Lịch sử hình thành công ty Lâm Nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Tài Nguyên Rừng Tại Công Ty Lâm Nghiệp Và Dịch Vụ Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh​ (Trang 30 - 33)

Chương 3 : ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Lịch sử hình thành công ty Lâm Nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn

Lâm trường Hương Sơn là đơn vị Quốc doanh được thành lập tháng 3 năm 1955, ngày 15/5/1993 Bộ Lâm nghiệp quyết định thành lập Doanh nghiệp Nhà nước, theo tinh thần Nghị định 388/CP của Chính phủ. Ngày 09/5/1998 UBND tỉnh Hà Tĩnh, Quyết định đổi tên doanh nghiệp, từ Lâm trường Hương Sơn, thành Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ (LN & DV) Hương Sơn. Biên chế, lao động hiện tại của Công ty có 350 người trong đó: Cán bộ đại học và trên đại học là 67 người, cán bộ trung học và cao đẳng 44 người, công nhân kỹ thuật 96 người, lực lượng lao động phổ thông 143 người. Nhìn chung đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty có năng lực và nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh lâm nghiệp.

3.1.1. Mô hình tổ chức của Công ty

a) Lãnh đạo

Công ty LN & DV Hương Sơn có bộ máy quản lý gồm 1 Giám đốc, 1 Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc.

b) Các phòng tham mưu giúp việc

- Phòng tổ chức hành chính: Biên chế 13 người, 1 Trưởng phòng, 1 Phó phòng và 11 chuyên viên, nhân viên nghiệp vụ. Chức năng nghiệp vụ: Tham mưu cho ban Giám đốc Công ty về các phương án tổ chức sản xuất, tổ chức cán bộ, nhân sự và lao động. Quản lý hồ sơ văn thư lưu trữ, hành chính quản trị, đối nội và đối ngoại.

- Phòng Kinh tế - Tài chính: Biên chế 8 người, 1 Trưởng phòng, 1 Phó phòng, 1 Kế toán trưởng và 5 nhân viên nghiệp vụ: Tham mưu cho ban Giám đốc Công ty về tài chính theo luật định.

- Phòng Kế hoạch - Công nghiệp: Biên chế 10 người, 1 Trưởng phòng, 1 Phó phòng và 8 cán bộ kỹ thuật. Chức năng nhiệm vụ: Tham mưu cho ban

22

Giám đốc Công ty về việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và trực tiếp chỉ đạo của các khâu: Khai thác gỗ, chế biến lâm sản, xây dựng cơ bản và sản xuất lâm nghiệp theo tiến độ hàng tháng, quý, năm, quản lý hồ sơ về rừng và đất đai, theo dõi diến biến tài nguyên rừng trên hồ sơ và thực địa. Lập các phương án, đề án về lâm sinh, đề xuất các giải pháp xây dựng và phát triển vốn rừng.

- Phò ng Lâm nghiê ̣p: Biên chế 5 người, 1 Trưởng phòng, 1 Phó phòng và 3 cán bộ kỹ thuật. Chức năng nhiệm vụ: Tham mưu cho ban Giám đốc Công ty về việc sản xuất lâm nghiệp theo tiến độ hàng tháng, quý, năm, quản lý hồ sơ về rừng và đất đai, theo dõi diến biến tài nguyên rừng trên hồ sơ và thực địa. Lập các phương án, đề án về lâm sinh, đề xuất các giải pháp xây dựng và phát triển vốn rừng.

- Phòng Kỹ thuật: Biên chế 5 người, 1 Trưởng phòng, 1 Phó phòng và 3 cán bộ kỹ thuật. Chức năng nhiệm vụ: Tham mưu cho ban Giám đốc Công ty về công tác kỹ thuật, quản lý hồ sơ về rừng và đất đai, theo dõi diến biến tài nguyên rừng trên hồ sơ và thực địa. Lập các đề án về lâm sinh, đề xuất các giải pháp xây dựng và phát triển vốn rừng.

- Phòng Kinh doanh: Biên chế 16 người, 1 Trưởng phòng, 1 Phó phòng và 14 cán bộ nhân viên kỹ thuật viên. Chức năng nhiệm vụ: Tham mưu cho ban Giám đốc Công ty để ký kết các hợp đồng về xuất nhập khẩu. Trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu của Công ty.

c) Các xí nghiệp và đơn vị thành viên

- Ban quản lý bảo vệ và xây dựng rừng

Công ty có 5 ban quản lý bảo vệ và xây dựng rừng đóng ở 5 phân trường, tổng số cán bộ được biên chế 77 người: 5 Trưởng ban, 5 phó ban và 67 cán bộ nhân viên bảo vệ.

- Đội điều tra thiết kế xây dựng rừng: Biên chế 20 người, 1 đội trưởng, 1 đội phó và 18 công nhân kỹ thuật lành nghề và một số lao động hợp đồng ngắn hạn theo thời vụ để phục vụ sản xuất.

23

Tổ chức hoạt động: Điều tra thiết kế khai thác gỗ rừng tự nhiên, trồng rừng mới, chăm sóc, nuôi dưỡng và làm giàu rừng theo chỉ tiêu hàng năm của Công ty.

- Đội khai thác lâm sản: Gồm 2 đội, biên chế của mỗi đội: 1 đội trưởng, 2 đội phó và 7 công nhân kỹ thuật lành nghề và một số lao động hợp đồng theo thời vụ với yêu cầu của sản xuất. Nhiệm vụ tổ chức các hoạt động: Luỗng phát dây leo trước khi khai thác gỗ rừng tự nhiên theo chỉ tiêu hàng năm của Công ty, vệ sinh rừng sau khai thác.

- Xí nghiệp chế biến lâm sản: Bao gồm ba phân xưởng: Phân xưởng chế biến lâm sản, phân xưởng Mây tre đan, phân xưởng mộc. Biên chế 137 người: 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc, 1 Kế toán, 1 Thủ quỹ, 3 phân xưởng trưởng và 130 lao động lành nghề, ngoài ra còn hợp đồng lao động thời vụ theo yêu cầu của sản xuất.

Tổ chức hoạt động: Hình thức khoán gọn, chế biến theo hợp đồng sản phẩm, trực tiếp với Công ty làm thủ tục tiêu thụ theo hợp đồng kinh tế đã ký với khách hàng. Cùng với Công ty tìm kiếm bạn hàng để tiêu thụ nhanh sản phẩm.

- Đội xây dựng, sản xuất giống cây con

Biên chế 32 người, 1 đội trưởng, 1 đội phó, 1 kế toán và 29 lao động lành nghề hợp đồng dài hạn.

Tổ chức hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ sản xuất cây con phục vụ trồng rừng hàng năm của công ty, đảm bảo giống cây con theo các hợp đồng cho các cơ quan hữu quan đã ký kết với Công ty.

3.1.2. Tổ chức các đơn vị quản lý rừng

- Ban quản lý bảo vê ̣ rừng Hồng Lĩnh: Đóng trên địa bàn xã Sơn Hồng (cách đường Quốc lộ 8A 20 km) làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng 9 tiểu khu: 2, 3, 5, 12, 13, 16, 17, 21, 22.

24

- Ban quản lý bảo vê ̣ rừng Bà Mu ̣: Đóng trên địa bàn xã Sơn Kim 1 (cách đường Quốc lộ 8A 2 km) làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng 5 tiểu khu: 33, 34, 38, 39A, 51.

- Ban quản lý bảo vê ̣ rừng Rào Mắc: Đóng trên địa bàn xã Sơn Kim 1 (cách đường Quốc lộ 8A 6 km) làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng 6 tiểu khu: 36, 37, 44, 45, 46, 50.

- Ban quản lý bảo vê ̣ rừng Nước Sốt: Đóng trên địa bàn xã Sơn Kim 1 (trên đường Quốc lộ 8A) làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng 6 tiểu khu: 49, 56, 60, 61, 67, 68.

- Ban quản lý bảo vê ̣ rừng Rào Àn: Đóng trên địa bàn xã Sơn Kim 2, cửa suối Rào Àn (cách đường Quốc lộ 8A 1km) làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng 8 tiểu khu: 70, 72, 73, 78, 79, 81, 83, 85A.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Tài Nguyên Rừng Tại Công Ty Lâm Nghiệp Và Dịch Vụ Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh​ (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)