a)Các yếu tố khách quan
Công ty LN & DV Hương Sơn được nhà nước giao quản lý sử dụng 38.448,0 ha đất lâm nghiệp, có nguồn tài nguyên rừng rất phong phú. Diện tích có rừng chiếm tỷ lệ lớn 96,1%, tổng trữ lượng 6.178.602 m3 gỗ, trong đó rừng gỗ giàu trữ lượng chiếm 49,7% diện tích rừng gỗ tự nhiên, với 3.985.649 m3, chiếm 64,6% trữ lượng rừng gỗ tự nhiên, ngoài ra còn nhiều lâm sản khác ngoài gỗ có giá trị bảo tồn và giá trị kinh tế khác.
Công ty LN & DV Hương Sơn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình năm là ở tất cả các khu vực đều trên 26 độ, có số giờ nắng lên đến 1.200 giờ. Lượng mưa trong khu vực trung bình
60
vượt quá 1.800mm/năm. Đây là nguồn nhiệt ẩm dồi dào, là điều kiện thuận lợi cho phục hồi và phát triển rừng.
Đất đai trong khu vực chủ yếu là đất Feralit phát triển trên đá phiến thạch sét, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt nặng, tầng đất >80cm, tỷ lệ đá lẫn trong tầng đất <50%, hàm lượng mùn tầng đất mặt >1% rất thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp. Với tiềm năng lớn về đất đai nếu quản lý sử dụng một cách khoa học nó chẳng những đảm bảo nguồn thu nhập kinh tế cao mà còn là yếu tố giải quyết việc làm ổn định cho người dân.
b)Các yếu tố chủ quan
Mối quan hệ giữa Công ty và chính quyền địa phương được xây dựng trên cơ sở luật pháp quy định. Sự phối hợp có thể được thực hiện trong nhiều lĩnh vực như bảo vệ rừng, phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa. Kết quả của sự phối hợp của công ty với chính quyền và cộng đồng địa phương trong thời gian qua đã hạn chế đáng kể các vụ xâm phạm tài nguyên rừng.
Tổng số lao động các xã lân cận trên địa bàn và lực lượng lao động thường xuyên của công ty hiện có 12.609 lao động, trong đó lực lượng lao động các xã lân cận là 12.259 người. Với nguồn lao động dồi dao, đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho công tác khai thác tài nguyên tại công ty.
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu về hàng hoá lâm sản ngày càng cao đã ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản lý rừng. Giá cả các sản phẩm từ rừng như gỗ, củi, dược liệu tăng lên không ngừng đã hướng người dân đến khai thác những tài nguyên này. Cùng với những tác động tiêu cực thì nhu cầu của thị trường với các sản phẩm từ rừng ngày càng cao cũng mở ra triển vọng tăng thu nhập từ nghề rừng. Nếu được hướng dẫn kỹ thuật kinh doanh lâm sản và tạo điều kiện kiện thuận lợi cho thị trường ổn định thì người dân sẽ tích cực hơn trong bảo vệ và phát triển rừng như bảo vệ và phát triển nguồn sống của chính mình. Nhu cầu của thị trường với sản phẩm từ rừng càng cao thì cơ hội tăng thu nhập từ nghề rừng càng lớn và càng có nhiều nguồn lực hơn cho bảo vệ và phát triển rừng.
61
Hệ thống giao thông trên địa bàn có đường Quốc lộ 8A đi qua các xã Sơn kim I, Sơn Tây, Thị Trấn Tây Sơn có tổng chiều dài 41 km. Đường lâm nghiệp và đường dân sinh gần 200 km. Hệ thống đường bộ được rải nhựa đi đến tận UBND các xã, đường cấp phối khép kín các vùng sản xuất, các tiểu khu rừng. Phương tiện giao thông, thông tin liên lạc thuận lợi cho công tác bảo vệ rừng, giao lưu kinh tế nội vùng.