Tổ chức hoạt động toàn lớp chia sẻ nội dung vừa đọc. GV chính xác lại kiến thức cho HS và giới thiệu thuật ngữ “biểu thức có chứa một chữ”, “giá trị của biểu thức” ứng với từng giá trị cụ thể của a.

Bước 2.Giới thiệu cách viết, cách tìm giá trị của biểu thức

Tổ chức HS hoạt động cặp đôi thực hiện nội dung sau:

Viết tiếp vào chỗ trống:

- Giá trị của biểu thức 7 + a với a = 15 là ……….. - Giá trị của biểu thức 8  a với a = 4 là ………… - Giá trị của biểu thức a : 3 với a = 36 là ……….. - Giá trị của biểu thức a - 4 với a = 52 là ………..

Tổ chức hoạt động toàn lớp chia sẻ kết quả thực hiện. GV nêu câu hỏi để HS khắc sâu kiến thức và hiểu rõ hơn về “biểu thức có chứa một chữ”, “giá trị của biểu thức”. GV có thể nêu các câu hỏi sau:

-Nêu các biểu thức có chứa một chữ trong bài tập vừa thực hiện? - Giải thích cách tìm giá trị của biểu thức 7 + a với a = 15?

-Giải thích cách tìm giá trị của biểu thức a : 3 với a = 36?

GV yêu cầu HS nhận xét. GV nhận xét và chính xác lại cách viết, cách tìm giá trị của biểu thức với giá trị a tương ứng.

Chẳng hạn, nếu a = 36 thì a : 3 = 36 : 3 = 12.

Bước 3. Sử dụng NNTH trong tình huống cụ thể

Bài 1. Tính giá trị của biểu thức

a) b - 12 với b = 41 b) 30 + 7  m với m = 15 Tổ chức HS hoạt động cá nhân làm bài vào vở.

Tổ chức HS hoạt động toàn lớp chia sẻ bài làm. a) b - 12 với b = 41 Nếu b = 41 thì b - 12 = 41 - 12 = 29 b) 30 + 7  m với m = 15 Nếu m = 15 thì 30 + 7  m = 30 + 7  15 = 135 Yêu cầu HS giải thích cách làm. HS nhận xét

Bài 2. Đọc nội dung ở phần a) và thực hiện yêu cầu ở phần b) và phần c) a) Một hình vuông có độ dài cạnh a.

Gọi chu vi hình vuông là P. Ta có P = a  4

b) Tính chu vi hình vuông với a = 8cm.

c) Tính chu vimặt bàn hình vuông có độ dài cạnh 25dm.

Với HS DTTS thì đưa ra công thức tổng quát thường khó hiểu với HS nên GV tổ chức HS hoạt động cá nhân đọc ý a, chia sẻ với bạn nội dung vừa đọc. Sau đó, GV tổ chức cho HS hoạt động toàn lớp, chia sẻ nội dung vừa đọc. GV nhận xét và chính xác lại công thức tính chu vi hình vuông.

Ở ý c) GV tổ chức cho HS xác định dữ kiện đề bài cho hình vuông có độ dài cạnh 25 dm nên a = 25 dm. Từ đó, yêu cầu HS áp dụng công thức để tính chu vi hình vuông có a = 25 dm.

Ví dụ 2.2. Tổ chức hoạt động dạy học bài “Tính chất kết hợp của phép nhân” góp phần phát triển vốn NNTH cho HS

Bước 1. Giới thiệu từ vựng và ngữ nghĩa của NNTH

Trên cơ sở HS đã biết được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng, tính chất giao hoán của phép nhân, GV tổ chức cho HS thực hiện nhóm đôi hoàn thành phiếu học tập để khám phá kiến thức.

PHIẾU HỌC TẬP

a) Viết tiếp vào chỗ chấm còn thiếu trong bảng:

b) So sánh giá trị của (a b) c và a (b c)

Trong quá trình thực hiện phiếu học tập, do đặc trưng HS DTTS nhận thức còn hạn chế nên cần có sự hỗ trợ của GV. Khi đó, GV gợi ý cho HS áp dụng quy tắc thực hiện phép tính: biểu thức có dấu ngoặc thì thực hiện trong dấu ngoặc trước.

Hoạt động toàn lớp chia sẻ kết quả thực hiện phiếu học tập. HS nhận xét. GV nhận xét và chính xác lại kết quả phiếu học tập cho HS

Bước 2. Giới thiệu cách viết, kí hiệu tính chất kết hợp của phép nhân

Từ phiếu học tập, HS đã phát hiện ra giá trị của biểu thức (a b) c và a (b c) là bằng nhau. Do đó, GV giới thiệu cho HS tính chất kết hợp của phép nhân.

Tổ chức HS đọc cá nhân nội dung tính chất kết hợp của phép nhân và chia sẻ với bạn nội dung vừa đọc.

GV chú ý cho HS khi tính giá trị của biểu thức dạng a  b  c ta thực hiện như sau:

a b  c = (a  b)  c = a  (b  c)

Bước 3. Sử dụng NNTH trong tình huống cụ thể

- Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân hoàn thành phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP

Với HS DTTS khi thực hiện bài này, phần lớn HS sẽ thực hiện phép tính để so sánh. Do đó, GV cần lưu ý với HS không thực hiện phép tính mà áp dụng các tính chất của phép nhân vào bài tập.

GV có thể hỗ trợ những HS chưa biết cách thực hiện bài tập: Hướng dẫn HS phát hiện ra những biểu thức có các số giống nhau, áp dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp để thực hiện.

Tổ chức HS hoạt động cặp đôi trao đổi phiếu học tập cho nhau cùng kiểm tra kết quả và giải thích cách làm.

Tổ chức hoạt động toàn lớp: Mời đại diện HS trình bày kết quả thực hiện phiếu học tập và giải thích cách làm. HS nhận xét.

GV nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến thức tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân các số tự nhiên.

Qua ví dụ này, HS được củng cố về kiến thức, thuật ngữ “tính chất giao hoán”. “tính chất kết hợp” của “phép nhân”. Cách tổ chức hoạt động cho HS tạo được cơ hội phát triển NNTH cho HS DTTS.

- Tổ chức HS thực hiện bài sau:

Tính bằng hai cách:

Tổ chức HS hoạt động cá nhân đọc mẫu, sau đó HS nêu lại cách thực hiện mẫu. Trong trường hợp HS đọc mẫu không hiểu, GV hướng dẫn thực hiện và trình bày bài làm thông qua mẫu.

Tổ chức HS hoạt động nhóm 4 hoàn thành ý a, GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn tổ chức hoạt động học tập. Ý b HS thực hiện cá nhân vào vở.

GV tổ chức hoạt động toàn lớp. Đại diện nhóm chia sẻ kết quả thảo luận. HS nhận xét. GV nhận xét, đánh giá.

GV đặt câu hỏi chốt kiến thức: Ở bài tập này đã áp dụng tính chất nào của phép nhân để thực hiện? yêu cầu HS nêu lại tính chất kết hợp của phép nhân.

Ví dụ 2.3. Tổ chức hoạt động dạy học bài “Phân số và phép chia số tự nhiên” góp phần phát triển vốn NNTH cho HS

Bước 1. Giới thiệu từ vựng và ngữ nghĩa của NNTH

HS đã biết thuật ngữ “phân số”, “phép chia”, “số tự nhiên”. Tuy nhiên, sự liên kết giữa hai thuật ngữ “phân số”, “phép chia số tự nhiên” thì HS chưa biết.

GV tổ chức hoạt động sau để HS nhớ lại “phép chia số tự nhiên” trong trường hợp chia hết (thực hiện được).

Có 6 quả cam, chia đều cho 3 bạn. Hỏi mỗi bạn được mấy quả cam?

HS dễ dàng tìm được 6 : 3 = 2.

Như vậy, 6 quả cam chia đều cho 3 bạn, mỗi bạn được 2 quả cam.

GV đưa ra tình huống thứ hai, ở tình huống này xuất hiện phép chia số tự nhiên nhưng không thực hiện được (không phải phép chia hết) để làm liên kết được hai thuật ngữ “phân số và phép chia số tự nhiên”.

Có 3 cái bánh, chia đều cho 4 bạn. Hỏi mỗi bạn được mấy phần của cái bánh?

GV tổ chức cho HS hoạt động lấy từng cái bánh, chia đều mỗi cái bánh thành 4 phần bằng nhau, mỗi phần là 1

4 cái bánh. Ở mỗi lần chia thì mỗi bạn được 1

phần của cái bánh, sau 3 lần chia thì mỗi bạn được 3 phần của cái bánh.

GV giới thiệu: Ta có phép chia 3 : 4 = 3

4

Mỗi bạn được 3

4 cái bánh.

GV nêu: thương của phép chia 3 : 4 cho ta kết quả là một phân số.

Bước 2. Giới thiệu cách viết, kí hiệu của NNTH

GV tổ chức HS hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ sau:

Có 5 cái bánh, chia đều cho 4 bạn. Hỏi mỗi bạn được mấy phần của cái bánh? GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 sử dụng tấm bìa hình tròn tượng trưng cho 5 cái bánh. HS thực hiện chia và báo cáo kết quả.

Mỗi bạn được một cái bánh và 1

4 cái bánh.

GV đặt câu hỏi để HS phát hiện 1 cái bánh là được chia thành 4 phần bằng nhau. Do đó, mỗi bạn được một cái bánh và 1

4 cái bánh tức là mỗi bạn được năm phần tư cái bánh. Ta viết 5 : 4 = 5

GV yêu cầu HS đọc nội dung sau và chia sẻ với bạn

Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.

Yêu cầu HS lấy ví dụ về phân số và phép chia số tự nhiên.

Bước 3. Sử dụng NNTH trong tình huống cụ thể

- Viết số thích hợp vào chỗ trống: Có 2 cái bánh, chia đều cho 3 bạn: Chia cái bánh thành … phần bằng nhau. Mỗi bạn được … cái bánh.

2 : 3 = …

GV tổ chức HS hoạt động cá nhân, quan sát tranh vẽ và điền số thích hợp vào chỗ trống. HS chia sẻ bài làm với bạn và cả lớp.

- Tổ chức HS hoạt động cá nhân hoàn thành phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP

HS hoạt động nhóm 4 chia sẻ kết quả và giải thích cách làm.

Tổ chức hoạt động toàn lớp chia sẻ kết quả. HS nhận xét. GV nhận xét, đánh giá.

Ví dụ 2.4. Tổ chức hoạt động dạy học bài “Phân số bằng nhau” góp phần phát triển vốn NNTH cho HS

Bước 1. Giới thiệu từ vựng và ngữ nghĩa của NNTH

Lấy băng giấy thứ nhất chia thành 3 phần bằng nhau. Sau đó tô màu vàng vào 2

3 băng giấy băng giấy thứ nhất.

Lấy băng giấy thứ nhất chia thành 3 phần bằng nhau. Sau đó tô màu đỏ vào 4

6 băng giấy thứ hai.

Lấy băng giấy thứ ba chia thành 9 phần bằng nhau. Sau đó tô màu xanh vào băng giấy thứ ba.

Dán cả ba băng giấy sau khi đã tô màu vào vở và so sánh phần đã tô màu của ba băng giấy. HS nêu nhận xét.

- Tổ chức HS hoạt động cặp đôi chia sẻ sản phẩm hoạt động và kết quả thực hiện so sánh phần đã tô màu của cả hai băng giấy.

- Tổ chức HS hoạt động toàn lớp chia sẻ kết quả thực hiện và so sánh phần đã tô màu. HS nhận xét được qua quan sát trực quan, HS nhận ra được 2

3 băng giấy thứ nhất bằng 4

6 băng giấy thứ hai và bằng 6

9 băng giấy thứ ba. GV nhận xét: được 2

3 băng giấy thứ nhất bằng 4

6 băng giấy thứ hai và bằng

6

9 băng giấy thứ ba hay ta có nói phân số 2

3, 4

6, 6

9 bằng nhau. GV giới thiệu thuật ngữ “phân số bằng nhau”.

Bước 2. Giới thiệu cách viết, kí hiệu hai phân số bằng nhau khi áp dụng

tính chất cơ bản của phân số

GV giới thiệu cách viết ba phân số 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học số học lớp 4 theo hướng phát triển ngôn ngữ toán học cho học sinh dân tộc thiểu số (Trang 51 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)