Những khó khăn trong công tác quản lý, khai thác tài nguyê n

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Tài Nguyên Rừng Tại Công Ty Lâm Nghiệp Và Dịch Vụ Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh​ (Trang 70 - 73)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Thực trạng quản lý, khai thác tài nguyên rừngtại công ty

4.3.3.2. Những khó khăn trong công tác quản lý, khai thác tài nguyê n

a)Các yếu tố khách quan

Diện tích đất rừng được giao của công ty giảm so với những năm trước đây, là do UBND tỉnh Hà Tĩnh có Quyết định thu hồi một phần diện tích đất lâm nghiệp để xây dựng thuỷ điện, giao cho các trung tâm, hộ gia đình.

Mùa nắng nóng kéo dài tới từ tháng 4 đến tháng 9, ảnh hưởng của gió Tây Nam (gió Lào) khô, nóng nhiệt độ có khi lên tới 400C, lượng mưa một số tháng trong thời gian này thấp gây ra nạn hạn hán, ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp, nhất là gây khó khăn cho việc bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng. Về mùa Đông, thời tiết thay đổi thất thường, có khi mưa rét đậm kéo dài và xuất hiện hiện tượng sương muối; có khi mưa lớn xảy ra bão, lũ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn cũng như việc khai thác gỗ rừng tự nhiên và vận chuyển gỗ về kho của công ty. Trong thời gian này do điều kiện thời tiết phù hợp nên hiện tượng khai thác lâm sản trái phép rất dễ xảy ra.

Vì sự phân hoá của thời tiết giữa các mùa trong năm mà sản xuất hoàn toàn mang tính thời vụ. Mỗi năm sản xuất nông nghiệp bị gián đoạn đến 3-4 tháng, thiếu việc làm nên trong thời kỳ này người dân thường vào rừng để khai thác lâm sản, tạo áp lực đến tài nguyên rừng.

Với địa hình chia cắt mạnh, hệ thống sông suối dày, đan xen gây khó khăn cho công tác tuần tra, bảo vệ rừng. Mặt khác, mùa mưa nước các con sông, suối

62

trong vùng chảy mạnh, xiết, thường xảy ra lũ quét cục bộ làm hư hại các công trình như: đường xá, cầu cống và tài sản của công ty và nhân dân trong vùng.

b)Các yếu tố chủ quan

Một số hộ dân địa phương sống gần rừng, trình độ dân trí thấp, nhận thức về rừng còn nhiều hạn chế, đất đai sản xuất nông lâm nghiệp tính bình quân đầu người là rất thấp, cuô ̣c sống hàng ngày cơ bản phu ̣ thuô ̣c vào lâm sản từ rừ ng, do đó việc khai thác, vận chuyển gỗ trái phép vẫn còn xẩy ra, với quy mô nhỏ, lẻ nhưng rất tinh vi, khó ngăn chă ̣n. Phần lớn người dân còn nhận thức rừng là kho tài nguyên vô hạn, rừng tồn tại là để phục vụ con người nên khai thác rừng trong khi không cần bảo tồn và phát triển nó. Trong quá trình khai thác nhiều người chỉ chú ý đến giá trị gỗ mà không tính đến lâm sản ngoài gỗ, không biết kết hợp để đem lại hiệu quả cao nhất. Không chỉ người dân mà ngay cả nhiều cán bộ quản lý cũng còn hiểu rất ít về những giá trị đa dạng của rừng, đặc biệt là những giá trị gián tiếp của nó. Vì vậy, người ta thường chỉ khai thác một vài giá trị trực tiếp của rừng mà giá trị gián tiếp của rừng bị bỏ qua. Nhận thức chưa đầy đủ thực sự là một trong những nguyên nhân làm giảm nguồn lực cho bảo vệ và phát triển rừng, làm giảm hiệu quả quản lý tài nguyên ở Công ty LN & DV Hương Sơn.

Quyền lợi và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ và phát triển rừng được pháp luật quy định rõ ràng, tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật vẫn diễn ra thường xuyên, một trong những nguyên nhân chính là thi hành luật chưa nghiêm, chưa quyết liệt của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương. Việc xử lý các vụ vi phạm còn nhẹ, chủ yếu là xử phạt hành chính, “ngại” hình sự, chưa trừng trị thích đáng kẻ chủ mưu tổ chức và xúi giục người khác vi phạm nên chưa có tác dụng răn đe, giáo dục, dẫn tới một số đối khai thác gỗ, săn bắt động vật rừng… trái phép có biểu hiện coi thường pháp luật, chống người thi hành công vụ với mức độ phổ biến hơn.

63

Nhu cầu về lâm sản để xây dựng của ngườ i dân, sự chia sẻ lợi ích từ rừng và đất rừng giữa chủ rừng và cộng đồng người dân địa phương vẫn còn mâu thuẫn. Lợi ích kinh tế từ rừng mà người lao động cũng như cộng đồng địa phương trên địa bàn được hưởng chưa tương xứng với công lao động và sự đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng;

Diện tích rừng đưa vào khai thác là rừng giàu trữ lượng, thuộc đối tượng rừng sản xuất. Trong khai thác thực hiện đầy đủ các nội dung quy định theo Quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác được ban hành ta ̣i Quyết định

số 40/2005/QĐ-BNN-LN ngày 07/7/2005 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT và

Thông tư 87/2009/TT-BNNPTNT ngày 31/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Hướng dẫn thiết kế khai thác chọn rừng gỗ tự nhiên[12]; Tuy vậy diê ̣n tích rừng giàu có thể khai thác phân bố ở những nơi cao, xa, điều kiện địa hình khó khăn, công tác khai thác vâ ̣n xuất, vận chuyển gă ̣p nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hiê ̣u quả kinh doanh;

Công ty có Đội điều tra thiết kế theo dõi đánh giá thống kê diễn biến tài nguyên rừng, tuy nhiên chỉ thực hiện 5 năm 1 lần nên chưa nắm bắt kịp thời tình hình chất lượng tài nguyên rừng;

Do áp du ̣ng phương thức khai thác cho ̣n nên tổ thành các loài cây gỗ có giá tri ̣ kinh tế cao ngày càng giảm sút, gây khó khăn cho luân kỳ sau; sinh ra mâu thuẫn là rừng tuy có trữ lượng cao nhưng không tổ chức khai thác được bở i vì đối với các loài cây có giá tri ̣ thương phẩm thấp khi khai thác vâ ̣n chuyển ra thành phẩm sẽ có giá thành cao hơn nhiều lần giá bán;

Công ty có một lực lượng lao động dồi dào, cán bộ đại học và trên đại học chiếm tỷ lê ̣ 19,1%, tuy nhiên có ha ̣n chế là lực lượng lao đô ̣ng phổ thông chưa đươ ̣c đào ta ̣o chuyên môn nghiệp vụ còn khá lớn, chiểm tỷ lệ 68,3%;

Việc quản lý rừng từ trước đến nay chỉ coi trọng lợi ích kinh tế, mà còn xem nhẹ mục tiêu xã hội và bảo vệ môi trường, thể hiện ở chỗ khi xây dựng

64

phương án quản lý rừng, các tác động xã hội và môi trường đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chưa được đánh giá cẩn thận, vậy nên cũng chưa đưa ra được biện pháp quản lý rừng khả thi nhất.

Từ những tồn tại trên đã dẫn đến vai trò phòng hộ môi trường của rừng bị giảm sút, đời sống của người lao động chưa cao, kinh tế xã hội ở địa phương phát triển chậm chưa theo kịp với nền kinh tế của thị trường và khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Tài Nguyên Rừng Tại Công Ty Lâm Nghiệp Và Dịch Vụ Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh​ (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)