Tổ chức hoạt động dạy học góp phần phát triển kĩ năng dịch chuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học số học lớp 4 theo hướng phát triển ngôn ngữ toán học cho học sinh dân tộc thiểu số (Trang 74 - 79)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Tổ chức hoạt động dạy học góp phần phát triển kĩ năng dịch chuyển

ngôn ngữ cho HS

a) Mục đích của biện pháp

Giúp HS:

- Sử dụng linh hoạt NNTH và NNTN (tiếng Việt) trong học tập môn Toán nói chung và nội dung Số học nói riêng.

- Có khả năng dịch chuyển nội dung toán học từ NNTN sang NNTH và ngược lại để tìm cách giải quyết vấn đề.

- Có cơ hội phát triển NNTH trong quá trình học tập.

b) Cách tiến hành biện pháp

Việc dịch chuyển NNTH có thể giúp HS giải quyết các bài toán, tình huống thực tiễn được dễ dàng, thuận lợi; đồng thời giúp cho toán học trở thành môn học gần gũi, quen thuộc, hấp dẫn và là môn học có nhiều ứng dụng quan trọng nhất trong đời sống hàng ngày của HS.

Trong dạy học môn Toán, việc rèn luyện kĩ năng chuyển đổi từ NNTN sang NNTH và ngược lại là một việc làm thường xuyên tất yếu. Tuy nhiên, với HS DTTS cấp tiểu học thì HS ngại nói, ngại diễn đạt một nội dung toán học theo nhiều cách, mô hình hóa các tình huống toán học còn lúng túng; việc chuyển đổi NNTH sang NNTH và ngược lại của HS trong học tập toán còn hạn chế.

GV cần tổ chức để HS được diễn đạt NNTH sang NNTN và ngược lại thông qua việc đọc, viết các số, các công thức toán học, các tính chất của phép toán cộng, phép toán với nhân với số tự nhiên.

GV hướng dẫn HS đọc và viết: các số, các công thức, biểu thức bằng số hoặc bằng chữ; mô hình hóa bằng sơ đồ, mô hình, biểu bảng,…từ những tình huống thực tế cụ thể và ngược lại. Chẳng hạn, khi nhìn vào biểu thức tính chất giao hoán của phép cộng: a + b = b + a thì HS phải sử dụng NNTN để phát biểu được “Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi”. Ngược lại, khi nghe được nội dung “ba phần tám cộng hai phần tám bằng năm phần tám” thì HS phải viết được bằng kí hiệu toán học 3

8 + 2

8 = 5

GV hướng dẫn HS đọc những mô hình, hình vẽ, hình ảnh để thiết lập được những bài toán phù hợp, hoặc những mệnh đề toán học.

Quá trình thực hành giải quyết vấn đề gắn với bài toán có lời văn thực chất là “phiên dịch” từ NNTN sang NNTH, thể hiện kĩ năng chuyển đổi từ NNTN sang NNTH và ngược lại.

Giải bài toán có lời văn GV tổ chức HS đọc kĩ đề toán, xác định từ khóa của bài toán, có thể tóm tắt đề toán bằng NN mô hình (sơ đồ, hình vẽ, biểu bảng,…) hay tóm tắt bài toán bằng NN lời.

Từ việc xác định được các từ khóa, tóm tắt được bài toán (chuyển đổi NN) HS có thể tìm ra được lời giải bài toán một cách dễ dàng hơn, có nghĩa là hiểu được ngữ nghĩa NNTH, nội dung bài toán. Khi tìm tòi được lời giải ta phải hiểu cú pháp để trình bày bài toán. Trình bày lời giải bài toán (câu giải và phép tính kèm theo)

GV rèn luyện cho HS trình bày câu giải phù hợp với phép tính và ngược lại viết các phép tính phù hợp với câu giải nhằm hoàn thiện lời giải của một bài toán có lời văn. Giải quyết một bài toán thực tế theo nhiều cách khác nhau, mỗi cách giải khác nhau của một bài toán là tập trung sự huy động vốn kiến thức toán học và NNTH khác nhau. Mỗi cách giải khác nhau thì biểu đạt NNTH khác nhau.

c) Những lưu ý khi thực hiện biện pháp

- Trong dạy học Toán GV tạo cơ hội cho HS chuyển đổi linh hoạt, uyển chuyển giữa NN thuật ngữ, NN kí hiệu, NN mô hình, NNTN; phải gắn kiến thức toán học với thực tế cuộc sống.

- NNTN và NNTH khi hướng dẫn HS thì phải dùng NNTH phù hợp theo yêu cầu của chương trình

d) Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 2.8.Tổ chức hoạt động học tập qua bài toán “Đặt đề bài toán theo sơ đồ sau rồi giải bài toán đó” góp phần phát triển kĩ năng chuyển đổi từ NNTN sang NNTH và ngược lại

GV tổ chức HS quan sát sơ đồ và đọc hiểu nội dung toán học chuyển tải qua sơ đồ.

HS nhận thấy, tổ 1 được biểu diễn bởi 1 đoạn thẳng dài hơn đoạn thẳng tổ 2. Phần đoạn thẳng dài hơn của tổ 1 là 3 HS. Tổng số HS của cả hai tổ là 19, cần phải tìm mỗi tổ có bao nhiêu HS.

HS đặt được đề bài toán theo sơ đồ như sau:

- Tổ Một và tổ Hai có tất cả 19 HS. Số HS của tổ Một nhiều hơn tổ Hai là 3 HS. Hỏi mỗi tổ có bao nhiêu HS?

- Tổ Một và tổ Hai có 19 HS. Tổ Hai có ít hơn tổ Một 3 HS. Tìm số HS của mỗi tổ.

- Tổ Một và tổ Hai có 19 HS tham gia lao động. Số HS tổ Hai ít hơn số HS của tổ Một là 3 HS. Hỏi mỗi tổ có bao nhiêu HS tham gia lao động?

GV tổ chức HS hoạt động cá nhân giải bài tập vào vở. HS sẽ xác định dạng toán: bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

Trong trường hợp HS không xác định được dạng toán và không biết cách giải, GV cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi giúp HS tìm được cách giải của bài toán. Quá trình đặt đề toán đã tạo cơ hội cho HS được chuyển đổi từ NNTH (sơ đồ) sang NNTN. HS giải bài toán là quá trình chuyển đổi tự NNTN sang NNTH bằng cách sử dụng các kí hiệu toán học để tìm ra kết quả của bài toán.

HS có thể giải bài toán như sau:

Tổ Hai có số HS là: (19 - 3) : 2 = 8 (Học sinh) Tổ Một có số HS là: 8 + 3 = 11 (Học sinh)

Tuy nhiên, với HS DTTS thì sẽ có bài sẽ tìm số HS của tổ Một trước, khi đó, sơ đồ và bài giải của HS sẽ không tương thích với nhau.

Ví dụ 2.9. Tổ chức hoạt động học tập qua bài toán “Xem tranh, đặt đề bài toán rồi giải bài toán đó” góp phần phát triển kĩ năng chuyển đổi từ NNTN sang NNTH và ngược lại

Để thực hiện bài toán này, GV tổ chức HS xem tranh, đọc hiểu nội dung trong bức tranh rồi đặt đề toán.

Khi đóHS quan sát bức tranh, đọc hiểu nội dung toán học chuyển tải trong bức tranh. HS nhận thấy có 1 thùng đựng đường, trong thùng có 50 gói, mỗi gói nặng 2 kg. Cần phải tìm xem có bao nhiêu kg đường trong thùng.

Với cách suy nghĩ như trên, sử dụng NNTN để phát biểu thành bài toán. Quá trình chuyển dịch đó HS đã chuyển từ NNTH (hình ảnh) sang NNTH. HS có thể phát biểu thành các bài toán sau:

- Một thùng có 50 gói đường, mỗi gói đường nặng 2 kg. Hỏi thùng đó có tất cả bao nhiêu ki-lô-gam đường?

- Mỗi gói đường nặng 2 kg. Một thùng có 50 gói đường như thế. Hỏi thùng đường đó nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

- Mỗi gói đường nặng 2 kg. Hỏi 50 gói đường như thế nặng bao nhiêu ki- lô-gam?

Sau khi chuyển đổi sang NNTN, HS thực hiện gạch chân các từ khoá, rồi sử dụng NNTH để giải bài toán.

GV tổ chức HS thực hiện cá nhân, hoàn thành bài tập vào vở:

Tổ chức hoạt động toàn lớp, yêu cầu HS chia sẻ kết quả bài làm. HS nhận xét.

GV nhận xét, đánh giá.

Ví dụ 2.10. Tổ chức hoạt động học tập qua bài “Phép cộng phân số” góp phần phát triển kĩ năng chuyển đổi từ NNTN sang NNTH và ngược lại

- Tổ chức HS đọc nội dung tình huống ví dụ sau: Có một băng giấy, bạn Nam tô màu 3

7 băng giấy, sao đó bạn Tùng tô tiếp

2

7 băng giấy đó. Hỏi cả hai bạn đã tô màu bao nhiêu phần của băng giấy? - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Bài toán cho biết gì? (Có một băng giấy, bạn Nam tô màu 3

7 băng giấy, sao đó bạn Tùng tô tiếp 2

7 băng giấy đó).

Bài toán hỏi gì? (Hỏi cả hai bạn đã tô màu bao nhiêu phần của băng giấy?) - Tổ chức HS hoạt động cặp đôi, mỗi cặp đôi một băng giấy: Cặp đôi thực hiện chia băng giấy thành 7 phần bằng nhau, bạn thứ nhất tô 3

7 băng giấy, bạn thứ hai tô tiếp 2

Sau khi tô xong, HS trả lời câu hỏi: Cả hai bạn đã tô màu bao nhiêu phần băng giấy?

Bằng trực quan, HS sẽ phát hiện ra cả hai bạn đã tô màu 5

7 băng giấy.

Yêu cầu HS nêu phép tính tìm số phần băng giấy cả hai bạn đã tô màu.

HS nêu được: Muốn biết cả hai bạn đã tô màu được bao nhiêu phần băng giấy thực hiện phép cộng: 3

7+ 2

7

HS sẽ thực hiện chuyển đổi từ NNTN của bài toán sang NNTH thông qua việc sử dụng đồ dùng trực quan và kí hiệu toán học.

Ba phần bảy băng giấy thêm hai phần bảy băng giấy được năm phần bảy băng giấy.

3

7 (băng giấy) + 2

7 (băng giấy) = 5

7 (băng giấy) Sau đó, chỉ giữ lại những kí hiệu toán học: 3

7+ 2 7 = 5 7 Tổ chức HS nhận xét kết quả của phép tính 3 7+ 2 7 = 5 7.

HS phát hiện ra, mẫu số của tổng không đổi (bằng 7), còn tử số là 5 = 3 + 2. Từ đó, HS bước đầu khái quát được quy tắc cộng hai phân số có cùng mẫu số: “Muốn cộng hai phân số có cùng mẫu số, ta cộng hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số”.

GV chính xác hoá lại quy tắc cộng hai phân số có cùng mẫu số cho HS. Khi có quy tắc cộng hai phân số có cùng mẫu số, HS áp dụng vào làm bài tập, vận dụng quy tắc vào tính toán trong thực tiễn đời sống. Quá trình thực hiện như trên đã tạo cơ hội cho HS được chuyển đổi từ NNTH sang NNTN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học số học lớp 4 theo hướng phát triển ngôn ngữ toán học cho học sinh dân tộc thiểu số (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)