Kết luận chung về thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học số học lớp 4 theo hướng phát triển ngôn ngữ toán học cho học sinh dân tộc thiểu số (Trang 98 - 128)

9. Cấu trúc của luận văn

3.8. Kết luận chung về thực nghiệm sư phạm

NNTH trong học tập đã thay đổi. Kết quả học tập tốt hơn và HS sử dụng chính xác các kí hiệu, biểu tượng, thuật ngữ toán học trong giải toán.

Như vậy quá trình thực nghiệm sư phạm cùng với những kết quả thu được sau thực nghiệm đã cho thấy mục đích thực nghiệm đã hoàn thành, tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất đã được khẳng định, giả thuyết khoa học được chấp nhận. Thực hiện các biện pháp đó trong quá trình dạy học sẽ góp phần phát triển NNTH cho HS DTTS lớp 4; đồng thời góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Toán của HS.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Bước đầu kiểm nghiệm giả thuyết khoa học và tính khả thi của các biện pháp đề xuất chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường Tiểu học Nam Cường, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Các giáo án thực nghiệm được xây dựng và thực hiện theo đúng phân phối chương trình, có trao đổi, bổ sung trong quá trình thực nghiệm sư phạm.

Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy năng lực sử dụng NNTH của HS có thay đổi tích cực. HS đã có một nền tảng vững chắc về NNTH để tiếp thu kiến thức toán học tốt hơn. HS sử dụng NNTH đúng và chính xác trong diễn đạt (nói và viết) để giải quyết vấn đề Toán. Nhiều HS có sự tiến bộ trong học tập, sử dụng chính xác NNTH trong giải toán hay trong trao đổi, trình bày ý tưởng toán học. Trong các giờ học, HS hào hứng, sôi nổi tham gia xây dựng bài. HS thích được trao đổi, giao tiếp trong các giờ học toán.

Như vậy có thể khẳng định rằng các biện pháp mà luận văn đề xuất là khả thi và có thể triển khai trong dạy học môn Toán ở Tiểu học để góp phần phát triển năng lực sử dụng NNTH cho HS DTTS lớp 4 nói riêng và cho HS lớp 4 nói chung.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Luận văn đã hoàn thành, giả thuyết khoa học của luận văn là chấp nhận được.

Luận văn đã đạt được những kết quả chính sau đây:

- Luận văn đã tổng quan được một số vấn đề nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam.

- Luận văn góp phần hệ thống hóa được một phần lí luận cơ bản về NNTH, đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS DTTS.

- Luận văn nghiên cứu thực trạng sử dụng NNTH trong dạy học môn Toán ở các trường Tiểu học hiện nay.

- Luận văn đã đề xuất được các bình diện nghiên cứu NNTH, các khía cạnh đánh giá mức độ sử dụng NNTH của HS DTTS.

- Luận văn xây dựng được 4 biện pháp góp phần phát triển NNTH cho HS DTTS lớp 4 thông qua dạy học nội dung Số học.

- Kết quả thực nghiệm sư phạm của luận văn bước đầu khẳng định được tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất.

- Luận văn có thể là một tài liệu tham khảo cho GV, Sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học của các trường Sư phạm, khoa Sư phạm.

2. Khuyến nghị

- Để góp phần phát triển NNTH cho HS DTTS nói riêng và HS cả nước nói chung thì trước hết cần bồi dưỡng lí luận NNTH cho GV. Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề theo cụm trường, cụm khối để trao đổi những thuận lợi, khó khăn và những biện pháp khắc phục về mặt ngôn ngữ nói chung và NNTH nói riêng trong dạy học môn Toán.

- Trong dạy học, NNTH ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của HS do vậy, GV cần tạo ra cho HS nhiều cơ hội luyện tập, phát triển ngôn ngữ.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

1. Trần Ngọc Bích, Phan Thị Hà ( 2020) “Dạy học Toán 4 cho học sinh dân tộc thiểu số theo hướng phát triển ngôn ngữ toán học”, Tạp chí Thiết bị giáo dục

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo viên Toán 4, NXB Giáo dục.

5. Trần Ngọc Bích (2013), Một số biện pháp sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học cho học sinh các lớp đầu cấp tiểu học trong dạy học môn Toán, Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

6. Vũ Thị Bình (2016), Bồi dưỡng năng lực biểu diễn toán học và năng lực giao tiếp toán học cho HS trong dạy học môn toán lớp 6, lớp 7, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, ViệnKhoa học giáo dục Việt Nam

7. Nguyễn Hải Châu, Lê Thị Mỹ Hà (đồng chủ biên, 2012). PISA và các dạng câu hỏi. NXB Giáo dục.

8. Nguyễn Hữu Châu (2005). Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học. NXB Giáo dục.

9. Hoàng Chúng, Lê Đình Phi, Nguyễn Hữu Chương, Hà Sỹ Hồ (1997), Toán học và những suy luận có lý, NXB Giáo dục.

10. Vũ Quốc Chung (Chủ biên, 1992), Giáo trình Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

11. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1998), Tâm lí học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 12. Luật giáo dục

13. Phan Trọng Ngọ, Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB ĐHSP Hà Nội.

14. Đỗ Đức Thái (chủ biên) (2018), Dạy học phát triển năng lực môn Toán Tiểu học,NXB ĐH Sư phạm

15. Nguyễn Đức Dân (1970), Giáo trình Ngôn ngữ toán học, Giáo trình tham khảo cho sinh viên ngành ngôn ngữ, Nguồn: Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội.

16. Thái Huy Vinh (2015), Tập luyện luyện cho học sinh phát triển ngôn ngữ toán học trong quá trình dạy học Toán, Luận án khoa học Giáo dục - Đại học Vinh.

17. Hà Sỹ Hồ (1990), Những vấn đề cơ bản của phương pháp dạy học cấp 1, NXB Giáo dục.

18. Phạm Văn Hoàn, Nguyễn Gia Cốc, Trần Thúc Trình (1981), Giáo dục học môn Toán, NXB Giáo dục.

19. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Hỏi đáp môn Toán lớp 4, Nhà xuất bản giáo dục.

Tiếng Anh

20. Eula Ewing Monroe, Robert Panchyshyn (1995), Vocabulary considerations for teaching Mathematics childhood Education; 72, 2, Pro Quest Education Journals pg 80.

21. Clare Lee (2006), Language for learning Mathematics Assessment for learning in Practice, Open University Preess..

22. Ken Winogard, Karen M. Higgins (1994), Writing, reading and talking mathematics: One interdiscipl, (In) The reading teacher, Reeasearch Library, pg 310.

23. Marilyn Burns (2004), Writing in Math, Educational Leadership, Volume 62, Number 2.

24. Ray mond Duval et. al. (2005), Language and Mathematics, CERME 4. 25. Rheta N. Rubenstein, Mathematical symbollization: Challenges across

levels, University of Michigan - Dearborn.

26. Robert Laurence Baleer (2011), The language of Mathematics, A John Wiley and SONS, INC publication.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. PHIẾU ĐIỀU TRA (Dành cho giáo viên tiểu học)

Để tìm hiểu thực trạng sử dụng ngôn ngữ toán học trong dạy học môn Toán ở tiểu học, xin thầy cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau bằng cách khoanh tròn hoặc đánh dấu vào các chữ cái đứng trước ý lựa chọn.

Những thông tin thu được từ phiếu này chỉ phục vụ mục đích khoa học, không vì mục đích nào khác.

Câu 1. Thầy (cô) cho biết ý kiến đánh giá theo các khía cạnh sau về ngôn ngữ toán học sử dụng trong SGK Toán Tiểu học có phù hợp với học sinh không?

Khía cạnh đánh giá Ý kiến Rất phù hợp Phù hợp Bình thường Không phù hợp

Thuật ngữ toán học sử dụng trong SGK Các kí hiệu toán học trong SGK

Hình ảnh trực quan, sơ đồ, hình vẽ Câu lệnh sử dụng trong SGK

Cú pháp của NNTH trình bày trong SGK

Câu 2. Theo thầy (cô) có cần thiết phải hình thành vốn ngôn ngữ toán học cho học sinh Tiểu học hay không?

A. Rất cần thiết B. Cần thiết

C. Bình thường D. Không cần thiết

Câu 3. Trong dạy học thầy (cô) có thường xuyên rèn luyện, phát triển NNTH cho học sinh hay không?

A. Rất thường xuyên B. Thường xuyên C. Không thường xuyên D. Chưa bao giờ

Câu 4.Trong dạy học thầy (cô) thường áp dụng biện pháp nào sau đây để rèn luyện, phát triển ngôn ngữ toán học cho học sinh?

A. Tạo môi trường hoạt động ngôn ngữ đa dạng, sử dụng các câu hỏi và bài tập với dụng ý phát triển vốn ngôn ngữ toán học cho học sinh.

B. Tạo cho học sinh cơ hội trình bày sự hiểu biết của mình trong giải quyết một tình huống hay bài toán.

C. Giúp học sinh hiểu rõ những thuật ngữ, kí hiệu, biểu tượng, quy tắc toán ngay từ khi chúng xuất hiện ở bài học đầu tiên.

D. Các cách khác:...

Câu 5. Thầy ( cô) thường gặp những khó khăn gì về ngôn ngữ toán học?

A. Không hiểu hết ý nghĩa các từ vựng của ngôn ngữ toán học. B. Không hiểu được cú pháp của ngôn ngữ toán học.

C. Khó khăn trong việc hình thành các quy tắc toán học.

D. Khó khăn khác:...

Câu 6. Trong quá trình dạy học sinh tiểu học mạch kiến thức “ Giải toán có lời văn” thầy (cô) thường gặp những khó khăn gì?

A. Trong việc hướng dẫn học sinh học sinh viết câu lời giải. B. Trong việc hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính. C. Trong việc hướng dẫn học sinh tìm cách giải bài toán

D. Ý kiến khác:...

Câu 7.Khi viết viết câu lời giải, học sinh mắc phải lỗi nào nhiều nhất trong các lỗi sau:

A. Viết lại câu hỏi của bài toán làm câu lời giải.

B. Viết câu lời giải một cách lung tung, không chính xác. C. Viết câu lời giải không đủ ý, không đúng.

Câu 8. Hãy đánh giá mức độ sử dụng NNTH của học sinh lớp thầy (cô) đang dạy theo các khía cạnh sau:

Khía cạnh đánh giá

Ý kiến Tốt Khá Trung

bình Yếu

Đọc, viết chính xác các kí hiệu toán học

Viết và giải quyết các vấn đề toán học (ở mức độ đơn giản) đúng, chính xác

Vấn đề “nói toán” (nói cho người khác hiểu và hiểu người khác nói)

Chuyển đổi từ NNTH sang NNTN và ngược lại

PHỤ LỤC 2 BÀI KIỂM TRA

Họ và tên:... Lớp:...

Bài 1. Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm:

a) ... ... 2 5 2 3 5 3     ... ... ... 7 3 2 7 2     ... ... 5 4 .... 1 4 1     ... ... ... 3 ... 8 3 8     ... ... 3 : 12 3 : 9 12 9   ... ... 5 : 35 ... : 25 35 25   ... ... 7 : 14 7 : 21 14 21  ... ... ... : 24 8 : 56 24 56   b) 10 ... 5 2  10 ... 30 12  ... 8 45 72  ... 7 4 1  Bài 2. Đặt tính rồi tính: a) 4674:82 ... ... ... ... ... ... ... ... ... 2488:35 ... ... ... ... ... ... ... ... ... b) 5781:47 ... ... ... ... ... ... ... ... ... 9146:47 ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Bài 3. Có 3 cái bánh như nhau, chia đều cho 6 người. Hỏi mỗi người

nhận được bao nhiêu phần của cái bánh?

Bài giải

...

...

...

Bài 4. Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi là 5302m, chiều rộng bằng 5 3 chiều dài. Tính diện tích thửa ruộng đó. ... ... ... ... ... ...

PHỤ LỤC 3- PHIẾU HỌC TẬP PHIẾU HỌC TẬP

(phiếu 1)

Họ và tên: ………

Lớp:………Trường Tiểu học Nam Cường Bài 1. Viết theo mẫu: Đọc số Viết số Số gồm có Hai mươi ba nghìn tám trăm linh năm 23 805 2 chục nghìn, 3 nghìn, 8 trăm, 5 đơn vị Năm trăm sáu mươi bảy nghìn chín trăm ba mươi tư 458 745 1 237 009 Bài 2. Tìm x: a) x x 40 = 25600 ... ... ... ... b) x x 90 = 37800 ... ... ... ...

Bài 3. Lập đề toán rồi giải bài toán theo sơ đồ sau:

...

...

...

PHIẾU HỌC TẬP (phiếu 2)

Họ và tên:...

Lớp : ... Trường Tiểu học Nam Cường Câu 1. Tìm x: a) 1200 : 24 - ( 17 - x) = 36 ... ... ... ... b) 9 × ( x + 5 ) = 729 ... ... ... ...

Bài 2. Nêu đề toán và giải bài toán theo sơ đồ sau: ...

...

...

...

Bài 3: Lớp 4A có 16 học sinh nam và số học sinh nữ bằng 8 9 số học sinh nam. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu học sinh nữ?” ...

...

PHỤ LỤC 5 - GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 1

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

Giúp HS củng cố kiến thức về:

- Đọc, viết được số tự nhiên trong hệ thập phân.

- Biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số có không quá hai chữ số.

- Cách nêu bài toán theo tóm tắt; Giải được bài toán dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.

2. Kĩ năng

Rèn kĩ năng:

- Nêu bài toán theo tóm tắt

- Giải bài toán dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó, áp dụng vào thực tế cuộc sống.

- Cộng, trừ, nhân, chia trong giải toán và thực hiện phép tính.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học, có tính cẩn thận trong học tập toán.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

Phiếu bài tập, bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tổ chức cho HS giải

bài tập 1

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV hỏi: Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?

- GV cho HS đọc phần mẫu trong bài.

- 2 HS đọc đề bài. - Viết theo mẫu - 1 HS đọc.

- GV yêu cầu đọc dẫn, phân tích mẫu. - GV cho HS làm bài cá nhân vào phiếu. - GV yêu cầu HS làm việc cả lớp, yêu cầu một số HS báo cáo kết quả ý thứ nhất của bài, nêu cách làm.

- GV yêu cầu HS nhận xét kết quả bài làm của bạn và nêu kết quả ý thứ hai của bài, nêu cách làm.

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn và nêu kết quả bài làm ý thứ ba, nêu cách làm.

- GV nhận xét đúng, sai toàn bài. - GV yêu cầu HS nêu lại cách làm và kết luận.

- Củng cố: Qua bài tập 1, chúng ta đã ôn lại kiến thức gì?

Hoạt động 2: Tổ chức cho HS giải bài tập 2.

- GV cho HS nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS nhớ lại cách dạng bài tập này và làm bài vào phiếu.

- GV cho HS lên bảng chữa bài. - GV cho HS dưới lớp nhận xét bài làm của bạn.

- Thực hiện.

- Làm bài cá nhân.

- HS báo cáo kết quả.

- HS nêu lại kết quả bài làm của bạn và nhận xét. HS nêu kết quả ý thứ hai của bài.

- HS nêu lại kết quả bài làm của bạn và nhận xét. HS nêu kết quả bài làm ý thứ ba của mình.

- Lắng nghe

- 2 HS nêu lại cách làm. HS lắng nghe. - HS trả lời: Qua bài tập 1 chúng ta đã ôn lại cách đọc, viết các số đến hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn và hàng triệu. - HS bổ sung: Chúng ta còn phân tích số các số ở lớp nghìn, lớp triệu.

- 1 HS nêu: Tìm x - Làm bài vào phiếu. - 2 HS lên bảng chữa bài. - Nhận xét bài làm của bạn.

- Gọi HS nêu cách làm của mình.

- Củng cố:

+ GV hỏi HS: x được gọi là thành phần gì trong biểu thức x x 40 = 25600?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học số học lớp 4 theo hướng phát triển ngôn ngữ toán học cho học sinh dân tộc thiểu số (Trang 98 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)