Tổ chức hoạt động vận dụng kiến thức vào thực tiễn góp phần phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học số học lớp 4 theo hướng phát triển ngôn ngữ toán học cho học sinh dân tộc thiểu số (Trang 79)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.4. Tổ chức hoạt động vận dụng kiến thức vào thực tiễn góp phần phát

NNTH cho HS

a) Mục đích của biện pháp

- Vận dụng kiến thức được học vào giải quyết những tình huống trong thực tiễn.

- Phát triển NNTH trong quá trình thực hành giải quyết tình huống thực tiễn.

b) Cách tiến hành biện pháp

Trong các tình huống thực tiễn, HS quan sát hình ảnh trong tình huống, đọc và liên kết được những nội dung toán học xuất hiện trong tình huống. Từ đó dữ lại dấu hiệu bản chất toán học và xác định được vấn đề cần giải quyết. GV tổ chức HS được học trong hoạt động, chia sẻ cách giải quyết vấn đề và giải thích cách làm.

Với mỗi bài toán thực tế thực hoặc thực tế giả định thì NNTH được ẩn chứa trong đó. Trong quá trình tìm tòi lời giải HS phải suy nghĩ, nghiên cứu xác định được những từ mấu chốt, từ những từ này sẽ giúp HScó được hướng giải bài toán.

Đối với HS DTTS thì việc xác định dạng bài toán và cách giải có nhiều hạn chế. GV phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi dẫn dắt HS khi giải toán để HS phát hiện được cách giải.

c) Những lưu ý khi thực hiện biện pháp

- Khi thiết kế các tình huống hoặc bài toán gắn với thực tiễn nên lấy những ngữ cảnh gần gũi với cuộc sống của HS.

- Các tình huống, bài toán đưa ra phải đảm bảo vận dụng các kiến thức HS được học vào giải quyết.

- Thiết kế các hoạt động học tạo cơ hội cho HS được phát triển NNTH trong quá trình học tập nội dung Số học nói riêng, môn Toán nói chung.

d) Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 2.12.Tổ chức hoạt động vận dụng kiến thức nhân với số tròn trăm vào giải quyết tình huống thực tiễn góp phần phát triển NNTH cho HS.

GV đưa tình huống thực tiễn với hình ảnh các túi bột giặt trên kệ hàng của siêu thị:

- Tổ chức HS hoạt động quan sát và đọc các thông tin trong bức tranh. Xác định được “cái đã cho” và “cái cần tìm”.

- Tổ chức HS hoạt động cặp đôi chia sẻ thông tin với bạn. Cái đã cho: Có 300 túi bột giặt, mỗi túi nặng 3kg.

Cái cần tìm: Có bao nhiêu yến bột giặt.

- Tổ chức HS hoạt động toàn lớp chia sẻ thông tin.

- Tổ chức HS hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập vào vở.

GV chuẩn bị câu hỏi hỗ trợ những HS còn lúng túng, chưa biết cách làm bài. Có bao nhiêu túi bột giặt? (300 túi)

Mỗi túi nặng bao nhiêu? (3 kg)

Một túi bột giặt nặng 3kg, muốn tìm 300 túi nặng bao nhiêu kg ta thực hiện phép tính gì? (phép nhân)

Lấy mấy nhân mấy? (3  300)

Đơn vị của kết quả thực hiện là gì? (kg)

Tổ chức HS hoạt động toàn lớp: Yêu cầu 1 HS chia sẻ bài làm và giải thích cách làm của mình.

HS nhận xét, GV nhận xét, đánh giá.

Ví dụ 2.13. Tổ chức hoạt động vận dụng kiến thức tìm số trung bình cộng vào giải quyết tình huống thực tiễn góp phần phát triển NNTH cho HS

Ba bạn Linh, Lan, Na đi hái nấm mỡ gà về ăn. Bạn Linh hái được 11 cây nấm, Lan hái được 15 cây nấm, Na hái được 10 cây nấm. Hỏi trung bình mỗi bạn hái được bao nhiêu cây nấm?

Nấm mỡ gà

Tổ chức HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:

- Bài toán cho biết gì? (Ba bạn Linh, Lan, Na đi hái nấm mỡ gà về ăn. Bạn Linh hái được 11 cây nấm, Lan hái được 15 cây nấm, Na hái được 10 cây nấm).

- Bài toán hỏi gì? (Hỏi trung bình mỗi bạn hái được bao nhiêu cây nấm?) - Bài toán thuộc dạng toán nào? (Tìm số trung bình cộng)

Tổ chức HS hoạt động cặp đôi, một bạn hỏi, một bạn trả lời. Sau đó đổi vai cho nhau.

Tổ chức HS hoạt động toàn lớp: Mời một cặp đôi thực hiện hỏi - đáp. HS nhận xét, GV nhận xét.

GV yêu cầu HS gạch chân các từ khoá và chú ý vào các từ khoá để tìm cách giải của bài toán: Ba bạn Linh, Lan, Na đi hái nấm mỡ gà về ăn. Bạn Linh hái được 11 cây nấm, Lan hái được 15 cây nấm, Na hái được 10 cây nấm. Hỏi trung bình mỗi bạn hái được bao nhiêu cây nấm?

Do đặc thù của HS DTTS, có những em biết dạng toán nhưng không nhớ cách giải. Do đó, GV phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi giúp HS nhớ lại được cách tìm số trung bình cộng. Hệ thống câu hỏi có thể là:

- Muốn tìm trung bình cộng của ba số làm thế nào? (Lấy tổng của ba số chia cho 3)

- Tổng số cây nấm của ba bạn hái được đã biết chưa? (Chưa biết)

- Muốn tìm tổng số cây nấm của ba bạn hái được thì thực hiện phép tính gì? (phép tính cộng)

- Nêu phép tính cộng: 11 + 15 + 10

- Khi biết tổng số cây nấm của ba bạn hái được, muốn tìm trung bình mỗi bạn hái được mấy cây nấm thì thực hiện phép tính gì? (Phép chia)

Tổ chức HS hoạt động nhóm 4 có sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn:

Tổ chức HS hoạt động toàn lớp: Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận và giải thích cách làm.

HS nhận xét. GV nhận xét, đánh giá.

Ví dụ 2.14. Tổ chức hoạt động vận dụng kiến thức “khái niệm về phân số” vào thực tiễn góp phần phát triển NNTH cho HS.

GV thiết kế các hoạt động sau: Hoạt động 1.

Cho đoạn thông tin sau:

“Hươu cao cổ có thể cao hơn 5m. Cổ của chúng cao khoảng 2

5 chiều cao cơ thể. Mỗi ngày, chúng dành khoảng 5

6 thời gian để ăn lá cây".

Thực hiện các yêu cầu sau:

- Viết và đọc các phân số có trong đoạn thông tin trên.

- Nêu tử số và mẫu số của các phân số đó. GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân đọc đoạn thông tin và chia sẻ với bạn nội dung đọc được.

Tổ chức HS hoạt động nhóm thực hiện các yêu cầu rồi chia sẻ trước lớp. HS nhận xét. GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 2.

Viết số, phân số thích hợp vào chỗ trống:

Lớp em có … HS trai và … HS gái. a) Phân số chỉ số phần HS trai trong tổng số HS của cả lớp là ….

b) Phân số chỉ số phần HS gái trong tổng số HS của cả lớp là ….

Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân điền số hoặc phân số thích hợp vào chỗ trống.

Tổ chức hoạt động toàn lớp chia sẻ kết quả. HS nhận xét, GV nhận xét, đánh giá.

Ví dụ 2.15. Tổ chức vận dụng kiến thức cộng hai phân số khác mẫu số vào giải bài toán thực tiễn góp phần phát triển NNTH cho HS.

Chú Nam sơn được 7

10 bức tường. Bác An sơn được 1

5 bức tường. Hỏi cả hai người sơn được bao nhiêu phần của bức tường?

Để giải bài toán này trước hết ta phải xác định từ khóa của bài toán, đó là những từ có gạch chân ở trên. Khi HS biết gạch chân chính xác dưới các từ khóa nghĩa là HS đã nắm chắc được bản chất của NNTH ẩn chứa trong từng NN của đời thường, lúc này HS đã biết được cái cốt yếu của bài toán. Khi đã hiểu được NNTH thì việc giải quyết bài toán thuận lợi hơn nhiều.

GV tổ chức HS đọc đề bài toán và trả lời câu hỏi để xác định dữ kiện đã cho và dữ kiện cần tìm. Cái đã cho: Chú Nam sơn được 7

10 bức tường. Bác An sơn được 1

5 bức tường; Cái cần tìm: Cả hai người sơn được bao nhiêu phần của bức tường?

Yêu cầu HS gạch chân các từ khoá trong bài toán: Chú Nam sơn được 7

10bức tường. Bác An sơn được 1

5bức tường. Hỏi cả hai người sơn được bao nhiêu phần của bức tường?

Tổ chức HS giải bài tập cá nhân vào vở, 1 HS làm vào bảng nhóm. Tổ chức HS hoạt động toàn lớp chia sẻ kết quả thực hiện bài tập. HS nhận xét.

GV nhận xét, đánh giá.

Trong quá trình dạy học, GV cần thiết kế các tình huống thực tiễn, tạo cơ hội cho HS được vận dụng kiến thức, kĩ năng và sử dụng các kí hiệu, thuật ngữ toán học vào giải quyết. Các bài toán, tình huống cần gắn với tình huống thực, gần gũi với cuộc sống hàng ngày góp phần tạo hứng thú, niềm tin trong học tập cho HS.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn đề xuất được những nguyên tắc để tổ chức hoạt động dạy học nhằm mục đích xây dựng các biện pháp tổ chức dạy học theo hướng phát triển một cách đảm bảo tính khả thi và hiệu quả.Đồng thời, luận văn đã thiết kế được4 biện pháp mục đích giúp cho GV tổ chức cho hoạt động dạy học nội dung Số học cho HS lớp 4 DTTS theo hướng phát triển NNTH.

Thực hiện biện pháp 1 sẽ giúp GV phát triển được vốn NNTH cho HS lớp 4 DTTS qua nội dung Số học. HS được củng cố NNTH đã có và tiếp nhận những thuật ngữ, kí hiệu của NNTH mới. Tìm thấy được sự liên kết giữa các từ vựng của NNTH đã có với NNTH mới tiếp nhận.

Biện pháp 2 giúp GV tổ chức hoạt động dạy học kiến thức toán học cho HS nhưng lại tạo được cơ hội cho HS phát triển các kĩ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) bằng NNTH cho HS DTTS. Cách tổ chức hoạt động mà biện pháp đưa ra giúp HS biết liên kết các kí hiệu, biểu tượng toán học thành mệnh đề toán học đúng, chính xác. Đồng thời giúp HS sử dụng linh hoạt NNTH để thể hiện được ý tưởng toán học.

Biện pháp 3 được dùng để rèn luyện cho HS phát triển khả năng chuyển đổi linh hoạt giữa NNTN và NNTH trong học tập toán. Phát triển khả năng sử dụng NNTH đúng, chính xác và khả năng tư duy lô gic trong học tập. Nhận biết được phần nào mối quan hệ giữa NNTH và NNTN.

Thực hiện biện pháp 4, GV giúp HS có cơ hội vận dụng kiến thức, kĩ năng toán học và sử dụng NNTH để giải quyết các bài toán, tình huống trong thực tiễn, tạo được hứng thú học tập cho HS.

Luận văn đã xây dựng, đề xuất được các nhóm biện pháp giải quyết được các vấn đề đặt ra ở chương 1. Tuy vậy, để kiểm chứng được các biện pháp đề xuất ở chương 2 có khả thi không? Có phù hợp với thực tiễn dạy học ở trường tiểu học hay không? thì cần phải tiến hành thực nghiệm sư phạm để xem xét tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất.

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm giả thuyết khoa học của luận văn qua thực tiễn dạy học. Xem xét tính khả thi và hiệu quả của một số biện pháp sư phạm đã đề xuất.

3.2. Thời gian thực nghiệm

Từ 4/5/2020 đến 12/6/2020

3.3. Đối tượng thực nghiệm

Luận văn được tiến hành thực nghiệm tại Trường Tiểu học Nam Cường, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có mặt bằng kiến thức tương đối đồng đều, kết quả học tập tương đương nhau. Các GV tham gia giảng dạy ở lớp thực nghiệm, lớp đối chứng đều có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, đã đứng lớp lâu năm và có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.

Các lớp thực nghiệm, lớp đối chứng khi thực nghiệm sư phạm

Lớp Số học sinh Họ và tên GV

Lớp thực nghiệm 4A 22 Giá Thị Tiên

Lớp đối chứng 4C 21 Lý Thị Mạc

3.4. Nội dung thực nghiệm

Nội dung thực nghiệm nhằm mục đích kiểm nghiệm hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp đề xuất chúng tôi lựa chọn nội dung dạy học Số học theo hướng phát triển NNTH cho HS DTTS. Các nội dung đảm bảo Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học, thực hiện theo Phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chúng tôi tiến hành các tiết thực nghiệm vào buổi 2 sau khi HS đã được hình thành kiến thức.

Bộ công cụ thực nghiệm bao gồm: giáo án thực nghiệm, phiếu học tập,…

Chúng tôi tiến hành trao đổi với GV về những lý luận cơ bản của NNTH, các đặc trưng cơ bản của NNTH, các biện pháp đề xuất. Sau đó chúng tôi biên soạn mỗi lớp một bộ tài liệu thực nghiệm bao gồm giáo án và phiếu học tập. Trên cơ sở tài liệu này, GV tự thiết kế các giáo án thực nghiệm, phiếu học tập phục vụ cho mỗi tiết dạy khác nhau đảm bảo được ý dồ thực nghiệm và tuân thủ Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán lớp 4.

Việc đánh giá kết quả thực nghiệm được tiến hành như sau:

-Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi thường xuyên theo dõi sản phẩm học tập của HS qua nghiên cứu trực, đánh giá của GV.

-NNTH có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của HS. Do đó kết thúc thực nghiệm sư phạm chúng tôi tổ chức cho HS thực hiện phiếu học tập do chúng tôi tiến hành biên soạn với mục đích đánh giá sự phát triển NNTH của HS theo mức độ đã đề xuất.

Quá trình đánh giá này sẽ cho chúng tôi thông tin về sự phát triển NNTH của HS trong học tập sau khi tiến hành thực nghiệm. NNTH có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập, do đó điểm số sau thực nghiệm sẽ là một kênh thông tin phản ảnh mức độ phát triển NNTH của HS. Các điểm số được đánh giá thông qua phiếu học tập chỉ phục vụ cho quá trình nghiên cứu của luận văn, không sử dụng trong quá trình đánh giá định kì của HS.

3.6. Các phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm

- Quan sát trong lớp học: Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích tiếp nhận thông tin phản hồi của HS về mức độ phát triển NNTH trong học tập khi có quá trình thực nghiệm tác động.

- Phỏng vấn, trao đổi với GV giảng dạy thực nghiệm để tìm hiểu ý kiến đánh giá về mức độ phát triển NNTH của HS và ý kiến đánh giá về quá trình tác động của thực nghiệm.

quá trình thực nghiệm góp phần đánh giá hiệu quả của các biện pháp đề xuất. - Nghiên cứu trường hợp: Nghiên cứu sự thay đổi của một vài cá nhân HS trong quá trình thực nghiệm.

- Phương pháp thống kê dùng để xử lí số liệu.

Sau khi có kết quả thực nghiệm chúng tôi tính điểm trung bình bằng công thức: 1 . (1) n i i i x f x N    hoặc 1 . (2) n i i i c f x N   

Trong đó N là số học sinh, xi là điểm (thang điểm 10), fi là tần số các điểm mà HS đạt được, ci là phần tử đại diện của lớp thứ i.

- Phương sai được tính theo công thức

2 2 1 ( ) . 1 n i i i x x f s N     

- Độ lệch chuẩn được tính theo công thức: ss2 .

- Sử dụng phép thử t- student để xem xét tính hiệu quả của thực nghiệm sư phạm, ta có kết quả 𝑡 = √ 𝑥̅

𝑆𝑇𝑁, tra bảng phân phối t - student, nếu 𝑡 > 𝑡𝛼

chứng tỏ thực nghiệm có hiệu quả.

- Kiểm định phương sai và giả thiết H0.

Kiểm định phương sai bằng giả thiết E0: “Sự khác nhau giữa các phương sai ở nhóm lớp thực nghiệm và nhóm lớp đối chứng là không có ý nghĩa” với đại lượng 𝐹 = 𝑆𝑇𝑁2

𝑆Đ𝐶2 .

+ Nếu 𝐹 < 𝐹𝛼, khẳng định phương sai như nhau, tiếp tục kiểm định giả thiết H0: “Sự khác nhau giữa các điểm trung bình ở hai mẫu là không có ý nghĩa với phương sai như nhau” bằng công thức

1 1 . TN DC TN DC x x t s N N    với s = 2 2 ( 1) ( 1). . 2 TN TN DC DC TN DC N S N S N N     

+ Nếu 𝐹 > 𝐹𝛼, khẳng định phương sai khác nhau, tiếp tục kiểm định giả thiết H0: “Sự khác nhau giữa các điểm trung bình ở hai mẫu là không có ý nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học số học lớp 4 theo hướng phát triển ngôn ngữ toán học cho học sinh dân tộc thiểu số (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)